Sưng nướu răng hàm dưới là tình trạng gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng, quá trình ăn nhai cũng như sự bất tiện, khó chịu cho bạn nào gặp phải. Vậy có những dấu hiệu nào nhận biết bị sưng nướu răng hàm dưới? Tình trạng này có nguy hiểm không và làm sao để có thể khắc phục. Hãy cùng Nha khoa và đời sống tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!
Dấu hiệu sưng nướu răng hàm dưới
Sưng nướu răng hàm dưới bạn có thể dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu đó là:
- Lợi/nướu bị sưng đỏ hồng hoặc đỏ đậm và khi bạn dùng tay ấn nhẹ thì có cảm giác đau và mềm, không chắc khỏe như nướu khỏe mạnh.
- Khi bị sưng nướu răng hàm dưới bạn có thể thấy nướu dễ bị chảy máu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hay kể cả khi không có tác động nào.
- Một dấu hiệu sưng nướu răng hàm dưới bạn có thể nhận biết chính là hơi thở có mùi khó chịu do các vi khuẩn gây ra.
- Ngoài ra, một số trường hợp khi bị sưng nướu răng hàm dưới còn xuất hiện tình trạng bị tụt lợi.
Đây là các dấu hiệu điển hình và dễ dàng nhận biết khi bạn bị sưng nướu răng hàm dưới. Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu trên thì bạn nên thăm khám sớm để bác sĩ kiểm tra, đưa ra phương án điều trị phù hợp với bạn, tránh ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân của bạn.
Nguyên nhân gây sưng nướu răng hàm dưới
Tình trạng bị sưng nướu răng hàm dưới có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: viêm lợi/nướu răng, viêm nha chu, răng khôn mọc hay tình trạng bị thiếu chất.
Sưng nướu răng hàm dưới do viêm lợi
Nguyên nhân khiến bạn bị sưng nướu răng hàm dưới thường gặp nhất chính là do bị viêm lợi/nướu. Viêm lợi là một bệnh lý khá phổ biến và do quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến vụn thức ăn đọng lại hình thành cao răng, mảng bám, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển gây sưng viêm lợi. Về lâu dài, nếu tình trạng viêm lợi không được khắc phục có thể gây viêm nha chu khiến lợi sưng đỏ, đau nhức.
Sưng nướu răng hàm dưới do răng khôn mọc
Răng khôn là răng hàm lớn và mọc cuối cùng trên cung hàm nên thường thiếu chỗ nên dễ mọc lệch, bị lợi trùm. Khi răng khôn mọc lệch, lợi trùm kèm theo cảm giác sưng đau, khiến bạn cảm thấy khó chịu, ăn nhai không ngon miệng. Không chỉ vậy, răng khôn mọc ở trong cùng nên rất khó vệ sinh răng sạch và dẫn đến tình trạng sưng, viêm nướu răng.
Sưng nướu răng hàm dưới do thiếu chất
Cơ thể mỗi người cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, răng miệng cũng vậy. Khi bạn bị thiếu các vitamin thiết yếu: vitamin B, vitamin C hay vitamin E thì có thể khiến nướu răng bị sưng đỏ, dễ xuất hiện vết bầm tím. Ngoài ra, khi bị thiếu chất dinh dưỡng còn khiến sức khỏe của bạn bị suy giảm. Vậy nên, hãy có chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe tốt nhất bạn nhé!
Sưng nướu răng hàm dưới có nguy hiểm không?
Sưng nướu răng hàm dưới liệu có nguy hiểm hay không? Đây là câu hỏi của nhiều bạn khi gặp tình trạng sưng nướu răng. Vậy thực tế, sưng nướu răng có nguy hiểm?
Tình trạng lợi/nướu bị sưng khá thường gặp và có thể điều trị triệt để khi có các dấu hiệu như chia sẻ ở trên thì gần như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm lợi không được khắc phục sớm, triệu để có thể gây ra các biến chứng nặng hơn: viêm nha chu, gây sưng viêm có mủ, áp xe, lung lay răng và nặng hơn có thể gây mất răng.
Sưng nướu răng hàm dưới có thể gây hôi miệng nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý của bạn, khiến quá trình giao tiếp, nói chuyện gặp cản trở gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống. Vậy nên, khi có dấu hiệu sưng nướu răng hàm dưới bạn nên thăm khám và điều trị triệt để, tráng các hậu quả xấu đến sức khỏe của bạn.
Cách khắc phục tình trạng sưng nướu răng hàm dưới
Sưng nướu răng hàm dưới tuy không phải tình trạng hiếm gặp và có thể khắc phục một cách triệt để. Dưới đây là một số cách khắc phục sưng nướu răng hàm dưới bạn có thể tham khảo và thực hiện tại nhà.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày và có thể sử dụng thêm máy tăm nước, chỉ tơ nha khoa để loại bỏ tối đa cặn thức ăn thừa, mảng bám, tránh vi khuẩn phát triển.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối từ 2-3 lần/ngày và sau khi ăn để lấy đi các vi khuẩn, mảng bám, giúp làm sạch lưỡi cũng như kháng khuẩn, tăng độ kiềm trong miệng, giảm tình trạng sưng, viêm lợi/nướu.
- Thăm khám, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ giúp bạn loại bỏ cao răng, mảng bám, đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn tốt.
- Có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các phương pháp dân gian để làm giảm tình trạng viêm lợi: súc miệng bằng nước gừng tươi cắt lát mỏng hay sử dụng nước cốt chanh với muối, tỏi với muối,… để làm sạch miệng, diệt khuẩn và giúp hơi thở thơm tho hơn. Tuy nhiên các phương pháp này đều giảm sưng nướu ở tình trạng nhẹ nên nếu bạn đã thực hiện các cách giảm sưng nướu nhưng không đỡ thì bạn cần thăm khám trực tiếp để bác sĩ kiểm tra, có giải pháp điều trị triệt để cho bạn sớm nhất nhé!
Hy vọng, với những thông tin mà Nha khoa và đời sống chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về tình trạng sưng nướu răng hàm dưới cũng như cách nhận biết, khắc phục. Hãy bình luận, chia sẻ băn khoăn của bạn tại bình luận để Nha khoa và đời sống giải đáp ngay bạn nhé!