Điều trị tủy răng có đau không? Tủy răng là bộ phận quyết định đến sự sống của toàn bộ chiếc răng, do vậy khi tủy răng bị bệnh bác sĩ sẽ cần điều trị để giúp bảo vệ răng. Nhưng khi điều trị tủy răng nhiều bạn lo lắng về việc đau nhức khi thực hiện. Vậy điều trị tủy răng có đau không? Cùng Nha khoa và đời sống tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Điều trị tủy răng là gì?
Tủy răng là bộ phận quan trọng nhất của răng, chúng được ví như trái tim của răng. Tủy răng chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu có chức năng dẫn truyền cảm giác và các chất dinh dưỡng nuôi răng. Với những răng còn khỏe mạnh tủy răng sẽ được bảo vệ giúp tránh khỏi vi khuẩn trong khoang miệng.
Những trường hợp răng bị tổn thương và viêm nhiễm ảnh hưởng đến tủy răng gây đau nhức và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn nếu kéo dài. Do vậy khi tủy răng bị bệnh bác sĩ sẽ cần tiến hành điều trị tủy răng nhằm kéo dài tuổi thọ của răng. Vậy điều trị tủy răng là gì?
Điều trị tủy răng là thủ thuật được thực hiện trong nha khoa nhằm loại bỏ những phần răng bị viêm nhiễm, hỏng tủy tránh lây lan gây hỏng răng. Sau đó bác sĩ sẽ vệ sinh ống tủy và sử dụng vật liệu trám răng để trám bít lại giúp bảo vệ răng.
Trường hợp nào cần điều trị tủy răng
Việc điều trị tủy răng thường được thực hiện khi tủy răng bị viêm nhiễm hoặc bị tổn thương đáng kể. Có một số trường hợp mà việc điều trị tủy răng là cần thiết:
Viêm tủy răng: Đây là tình trạng viêm nhiễm của tủy răng do vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương. Nếu không được điều trị, vi khuẩn có thể lan rộng và gây đau đớn, sưng viêm và có thể dẫn đến mất răng.
Nứt, gãy răng: Nếu răng bị nứt, gãy do chấn thương hoặc do sự suy yếu của răng, việc điều trị tủy răng có thể cần thiết để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của răng.
Sâu răng sâu: Khi sâu răng quá nặng, vi khuẩn đã xâm nhập sâu đến tủy, vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm tủy răng, chết tủy nên cần thiết phải điều trị tủy răng.
Răng bị tổn thương do một số nguyên nhân khác: Bất kỳ tổn thương nào ảnh hưởng đến tủy răng và không thể khôi phục bằng các phương pháp điều trị khác có thể đòi hỏi cần điều trị tủy răng.
Răng bị đau âm ỉ với mức độ tăng dần, răng bị lung lay và nhạy cảm với thức ăn.
Bạn bị đau nhức răng liên tục, đau về ban đêm, uống thuốc giảm đau mà không đỡ.
Xuất hiện mụn mủ trắng ở lợi tái lại nhiều lần. Mụn mủ khiến bạn bị hôi miệng do nhiễm trùng nên cần lấy tủy.
Điều trị tủy răng có đau không?
Khi có chỉ định phải điều trị tủy răng nhiều bạn thắc mắc “Điều trị tủy răng có đau không?”. Thực tế, với sự phát triển của máy móc, công nghệ nha khoa hiện nay việc điều trị tủy răng diễn ra khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Ngoài ra, quá trình điều trị tủy răng thường được thực hiện dưới điều kiện của thuốc tê giúp giảm đau và làm cho bạn cảm thấy thoải mái trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên, mức độ đau cảm nhận trong quá trình này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và cảm nhận đau đối với mỗi người.
Đôi khi, trong quá trình tiến hành điều trị tủy răng, bạn có thể cảm nhận một số cảm giác không thoải mái sau khi thuốc tê giảm đi. Tuy nhiên, đa số các đều không gặp phải cảm giác đau lớn trong quá trình này.
Sau khi điều trị tủy răng bạn có thể cảm thấy hơi ê là do vật liệu trám răng mới cần thời gian thích ứng với môi trường răng miệng. Sau khi quen bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn bình thường.
Nếu răng lấy tủy rồi mà vẫn còn đau, thậm chí là sưng hay có mủ thì có thể do bác sĩ lấy tủy chưa sạch hoặc có sai sót trong quá trình điều trị làm ảnh hưởng đến các mô mềm. Lúc này, bạn cần quay trở lại nha khoa ngay để bác sĩ kiểm tra.
Quy trình điều trị tủy răng
Quy trình điều trị tủy răng thường được các nha khoa áp dụng theo 5 bước dưới đây:
Bước 1: Thăm khám và chụp X – Quang
Trước tiên bác sĩ sẽ cần thăm khám và chụp phim X – Quang để biết tình trạng và mức độ viêm tủy và xác định chiều dài ống tủy để lên kế hoạch điều trị.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
Tiếp đến, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân có nguy cơ gây nhiễm trùng răng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí răng cần điều trị tủy.
Bước 3: Đặt đế cao su
Sau đó bác sĩ sẽ đặt đế cao su ôm sát vào răng để ngăn chặn những hóa chất khi điều trị tủy không rơi vào đường tiêu hóa.
Bước 4: Tiến hành điều trị tủy
Sau khi các bước trên đã xong bác sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy. Sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để hút sạch tủy bị viêm nhiễm, tủy chết ra ngoài.
Bước 5: Trám bít ống tuỷ
Sau khi đã lấy hết phần tủy răng bị hư hỏng bác sĩ sẽ tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy bằng vật liệu nha khoa. Cuối cùng răng được phục hình bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ, tùy theo tình trạng răng miệng và nhu cầu của khách hàng.
Vậy là Nha khoa và đời sống đã giúp bạn giải đáp xong câu hỏi Điều trị tủy răng có đau không? Mong rằng với chia sẻ đó sẽ giúp bạn an tâm hơn khi điều trị tủy để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.