Trám răng là gì? Trám răng có đau không?

Trám răng là dịch vụ nha khoa mà bạn từng được nghe rất nhiều. Phương pháp này được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về trám răng, trám răng có đau không, quy trình thực hiện ra sao, cần lưu ý gì sau khi hàn răng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Trám răng là gì?

Hàn răng còn được gọi là trám răng, là phương pháp lấp đầy khoảng trống của răng bằng những vật liệu nha khoa chuyên dụng, với mục đích khôi phục lại những chiếc răng đã bị hư hỏng do sâu răng hay răng sứt mẻ, răng bị nứt.

Khi thực hiện bác sĩ sẽ điều chỉnh vết trám sao cho hài hòa với răng thật. Cuối cùng, dùng đèn chiếu vào cho vết trám đông lại cứng chắc và tiệp với màu sắc của răng.

Trường hợp nào có thể trám răng?

  • Răng sâu, mòn cổ răng cần được trám để bảo vệ tủy.
  • Răng sứt mẻ, vỡ
  • Răng thưa
  • Trường hợp thiếu sản men răng.
  • Trường hợp bạn muốn thay miếng trám cũ bằng miếng trám Composite

Tapchi han tram rang

Trám răng (hàn răng) là một giải pháp hoàn thiện giúp phục hồi răng về chức năng ăn nhai lẫn phương diện thẩm mỹ. Ngoài ra, hàn răng phủ một lớp bảo vệ lên bề mặt các răng hàm còn giúp ngăn chặn sự trú ngụ của các vi khuẩn.

Vật liệu dùng để trám hiện rất đa dạng và ngày càng tối ưu hóa cả về khả năng tồn tại lâu dài, màu sắc của vật liệu trám lên răng, giúp cho người bệnh có nhiều sự lựa chọn trong việc khôi phục tình trạng răng. Hiện nay, đa phần tại các trung tâm nha khoa sử dụng vật liệu composite để trám răng bởi composite có màu ngà gần giống với sắc răng tự nhiên.

Trám răng có đau không?

Mặc dù trám răng không đòi hỏi quá cao về kĩ thuật nhưng yêu cầu ở người bác sĩ sự tỉ mỉ, khéo tay khi thực hiện. Chính vì thế, tay nghề bác sĩ được xem là quan trọng khi thực hiện phương pháp này.

Sợ đau nhức là tâm lý chung của nhiều người khi thực hiện bất kì phương pháp làm đẹp hay điều trị răng. Đối với phương pháp khắc phục răng khuyết điểm này, bạn đừng lo lắng việc trám răng có đau không.

Nếu lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bạn sẽ được các bác sĩ hoàn thành nhanh chóng quá trình hàn trám mà không gây bất kì đau nhức nào.

Có thể nói, trám răng là phương pháp thực hiện nhanh, việc đau nhức sẽ không kịp để cảm nhận. Nếu có cảm giác gì khác lạ thì đó chỉ là một tí ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ mất ngay sau đó mà không hề để lại biến chứng gì.

Chăm sóc răng sau khi trám răng

Chỗ trám răng muốn giữ được lâu thì điều quan trọng nhất là bạn phải chăm sóc răng đúng cách sau khi đã thực hiện trám tại nha khoa.

▶ Ăn uống sau khi trám răng

Hai giờ đầu sau khi trám răng, bạn không nên ăn hay uống bất cứ thứ gì để giúp vật liệu trám đạt độ cứng phù hợp và có thời gian thích ứng tốt với răng hơn. Bạn nên tránh ăn các thực phẩm cứng, dai, dính trong vòng ít nhất hai tuần, đặc biệt là nếu bạn trám bạc.

Nếu gặp phải tình trạng ê buốt răng, bạn nên hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, các thức ăn quá chua hoặc quá cay.

▶ Bảo vệ chỗ trám răng

Bạn nên tránh cắn quá mạnh hay nghiến răng vì sẽ tạo áp lực lên răng, khiến chỗ trám dễ bị bong tróc. Bạn có thể chuyển sang nhai ở bên còn lại để chỗ trám có thêm thời gian để phục hồi.

Để bảo vệ chỗ trám cũng như toàn bộ răng, bạn không nên cắn móng tay hoặc dùng răng để mở nắp hộp hay xé bọc thực phẩm.

▶ Vệ sinh chỗ trám răng

Bạn cần chải răng bằng bàn chải lông mềm với lực vừa phải để tránh gây mòn hay làm lệch vật liệu trám. Sau khi ăn, đặc biệt là thức ăn nhiều đường thì bạn nên súc miệng ngay, nếu không có sẵn nước súc miệng thì bạn có thể uống nhiều nước và súc miệng với nước.

Bạn nên đến kiểm tra lại chỗ trám sau mỗi 6 tháng để xem chỗ trám còn chắc không và thăm dò sức khỏe răng miệng tổng quát.

Quy trình trám răng như thế nào?

Quy trình trám răng thường chỉ cần một buổi hẹn với nha sĩ là có thể hoàn thành.

• Thăm khám và tư vấn: Trước tiên, nha sĩ sẽ kiểm tra chỗ răng cần trám, xác định kích thước và tư vấn cho bạn về một số loại vật liệu nên sử dụng cho chỗ trám.

• Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám: Nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng. Trong trường hợp răng sâu, chỗ sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời loại bỏ vụn thức ăn hay cao răng.

• Tiến hành trám răng: Nha sĩ sẽ đổ vật liệu trám vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị sâu đã được làm sạch. Ban đầu, vật liệu trám ở dạng lỏng, sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp.

• Chỉnh sửa lại chỗ trám: Nha sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám và loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa. Cuối cùng, bề mặt trám sẽ được làm nhẵn lại và đánh bóng để răng không bị cộm khó chịu.

Một quy trình trám răng trực tiếp thông thường sẽ khoảng 20 –30 phút và thay đổi tùy theo tình trạng răng và vật liệu trám

 

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám