Dắt răng hay giắt răng? Đâu là từ đúng chính tả?

Dắt răng hay giắt răng? Đâu là từ đúng chính tả? Hiện nay có rất nhiều tranh cãi về việc dùng từ ngữ, trong đó có từ dắt răng và giắt răng. Để biết đâu là từ đúng chính tả, các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Dắt răng hay giắt răng?

Hiện nay có rất nhiều người hiểu sai nghĩa của từ nên dẫn đến dùng sai chính tả. Để đánh giá Dắt răng hay giắt răng? đâu là từ đúng chính tả, ta cùng đi làm rõ ý nghĩa của 2 từ “Dắt” và “Giắt”

Dắt có nghĩa là nắm dẫn đi, thường là dùng tay cầm kéo và để đối tượng tự di chuyển theo (Ví dụ: Dắt em đi chơi; Dắt xe đạp; Dắt trâu ra đồng,…)

Giắt có nghĩa là cài vào một khe, một vật buộc chặt bên mình (Ví dụ: giắt dao, giắt tiền vào thắt lưng…)

Do đó giắt răng mới là từ đúng chỉnh tả, bởi giắt răng là tính từ chỉ tình trạng kẽ răng bị mắc kẹt những vật gì đó, phổ biến là mắc thức ăn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giắt răng

Sau khi ăn uống hầu hết ai cũng từng bị giắt răng, vậy thủ phạm khiến răng của bạn thường xuyên bị giắt thức ăn là do đâu?

Do răng thưa: Răng thưa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến giắt răng khi ăn. Do khi răng thưa sẽ tạo ra một khoảng trống giữa 2 răng khiến cho thức ăn dễ bị vướng mắc lại. Những khoảng trống răng thưa càng nhỏ thì khả năng răng bị giắt thức ăn cao hơn.

Răng chen chúc: Khi các răng nằm chen chúc nhau thường tạo ra những khoảng hở. Khi đó thức ăn sẽ thường bị mắc kẹt lại, nhất là khi ăn những đồ dai.

Sâu răng: Sâu răng đặc biệt là sâu kẽ răng sẽ tạo ra các khe thưa, thức ăn có thể mắc kẹt lại bên trong.

Các bệnh về nướu: Nướu bị viêm, sưng, hoặc rút khỏi chân răng chân răng sẽ lộ ra và tạo ra khoảng trống, từ đó thức ăn có thể mắc kẹt vào.

Vấn đề về phục hình răng: Răng giả, cầu răng, hoặc miếng trám hoặc phục hình răng sứ không vừa khít dẫn đến khoảng trống giữa các răng.

Răng khôn: Khi răng khôn mọc không đúng vị trí hoặc mọc lệch, chúng có thể tạo ra các kẽ hở và gây giắt răng.

Thói quen xấu: Sử dụng tăm xỉa răng lâu ngày làm tổn thương nướu và tạo ra khoảng trống giữa các răng. Răng bị vỡ hoặc gãy có thể tạo ra các bề mặt không đều và kẽ hở.

Khi bị giắt răng nên xử lý thế nào?

Trước đây nhiều người thường sử dụng tăm răng để lấy đi hết những thức ăn thừa trong các kẽ răng. Những đấy lại là nguyên nhân gây nên các khe thưa dẫn đến giắt răng. Để loại bỏ những thức ăn giắt ở răng bạn nên xử lý như sau:

Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là vật dụng giúp việc việc lấy đi hết những thức ăn thừa mắc kẹt trong các kẽ răng dễ dàng hơn. Đặc biệt chỉ nha khoa có thiết kế dai, mỏng nên không làm thưa kẽ răng. Đồng thời giúp bảo vệ nướu răng tránh tình trạng chảy máu, đau nhức.

Dùng máy tăm nước

Một trong những thiết bị khác giúp làm sạch kẽ răng khi bị giắt thức ăn chính là máy tăm nước. Với tác dụng cơ học cùng lực phun mạnh, tăm nước dễ dàng len lỏi vào kẽ răng, làm sạch mảng bám mà không gây ra tình trạng chảy máu chân răng.

Dùng bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng cũng là một dụng cụ bạn có thể sử dụng để làm sạch kẽ răng. Bạn nên ưu tiên loại bàn chải có hình chóp để làm sạch kẽ răng một cách tốt nhất.

Cách để ngăn ngừa giắt răng

Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hàng ngày để làm sạch kẽ răng.

Sử dụng bàn chải kẽ răng: Dụng cụ này giúp làm sạch hiệu quả các kẽ răng lớn và hỗ trợ tối đa trong việc vệ sinh răng miệng với những bạn niềng răng.

Đi khám răng định kỳ: Kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề răng miệng.

Chỉnh nha: Nếu có răng thưa hoặc mọc lệch, bạn có thể sử dụng phương pháp chỉnh nha để điều chỉnh vị trí răng. Sau niềng bạn sẽ có một hàm răng đều đẹp sát khít, hạn chế tối đa việc giắt răng khi ăn.

Phục hình răng sứ: Với những bạn có tình trạng răng thưa khiến thức ăn dễ mắc kẹt lại có thể thực hiện bọc sứ hoặc dán sứ veneer. 2 phương pháp này ngoài giúp bạn đóng kín khe thưa tránh giắt răng, vừa nâng cao thẩm mỹ nụ cười.

Điều trị bệnh nướu: Nếu có dấu hiệu của bệnh viêm nướu, hãy điều trị kịp thời để ngăn ngừa tình trạng tụt nướu.

Đảm bảo phục hình răng khít: Kiểm tra và điều chỉnh răng giả, cầu răng hoặc miếng trám để đảm bảo chúng vừa khít.

Nha khoa và đời sống vừa giúp bạn giải đáp xong ý nghĩa của từ giắt răng và dắt răng cũng như Dắt răng hay giắt răng? Đâu là từ đúng chính tả? Hãy theo dõi Nha khoa và đời sống để cập nhật những bài viết mới nhé.

Bình luận của bạn
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám