Cách giảm đau răng khôn bị sâu? Đau nhức răng là nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi chúng ảnh hưởng đến ăn nhai và sức khỏe hằng ngày. Vậy để biết cách giảm đau răng khôn bị sâu các bạn cùng Nha khoa và đời sống đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu răng khôn bị sâu
Răng khôn là chiếc răng cuối cùng trên cung hàm nên việc tiếp cận khi vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn dẫn tới răng khôn bị sâu. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết răng khôn bị sâu:
- Trên bề mặt răng khôn xuất hiện những lỗ sâu có kích thước nhỏ hoặc lớn, màu nâu, đen hoặc ố vàng.
- Đau đớn hoặc nhức nhối ở vùng xung quanh răng khôn, mức độ nhạy cảm sẽ tăng lên khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh.
- Nếu răng khôn của bạn bị sâu, việc nhai có thể gây đau đớn hoặc không thoải mái.
- Sâu răng khôn có thể dẫn đến viêm nhiễm nướu, làm sưng và đau do sự tấn công của vi khuẩn tới các mô mềm.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
Nguyên nhân sâu răng khôn
Răng khôn bị sâu là bệnh lý phổ biến, nhưng nguyên nhân do đâu thì ít người biết đến. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn tới răng khôn bị sâu.
Vị trí răng khôn
Răng khôn nằm sâu trong hàm, rất khó để vệ sinh răng miệng hoàn toàn dù bạn vệ sinh răng ngày rất kĩ. Lâu ngày các vụn thức ăn sẽ lắng đọng lại tại khu vực này, vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển,tấn công làm phá hủy men răng. Do vậy tỷ lên răng khôn bị sâu sẽ cao hơn so với các răng còn lại trên cung hàm.
Hướng mọc răng khôn
Răng khôn mọc vào độ tuổi trưởng thành khi các răng, nướu và xương hàm để phát triển ổn định, do vậy răng khôn thường có hiện tượng mọc ngang, mọc lệch, mọc ngầm. Với những trường hợp răng khôn mọc ngang sang các răng bên cạnh mà vẫn phát triển trên nướu sẽ tạo ra những khoảng khe hở khiến thức ăn dễ mắc kẹt và rất khó làm sạch. Từ đó, vi khuẩn phát triển tấn công gây nên sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Vệ sinh răng không không đúng cách
Trường hợp vệ sinh răng miệng không đúng cách, thậm chí là không vệ sinh thường xuyên mảng bám thức ăn sẽ bị khoáng hóa bởi axit trong miệng tạo thành vôi răng. Lâu ngày vi khuẩn sẽ tấn công làm hủy hoại men răng gây sâu răng.
Sâu răng khôn do hình dạng răng: Bề mặt răng khôn lớn, nhiều rãnh nhỏ là cơ hội vệ vi khuẩn tích tụ lại. Hình dáng răng cùng với vị trí và hướng mọc răng là điều kiện thuận lợi tăng nguy cơ sâu răng khôn.
Cách giảm đau răng khôn bị sâu
Đau nhức khó chịu là những biểu hiện khi răng khôn bị đau khiến bạn cảm thấy khó chịu, ăn uống giảm sút. Tuy nhiên, trước khi đi nhổ răng khôn nếu gặp tình trạng đau do răng khôn gây ra bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng ngoài việc bảo vệ răng khôn tránh khỏi bệnh lý sâu răng còn là việc làm vô cùng quan trọng giúp răng miệng luôn khỏe mạnh. Do vậy bạn hãy chú ý vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng hoặc tăm nước để giúp loại bỏ những phần thức ăn thừa ở các vùng răng sâu bên trong, trong đó có răng khôn.
Bạn cũng nên lựa chọn những loại bàn chải đánh răng lông mềm và dùng lực chải nhẹ nhàng tránh làm mài mòn men răng, tổn thương nướu.
Chườm lạnh
Chườm lạnh là cách giúp giảm đau răng khôn bị sâu hiệu quả. Đây là cách làm rất đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà bằng cách:
- Dùng túi chườm hoặc khăn mềm bọc 2 – 3 viên đá.
- Chườm khăn chứa đá lạnh lên khu vực má gần vị trí răng khôn mọc trong khoảng 2 – 5 phút.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, bạn sẽ cảm thấy sự thuyên giảm rõ rệt của cơn đau nhức và sưng do răng khôn gây ra.
Dùng thuốc giảm đau
Có nhiều nhiều bạn hỏi đau răng khôn có uống thuốc giảm đau được không. Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc giảm đau để cảm thấy thoải mái hơn khi bị đau do răng khôn bị sâu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau khi quá mức chịu đựng và không nên lạm dụng thuốc. Trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để không bị quá liều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là một số cách giảm đau răng khôn bị sâu Nha khoa và đời sống muốn gửi đến bạn, giúp bạn thoải mái hơn khi chưa có điều kiện và thời gian để đi nhổ răng khôn bị sâu. Nếu cần tư vấn các thông tin khác, bạn vui lòng để lại dưới bình luận đội ngũ Nha khoa và đời sống sẽ giúp bạn giải đáp.