Lấy tủy răng có chích thuốc tê không? 3 lưu ý cho bạn

Sâu răng, viêm tủy răng là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh phải điều trị tủy. Đây là dịch vụ nha khoa khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khi nào cần điều trị tủy – lấy tủy răng. Nha khoa và đời sống mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật tất cả thông tin cơ bản nhất về tủy răng, lấy tủy răng là gì, lấy tủy răng có chích thuốc tê không, cần đến nha khoa mấy lần.

Lấy tủy răng có chích thuốc tê
Lấy tủy răng có chích thuốc tê không?

Vài nét về tủy răng

Tủy răng là một loại mô mềm bao gồm những mạch máu và các dây thần kinh nằm bên trong thân răng, được bao bọc và bảo vệ bởi lớp ngà răng và men răng bên ngoài.Tủy răng có chức năng đưa chất dinh dưỡng đi giúp răng phát triển và dẫn truyền cảm giác cho răng.

Tủy răng là cơ quan quan trọng không thua kém ngà răng và men răng. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị tổn thương do vậy bạn cần đặc biệt chú ý trong chăm sóc, bảo vệ.

Khi răng bị nứt, vỡ lớn, ê buốt, sưng tấy xuất hiện mủ xung quanh chân răng hay các răng sâu đau nhức âm ỷ hoặc cơn đau buốt lên đầu, bạn không nên chủ quan mà hãy tới nha khoa thăm khám sớm để bác sĩ thăm khám sớm, tránh tổn thương nhiều, gây lộ tủy, viêm tủy. Khi tủy răng có dấu hiệu bệnh lý, bị viêm tủy răng việc điều trị kịp thời là điều cần thiết để bảo tồn răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Lấy tủy răng là gì?

Lấy tủy răng hay chữa tủy răng còn được gọi là điều trị nội nha, đây là phương pháp loại bỏ phần tủy răng đã bị viêm, hoại tử và bị chết ra khỏi răng để ngăn chặn mầm mống gây bệnh lây lan sang các vùng răng xung quanh.Tiếp đó, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch ống tủy và thực hiện lấp đầy khoảng trống của phần tủy đã được lấy ra bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Mục đích của việc điều trị tủy là chấm dứt mọi đau nhức, khó chịu, loại bỏ tổ chức viêm nhiễm, ngăn ngừa vi nhiễm lan rộng, đồng thời bảo tồn được chiếc răng gốc.

Lấy tủy răng là gì
Lấy tủy răng – loại bỏ viêm nhiễm

Khi nào cần lấy tủy răng

Những trường hợp được chỉ định chữa tủy răng

  • Răng sâu nặng ăn vào tủy gây viêm tủy hoặc hoại tử tủy
  • Tủy răng bị hoại tử do chấn thương, va đập mạnh.
  • Răng bị sâu
  • Gãy vỡ răng gây hở tủy, vi khuẩn xâm nhập tới buồng tủy, gây viêm nhiễm tủy
  • Miếng trám bị hở hoặc răng bị mẻ khiến tủy răng lộ ra gây viêm nhiễm, hoại tử.
  • Bị áp xe chân răng, viêm cuống răng, nhiễm trùng quanh chóp
  • Các trường hợp cần thiết do yêu cầu phục hình răng
Răng khỏe mạnh - răng viêm tủy
Răng khỏe mạnh – răng viêm tủy

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không?

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không là băn khoăn của nhiều người. Câu trả lời là có. Theo quy trình điều trị, sau khi thăm khám chụp X-quang xác định khách hàng cần chữa tủy răng bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang lấy cao răng, làm sạch khoang miệng và tiến hành chích thuốc tê. Kỹ thuật gây tê được thực hiện nhằm vô cảm vùng răng cần chữa tủy để bạn không cảm thấy bất kì khó chịu nào trong quá trình.

Khi thao tác bác sĩ sẽ cần mở 1 đường nhỏ trên răng để tiếp cận với mô tủy bên trong nên việc chích thuốc tê là điều cần thiết. Hơn nữa, với sự phát triển của nha khoa hiện đại, việc điều trị tủy răng được thực hiện bởi nha sĩ có chuyên môn cùng sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại sẽ diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng hơn trước đây rất nhiều. Bởi vậy bạn không cần quá lo lắng đâu nhé, việc cần làm là chọn cơ sở nha khoa uy tín cho mình, giữ tâm lý thoải mái.

Thông thường, thuốc tê sẽ hết tác dụng sau 2 giờ, lúc này bạn có thể bạn sẽ hơi e ê nhức một chút nhưng vẫn nằm trong ngưỡng chịu được. Nếu bạn thấy khó chịu thì đơn thuốc giảm đau của bác sĩ kê cho bạn sẽ giúp mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Chích thuốc tê chỉ được thực hiện trong trường hợp khách hàng không dị ứng với thành phần thuốc gây tê. Nếu có tiền sử dị ứng, bạn nên thông báo với bác sĩ để bác sĩ đưa ra phương pháp thay thế phù hợp. Ngoài ra, trong 1 số trường hợp tủy răng đã hoại tử hoàn toàn, bác sĩ sẽ thực hiện quy trình lấy tủy răng bình thường nhưng không cần sử dụng thuốc tê.

Quy trình lấy tủy như thế nào?

Quy trình lấy tuỷ răng chuẩn của bộ y tế gồm 4 bước theo quy định sau đây:

Bước 1: Bác sĩ thăm khám và chụp X- quang

Bác sĩ sẽ thăm khám kiểm tra, chụp phim X – Quang để xác định răng cần điều trị tủy, mức độ viêm tủy. Theo đó bác sĩ xác định cấu trúc răng. độ sâu của tủ, từ đó sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể và tư vấn chi tiết cho người bệnh.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê

Để quá trình hỗ trợ điều trị tủy diễn ra an toàn, tránh lây nhiễm chéo, bác sĩ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân bằng dung dịch chuyên dụng, lấy cao răng…

Thao tác tiêm thuốc tê vào vùng răng cần điều trị tủy sẽ giúp nha sĩ kiểm soát và để hạn chế tối đa cảm giác đau nhức trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Tiến hành mở tủy – lấy tủy răng

Khi thuốc tê phát huy tác dụng thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng. Bác sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy, sau đó lấy sạch dịch tủy viêm hoặc phần tủy bị hoại tử ( đã chết) ra bên ngoài.

Bước 4: Phục hình sau khi chữa tủy

Sau khi tủy đã được diệt sạch thì bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình ống tủy và trám bít bằng vật liệu chuyên dụng.

Với những chiếc răng sau khi chữa tủy tức tủy răng không còn cảm giác với bất kì tác nhân nóng, lạnh nào, chúng thường giòn và dễ gãy vỡ, do vậy việc bọc răng sứ sau chữa tủy là lựa chọn tốt giúp bạn duy trì tuổi thọ của răng được lâu hơn trên cung hàm.

Chữa tủy răng đến nha khoa mấy lần?

Lấy tuỷ răng bạn sẽ cần đến nha khoa bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào số lượng răng cũng như mức độ phức tạp của răng cần điều trị. Ví dụ với các răng hàm cấu trúc tủy phức tạp, nhiều ống tủy hơn thời gian sẽ lâu hơn răng tiền hàm, răng cửa.

Thông thường với các răng chỉ có 1 ống tủy bạn chỉ cần tới nha khoa 1 lần duy nhất, thời gian lấy tủy dao động từ 30 phút đến 45 phút

 Với các răng có nhiều ống tủy, viêm nhiễm nặng bạn sẽ cần tới nha khoa 3 -4 lần, thời gian cũng có sự linh động từ 30 phút – 60 phút hoặc hơn để hoàn thành việc chữa tủy hiệu quả nhất.

Sau điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tổng thể tình trạng răng của bạn và dặn dò cách chăm sóc tại nhà. Bạn cần tuân thủ hướng dẫn về chế độ chăm sóc răng sau khi lấy tủy theo hướng dẫn của nha sĩ như sau:

  • Tránh đồ ăn cứng, tránh dùng lực ăn nhai quá mạnh ở răng mới chữa tủy
  • Tránh đồ ăn thức uống quá nóng, quá lạnh
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm quá nhiều đường, tinh bột
  • Bỏ thói quen nhai đá, nhất là ở răng đã lấy tủy
  • Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian điều trị cũng như tái khám định kì
Lấy tủy răng
Lấy tủy răng tới nha khoa mấy lần còn tùy vào số lượng, vị trí răng cần điều trị

Hi vọng với những thông tin Nha khoa và đời sống vừa chia sẻ bạn đã hiểu về chữa tủy răng, biết được lấy tủy răng có chích thuốc tê không. Hãy tiếp tục theo dõi trang web của chúng tôi cập nhật những kiến thức nha khoa bổ ích nhé.

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám