Tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật là như thế nào? Kỹ thuật hàn/trám răng có thể không còn xa lạ với nhiều bạn, có chi phí không quá cao nhưng lại giúp bạn cải thiện thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn có thể gặp các tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật. Cùng Nha khoa và đời sống theo dõi nội dung trong bài viết này để biết, phòng tránh tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật bạn nhé!
Kỹ thuật trám răng là như thế nào?
Trám răng hay hàn răng là kỹ thuật trong nha khoa được bác sĩ sử dụng các vật liệu trám chuyên dụng để bồi đắp và lấp kín các phần mô răng bị mất. Kỹ thuật này sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc của răng thật nên đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho bạn. Không chỉ vậy, khi chiếc răng được hàn/trám sẽ có thêm lớp bảo vệ răng tốt hơn sau khi điều trị.
Trám răng là kỹ thuật thường được sử dụng trong các trường hợp: răng bị sâu hỏng do vi khuẩn tạo thành, răng bị mòn cổ, răng bị mẻ, vỡ do chấn thương gây kém thẩm mỹ, răng bị thưa,… Tùy vào mỗi tình trạng bác sĩ sẽ thực hiện điều trị đảm bảo thẩm mỹ, chức năng ăn nhai cho răng của bạn.
Các vật liệu trám răng phổ biến
Để kỹ thuật trám răng đạt hiệu quả thì vật liệu trám răng là không thể thiếu. Dưới đây là 3 vật liệu được dùng phổ biến hiện nay trong kỹ thuật hàn/trám răng:
Vật liệu hàn răng – Composite
Composite là một trong các vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến, ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi đây là hỗn hợp của nhựa và các hạt thủy tinh nên có màu sắc tương tự răng tự nhiên, có thể chịu lực tốt giúp khôi phục chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của hàm răng.
Vật liệu hàn răng – Amalgam
Ngoài composite thì amalgam là một vật liệu hàn răng truyền thống, ra đời từ sớm. Vật liệu này là sự kết hợp bởi một số vật liệu khác: bạc, đồng, kẽm, thiếc, thủy ngâm. Đây là vật liệu có giá thành tương đối rẻ, độ bền tố nhưng màu sắc không tương tự màu răng nên hạn chế sử dụng với các trường hợp trám răng yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
Vật liệu hàn răng – Kim loại quý
Hàn/trám răng bằng kim loại quý – vàng là kim loại tiêu biểu nhất thường được sử dụng. Vật liệu này không chỉ có độ bền cao, có thể chịu được lực nhai lớn mà còn không gây tình trạng kích ứng. Tuy nhiên, giá thành của vật liệu trám bằng vàng rất cao và sẽ biến động tùy thuộc vào giá vàng trên thị trường nên bạn cần cân nhắc khi lựa chọn vật liệu này để thực hiện trám răng.
3 tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật
Kỹ thuật trám răng không phải kỹ thuật quá phức tạp nhưng vẫn đòi hỏi, yêu cầu tay nghề của bác sĩ, vật liệu sử dụng có đảm bảo an toàn, chất lượng hay không. Bởi trong trường hợp răng sai kỹ thuật có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt:
Sâu lan sang răng bên cạnh
Khi chiếc răng bị sâu không được làm sạch triệt để mà đã tiến hành trám răng có thể khiến răng bị sâu thêm và lan rộng sang cả những chiếc răng bên cạnh.
Vết trám dễ bị bong tróc trong thời gian ngắn
Tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật, tại cơ sở không đảm bảo chất lượng, vật liệu không đảm bảo yêu cầu có thể làm cho vị trí hàn bị bong tróc sau một thời gian ngắn sử dụng. Khi này, bạn cần thăm khám, kiểm tra để được điều trị lại tránh trường hợp răng bị sâu nặng hơn.
Răng bị đau nhức, ê buốt dai dẳng
Khi hàn răng không đúng kỹ thuật có thể khiến quá trình bạn ăn nhai gặp khó khăn, răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài. Khi bạn cắn hai hàm càng cảm thấy khó chịu hơn, khi này bạn nên đến cơ sở nha khoa gần nhất để kiểm tra răng, tránh tình trạng răng sâu để lâu gây hỏng tủy.
Trám răng tuy là kỹ thuật phổ biến và đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn, tay nghề cùng với vật liệu đảm bảo chất lượng để mang lại kết quả điều trị tốt nhất, tránh gây các tác hại đến sức khỏe, thẩm mỹ, tâm lý của bạn. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến sức khỏe răng miệng hãy bình luận ngay dưới bài viết để được Nha khoa và đời sống giải đáp ngay nhé!