Tác hại của việc trám răng thưa. Trám răng là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi giúp khắc phục răng thưa, răng sâu hỏng, răng mẻ,… Nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại thì việc trám răng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết những Tác hại của việc trám răng thưa.
Trám răng thưa là gì?
Trám răng thưa là kỹ thuật khá đơn giản trong nha khoa và được thực hiện nhằm mục đích đóng kín các khoảng răng thưa bằng những vật liệu nha khoa chuyên dụng. Điều này giúp cải thiện thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lý răng miệng.
Với phương pháp này bác sĩ sẽ không cần phải mài răng thật mà chỉ cần làm sạch răng miệng, sau đó sử dụng vật liệu nha khoa đắp vào các răng bị thưa để làm gia tăng kích thước của chúng. Cuối cùng là sử dụng đền chiếu để giúp cho vật liệu đông cứng lại.
Tác hại của việc trám răng thưa
Trám răng thưa không quá khó nhưng nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, vật liệu nha khoa, trang thiết bị của nha khoa không đảm bảo bạn sẽ gặp phải một số tác hại như:
Tăng nguy cơ sâu răng
Sâu răng là bệnh lý nhiều người gặp phải sau khi trám răng. Nguyên nhân là do miếng trám răng không được mài nhẵn, có nhiều vết sần tạo điều kiện cho thức ăn, vi khuẩn mắc kẹt lại. Nếu vệ sinh không kỹ vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển gây nên sâu răng.
Hoặc một số trường hợp răng thưa bị sâu hoặc hỏng tủy mà không được bác sĩ loại bỏ trước khi trám răng, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển gây sâu răng nặng hơn, thậm chí mất răng sớm.
Miếng trám bị bong
Một trong những tác hại khi của việc trám răng do bác sĩ có chuyên môn thấp, vật liệu nha khoa không tốt là sau một thời gian sử dụng miếng trám sẽ bị bong ra.
Lúc này, bạn sẽ mất thêm thời gian và chi phí để trám lại răng. Không những vậy, khi vật liệu trám bong tróc sẽ tạo kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng trở lại.
Răng ê buốt, đau nhức kéo dài
Sau khi trám răng nhiều khách hàng gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài. Nguyên nhân có thể là do bác sĩ chưa vệ sinh răng miệng hoặc chưa điều trị bệnh lý triệt để trước khi trám răng khiến chúng tiếp tục phát triển nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra kỹ thuật trám răng không chuẩn xác, miếng trám bị kênh cộm làm tổn thương răng gây đau nhức.
Bên cạnh đó một số trường hợp sử dụng vật liệu trám răng là kim loại có khả năng truyền nhiệt như Amalgam hay bạc thì khi ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ dẫn đến ê buốt.
Cách phòng tránh tác hại của việc trám răng thưa
Để phòng tránh những tác hại của răng thưa nêu trên bạn hãy lưu ý những vấn đề sau:
Lựa chọn nha khoa uy tín
Khi trám răng thưa hay điều trị các vấn đề răng miệng khác bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những nha khoa uy tín, được khách hàng đánh giá cao. Ngoài ra, nha khoa phải đáp ứng yêu cầu của Bộ y tế về chất lượng cũng như sự an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.
Lựa chọn vật liệu trám răng chất lượng
Vật liệu trám răng có rất nhiều loại khác nhau, bạn nên tìm hiểu kĩ cũng như nghe tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn để lựa chọn được loại vật liệu chất lượng. Hơn nữa, bạn không nên tham rẻ mà lựa chọn những vật liệu kém chất lượng để phải gánh chịu hậu quả tiền mất tật mang.
Duy trì chế độ chăm sóc tốt
Cũng giống như răng thật, các răng đã trám răng cũng cần được vệ sinh răng miệng hằng ngày để đảm bảo không có thức ăn thừa mắc lại trên răng, nướu.
Không nên chải răng quá mạnh vào vị trí răng đã trám vì sẽ làm mài mòn vật liệu trám răng hoặc làm cho chúng bị bong ra.
Thường xuyên tái khám định kỳ
Tái khám đều đặn giúp bạn phát hiện sớm các tác hại của việc trám răng từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời, hợp lý. Sau khi trám răng khoảng một tuần, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra xem các vết trám có bám dính tốt không. Nếu không có vấn đề gì, nên tái khám định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Cân nhắc các biện pháp khắc phục răng thưa tốt hơn
Miếng trám răng dù có màu sắc và độ cứng chắc tương đối cao nhưng miếng trám có tuổi thọ thấp nên sau một thời gian sử dụng bạn có thể phải làm lại. Vậy nên để có thể sử dụng lâu dài cũng như mang lại hiệu quả cao hơn bạn có thể áp dụng biện pháp dán sứ veneer, bọc răng sứ hoặc niềng răng.
Dán sứ Veneer: Veneer là lớp sứ mỏng được gắn lên mặt răng giúp cải thiện màu sắc, hình dạng và vẻ ngoài của răng. Phương pháp này phù hợp để khắc phục trường hợp răng thưa không quá lớn.
Bọc răng sứ: Đây là phương pháp thẩm mỹ cao hơn và có độ bền vượt trội hơn hẳn so với phương pháp trám răng thông thường. Răng sứ được chế tác từ những vật liệu có tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng. Không những vậy, về hình dạng, màu sắc và vẻ đẹp tổng thể của răng cũng hơn hẳn những miếng trám răng.
Niềng răng thẩm mỹ: Đối với những trường hợp răng thưa lớn không thể giải quyết bằng trám răng, bọc răng sứ thì niềng răng là một giải pháp thay thế hoàn hảo. Niềng răng sẽ điều chỉnh răng và khớp cắn về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó mang đến cho bạn một hàm răng đều đặn và hài hòa.
Vậy là Nha khoa và đời sống đã cùng bạn đi tìm hiểu xong về những tác hại của trám răng thưa. Mong rằng với những chia sẻ đó sẽ giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn đề giúp khắc phục răng thưa hiệu quả.