Phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi và nhiệt miệng có những biểu hiện tương đối giống nhau.Vậy làm thế nào để phân biệt 2 bệnh này để phát hiện sớm và xử trí kịp thời? Theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng còn được gọi là loét áp tơ (aphthous),tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, vết loét miệng có thể xuất hiện trên lưỡi, môi, thành má, thậm chí là nướu.

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét gây đau đớn trong miệng. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Nhiệt miệng thường kéo dài 1 – 2 tuần hoặc hơn gây đau xót, khó chịu. Nhiều cơ địa nhạy cảm bị nhiệt miệng tái phát thường xuyên làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Trong những trường hợp ổ loét nhỏ, ít đau ít ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống, đôi khi cũng không cần điều trị gì và thường tự khỏi trong vòng 1 tuần. Một số  trường hợp cần dùng thuốc và bổ sung vitamin, kẽm và các chất dinh dưỡng, theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá đồ ăn cay nóng bệnh có thể khỏi sau khoảng 10 ngày.

Nếu thấy xuất hiện ổ loét miệng, kéo dài hơn 2 đến 3 tuần không lành, trong những trường hợp này đôi khi cần phải sinh thiết ổ loét để xác định có ung thư miệng hay không.

Nổi hạch có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư, nhưng nó cũng là triệu chứng báo hiệu cơ thể đang bị viêm nhiễm. Nếu bạn bị nhiệt miệng nổi hạch góc hàm, nhiệt miệng nổi hạch cổ. Đây có thể là biểu hiện bạn bị nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng, cần phải dùng kháng sinh. Hoặc có thể là biểu hiện của ung thư lưỡi. Dù sao, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị.

Bệnh ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là bệnh lý ác tính, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.Tổn thương ban đầu có thể là một vết loét ở lưỡi, rất dễ nhầm với nhiệt miệng. Sau đó ung thư sẽ lan rộng và di căn tới các cơ quan trong có thể

Điểm giống nhau giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng

  • Trên lưỡi bệnh nhân thấy xuất hiện các mảng đốm màu đỏ hoặc màu trắng.
  • Các đốm này sẽ lan rộng, lở loét, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, sinh hoạt.

Các bác sĩ ung bướu cho biết, khi bị ung thư lưỡi, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng:

  • Cảm giác tê lưỡi, lở loét ở lưỡi
  • Sụt giảm cân nhanh chóng, mệt mỏi toàn thân
  • Chán ăn, lưỡi bị chảy máu
  • Có u ở vùng lưỡi
  • Đau: Cảm giác này tăng lên khi nói, nhai nuốt thức ăn và đôi khi đau lan lên tai.
  • Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt.
  • Các vết loét ở lưỡi sẽ kéo dài, lâu khỏi, ngoài ra có thể lưỡi còn bị u cứng ở những vị trí nhất định

Người bệnh không nên chủ quan vì những triệu chứng trông có vẻ giống các triệu chứng về đường miệng thông thường mà nên cảnh giác và cẩn thận với các triệu chứng đó.

Ung thư lưỡi thường được phát hiện muộn, một phần nguyên nhân do bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Tuy nhiên, nếu hiểu và phát hiện ung thư lưỡi càng sớm càng làm tăng khả năng chữa trị bệnh.

Tapchi ung thu luoi va nhiet mieng
Dấu hiệu khác biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư lưỡi, tuy nhiên việc chỉ định phương pháp cụ thể cho bệnh nhân phụ thuộc vào bệnh trạng cụ thể của từng người bệnh như số lượng, kích thước, vị trí khối u, tình trạng sức khỏe chung của người bệnh…

Tuy nhiên, 90% bệnh nhân ung thư lưỡi được phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u).

Phòng ngừa ung thư lưỡi và các bệnh lý răng miệng

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Dùng bàn chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách vệ sinh răng miệng.  Miệng không khỏe mạnh làm giảm hệ thống miễn dịch và ức chế khả năng của cơ thể để chống lại bệnh ung thư tiềm năng.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều đậu, hoa quả, rau họ cải (như cải bắp, bông cải xanh), các loại rau lá xanh đậm, hạt lanh, tỏi, nho, trà xanh, đậu nành và cà chua , thay các món chiên và nướng bằng các món luộc hoặc hấp. Sử dụng các loại gia vị lành mạnh như tỏi, gừng và bột cà ri để thêm hương vị.
  • Từ bỏ thói quen gây hại:  Bỏ thuốc lá cũng làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư, thậm chí sau nhiều năm sử dụng. Cách phòng ngừa ung thư này cũng đúng đối với những ai nghiện uống rượu.
  • Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục để kiểm soát cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng cũng như phòng tránh ung thư
  • Khám nha khoa thường xuyên: Khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần kết hợp với các phương pháp sàng lọc cho phép bạn phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư sớm. Đặc biệt là khi thấy có các dấu hiệu bất thường như: xuất hiện vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi, có thể hơi đau hoặc không đau.

 

 

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám