Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây đơn giản

Nhiệt miệng tưởng là bệnh dễ gặp phải, mọi người thường xem nhẹ, tuy nhiên để nhiệt miệng càng lâu không điều trị sẽ gây cản trở sinh hoạt ăn uống, đau nhức dai dẳng.Tham khảo ngay cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây đơn giản mà Nha khoa và đời sống tập hợp dưới đây.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng còn được gọi là loét áp tơ (aphthous),tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, vết loét miệng có thể xuất hiện trên lưỡi, môi, thành má, thậm chí là nướu.

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét gây đau đớn trong miệng. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Nhiệt miệng thường kéo dài 1 – 2 tuần hoặc hơn gây đau xót, khó chịu. Nhiều cơ địa nhạy cảm bị nhiệt miệng tái phát thường xuyên làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nhiet mieng
Nhiệt miệng gây đau khi ăn uống và nói chuyện,

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây 

Bột sắn dây có màu trắng đục, được chế biến bằng cách nghiền rồi lọc củ sắn dây sau đó phơi khô.

Theo Đông Y bột sắn dây có vị ngọt cay, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có chức năng thanh nhiệt giải độc làm dịu mát cơ thể. Bột sắn dây thường được sử dụng để chữa các loại bệnh cảm, sốt, nhức đầu, mụn nhọt, rôm sẩy khá hiệu nghiệm. Chính vì lẽ đó bột sắn dây điều trị nhiệt miệng  ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây như sau:

– Đổ 2 phần nước sôi, 1 phần nước ở nhiệt độ phòng vào ly.

– Đổ bột sắn dây vào ly rồi khuấy đều. Bạn có thể điều chỉnh độ sệt của nước bằng cách gia giảm lượng bột sắn dây mình bỏ vào. Bạn bỏ càng nhiều bột thì nước càng sệt.

Cách dùng: Uống nước sắn dây pha loãng mỗi ngày, ngày uống 2 lần. Sử dụng liên tục trong vài ngày các vết loét nhiệt miệng sẽ giảm.

Sử dụng bột sắn dây chữa nhiệt miệng an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Chỉ nên pha và uống theo lượng định mức, không nên lạm dụng quá nhiều. Khi cho trẻ bạn nên nấu chín bột mà không nên để sống.

Không nên dùng cho phụ nữ mang thai, nhất là khi cơ thể mệt mói, động thai vì bột sắn dây có tính lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu thêm mệt, tăng co bóp dạ con.

Đọc thêm:

Phòng tránh nhiệt miệng bằng cách nào?

– Uống ít nhất 2 lít nước lọc hàng ngày để cơ thể đủ nước và tươi mát. Đây là biện pháp phòng bệnh về nhiệt đơn giản và ít tốn kém nhất. Không cần phải uống nước mía, nước dừa mà chỉ cần nước lọc là đủ.

–  Không bỏ qua chải răng 2-3 lần một ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, lưu ý chỉ chải răng trong 1-2 phút không được lâu hơn, vì sẽ làm bạn cảm thấy đau rát hơn. Ngoài ra, nên vệ sinh, cạo vôi răng định kỳ đều đặn tại nha khoa ít nhất 6 tháng/lần ngăn chặn vôi răng là môi trường vi khuẩn phát triển.

– Hạn chế ăn những thực phẩm liên quan đến 3 chữ “khô, chiên, xào” vì nhóm này có tính háo nước. Nghĩa là khi ăn vào, tự nhiên chúng sẽ hút nước của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt nước, làm cơ nhiệt tăng lên. Để giải quyết bài toán hám ăn đồ khô, chiên thì bạn cần uống nước khoáng hay nước biển khô để bù nước vì nước lọc không thể bù nước kịp trong trường hợp này.

Chua nhiet mieng
Rau xanh có tác dụng làm lành vết thương, chữa nhiệt miệng rất nhanh

– Bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày, nhất là các loại có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, làm mát như rau má, rau dền…Bổ sung trái cây giàu vitamin A, C như: cam, chanh, mâm xôi, dâu tây, đu đủ, dâu tây,… tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Bạn nên hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, sầu riêng, nhãn vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người. Các bạn cũng có thể uống viên sủi vitamin khi cơ thể mệt mỏi nhưng không nên lạm dụng.

>>Có thể bạn quan tâm: Bị chảy máu chân răng nên ăn gì để mau khỏi

 

 

 

 

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám