Nhổ răng khôn có phải xét nghiệm máu không?

Khi tiến hành thăm khám và quyết định nhổ răng khôn bác sĩ thông báo bạn cần phải xét nghiệm máu? Vậy khi nào cần xét nghiệm máu, việc này có thực sự cần thiết?

Tapchi chuom lanh khi moc rang khon

1. Răng khôn là răng nào?

“Răng khôn (còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng của hàm. Độ tuổi mọc răng khôn thông thường mọc ở tuổi trưởng thành từ 17-25 tuổi. Tuy nhiên có trường hợp phải nhổ răng khôn mọc lệch để bảo vệ sức khỏe răng miệng và sự an toàn của những chiếc răng lân cận

Trên thực tế, chúng ta có thể có tới 32 cái răng vì thêm 4 răng khôn, 2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới, chúng mọc sau 28 chiếc răng

Mỗi người có thể có 1, 2 hoặc cả 4 chiếc răng khôn. Thời gian mọc răng khôn có kể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm mới mọc hết. Tên là khôn,nhưng đa số những người từng mọc răng khôn đều cho rằng chúng chẳng hề… khôn chút nào.

2. Nhổ răng khôn có phải xét nghiệm máu không?

Xét nghiệm máu nhổ răng khôn là việc rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì nhổ răng khôn sẽ phải rạch lợi và khâu lại, nếu bạn bị rối loạn đông máu thì việc cầm máu sau khi nhổ răng sẽ rất khó khăn. Vì thế, nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu để xác định xem những chỉ số quan trọng như yếu tố đông máu, chỉ số đường huyết, số lượng tế bào máu,… có đủ điều kiện để tiến hành nhổ răng không và tránh được tình trạng chảy máu kéo dài, viêm nhiễm nghiêm trọng sau khi nhổ răng.

Những trường hợp nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu:

  • Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch lạc khó nhổ.
  • Người có tiền sử về các bệnh lý về máu, bệnh thần kinh, tim mạch, tiểu đường, hen, suyễn, giang mai, ung thư,…
  • Người có các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV,… cần phải làm xét nghiệm máu và thông báo cho bác sĩ phẫu thuật trước khi thực hiện nhổ răng để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phải xét nghiệm máu nhổ răng khôn. Với những trường hợp răng khôn mọc thẳng, răng đã mọc hết, không còn nằm sâu dưới lợi, sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh lý mãn tính thì có thể không phải làm xét nghiệm máu trước khi nhổ răng khôn.

Để biết chính xác trường hợp của mình nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu hay không, bạn nên thăm khám và trao đổi cụ thể với bác sĩ điều trị.

Với những người có bệnh lý mãn tính, cần phải thận trọng trước khi nhổ răng khôn, không được chủ quan bỏ qua việc xét nghiệm máu nhổ răng khôn để tránh được những hậu quả nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mình.

Nhổ răng khôn xong nên làm gì?

Sau khi nhổ răng không việc làm đầu tiên là các bạn cần giữ chặt miếng bông trong thời gian từ 30 – 60 phút tại vị trí răng vừa nhổ.

Việc làm này giúp máu ngưng chảy và quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Sau đó, khi về nhà các bạn cần chú ý những điểm dưới đây

+ Chườm đá lạnh

Sưng má là tình trạng xuất hiện đối với các bệnh nhân nhổ răng khôn. Tùy vào mỗi người mà tình trạng này xảy ra ít hay nhiều.

Việc này có thể giải quyết bằng cách, bạn sử dụng túi đá lạnh để chườm lặp đi lặp lại liên tục mỗi lần trong thời gian khoảng 10 – 15 phút để tình trạng này thuyên giảm dần.

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Một số lưu ý các bạn cần chú ý đó là không mút, không tạo ra tiếng động trong khoang miệng và không súc miệng bằng nước muối hoặc bất kỳ loại nước súc miệng nào khác. Không ăn, nhai bên phía hàm nhổ răng, và không đưa lưỡi hay bất kỳ vật nào vị trí răng vừa nhổ.

Ngoài những lưu ý trên bạn có thể vệ sinh răng miệng bình thường tuy nhiên chú ý không làm tác động đến ổ nhổ răng.

+ Uống thuốc giảm sưng

Sau khi hết thuốc tê cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện do đó sau khi nhổ răng bạn nên mua thuốc uống theo đơn của các nha sĩ càng sớm càng tốt để nhanh chóng chữa trị giảm sưng.

Toa thuốc thường sẽ bao gồm thuốc kháng sinh và giảm đau. Duy trì uống thuốc giảm đau trong thời gian từ 4 – 5 ngày tình trạng vết thương sẽ nhanh chóng hồi phục

 

 

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám