Cùng Nha khoa và đời sống theo dõi những phân tích về tác hại khi mất răng. Xem nhiều hơn nữa những kiến thức hữu ích liên quan đến tư vấn trồng răng giả cho người mất răng
Nguy hiểm khi mất răng
Dù bất cứ lý do nào mà 1 răng trên cung hàm sâu hỏng, lung lay, không thể giữ lại, buộc phải nhổ bỏ, bạn cần trồng lại răng 7 càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm:
- Tiêu xương hàm, tụt lợi
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai
- Tạo áp lực lớn lên quai hàm
- Biến dạng khuôn mặt
- Xô lệch các răng kế cận và toàn bộ hệ thống nhai
- Phát sinh các vấn đề về khớp cắn
Khi mất răng, vùng xương hàm quanh răng mất sẽ bị tiêu. Theo thời gian nó có thể khiến bạn mất nhiều xương đến mức cần phải ghép xương để phục hồi đủ thể tích xương trước khi muốn cấy ghép implant
Trồng răng giả là biện pháp phục hình răng bị mất, răng hư hỏng giúp đảm bảo khả năng ăn nhai bình thường và thẩm mỹ khuôn mặt. Nếu được thực hiện trồng răng giả bởi các bác sĩ có tay nghề cao, kỹ thuật trồng răng giúp phục hình tốt, chất liệu trồng răng đảm bảo chính hãng, cách vệ sinh răng miệng sau trồng răng đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối tượng trồng răng giả
Những trường hợp nên trồng răng giả
- Bạn mất 1 răng hay mất nhóm răng cửa – gây mất thẩm mỹ
- Bạn mất 1 hoặc nhiều răng trên cung hàm – khiến ăn nhai khó khăn
- Khi răng của bạn bị va đập vỡ hay sứt mẻ do một vài nguyên nhân nào đó gây ra.
- Khi răng bạn bị tổn thương nặng như sâu răng, bị vi khuẩn ăn mòn tạo các lỗ to trong răng.
Những trường hợp bạn không nên trồng răng giả
- Khi chưa đủ 16 tuổi: từ 16 tuổi trở xuống thì xương hàm của bạn vẫn đang phát triển, nó chưa được hoàn thiện nên việc bạn trồng răng sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu. Cấy ghép implant được chỉ định cho các khách hàng đã đủ 18 tuổi khi xương hàm cơ bản đã phát triển hoàn thiện
- Bệnh lý: nếu bạn bị mắc phải các bệnh liên quan đến răng lợi thì cũng không nên làm răng giả khi chưa hết bệnh. Một số bệnh phổ biến như là nha chu hay viêm lợi thì nếu làm răng giả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến răng miệng của bạn. Lợi là chỗ bám cho răng vì vậy khi nó không khỏe mạnh thì răng của bạn cũng không thể khỏe mạnh được. Răng của bạn sẽ bị yếu đi, dễ bị lung lay và khó hoạt động.
3 loại trồng răng giả phổ biến
Trồng răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là một hình thức thay thế những chiếc răng bị mất bằng một loại hàm giả được gắn phía trên mô nướu, có thể tháo ra lắp vào. Hàm giả này dùng để giúp phục hồi, thay thế cho những chiếc răng đã mất nhằm nâng cao thêm tính thẩm mỹ cho hàm răng cũng như chức năng ăn nhai.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí, không phải mài răng
- Có tính linh hoạt cao, dễ dàng tháo lắp
- Phù hợp với bất cứ đối tượng nào, bất cứ độ tuổi, tình trạng răng miệng.
– Nhược điểm:
- Chỉ sử dụng trong khoảng thời gian tương đối ngắn, 1 – 2 năm.
- Đôi khi gây đau nhức, kênh cộm phần lợi
- Thời gian sử dụng không được lâu, phải chỉnh sửa hoặc làm lại răng mới khi xương dưới của hàm răng giả bị tiêu và gây lỏng lẻo.
Làm cầu răng sứ
Trồng răng giả cố định thường thì người ta sẽ sử dụng răng sứ để làm nên bạn cũng có thể gọi loại trồng răng giả này là bắt cầu răng sứ. Cách trồng răng giả này được sử dụng phổ biến vì nó không phải tháo ra lắp vào nhưng nó cũng có điểm yếu của mình. Đó là trồng răng giả kiểu này thì sẽ phải phụ thuộc vào răng thật để làm điểm tựa cố định răng giả.
Nếu răng thật của bạn mọc không đẹp và lợi không đủ khỏe thì việc bạn chọn trồng răng giả cố định là không nên vì nó có thể ảnh hưởng xấu tới cả hàm răng của bạn.
Ưu điểm:
- Chi phí điều trị rẻ hơn so với phương pháp Implant.
- Có tính thẩm mỹ tương đối cao, chắc chắn, khỏe mạnh
- Thời gian phục hình ngắn và có thể được hoàn thành chỉ sau khoảng 3-4 lần hẹn gặp các bác sĩ chuyên khoa.
Nhược điểm:
- Khi trồng răng giả cố định thì bạn có thể sẽ phải mài răng thật ở vị trí tiếp xúc với răng giả.
- Theo thời gian thì xương hàm nơi chiếc răng bị mất của bạn sẽ bị tiêu dần.
Sau khi thực hiện làm cầu răng thì các bạn cần phải lưu ý chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bởi vì các bạn chăm sóc tốt thì tuổi thọ của răng sẽ được tăng cao hơn
Cấy ghép implant
Nếu như những phương pháp phục hồi như: hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ cố định… còn tồn tại những nhược điểm, ví dụ như phải tháo ra lắp vào, khó vệ sinh, đôi khi phát âm không tốt, vẫn xảy ra tình trạng tiêu xương tự nhiên, theo thời gian chúng sẽ dần bị lung lay và không tồn tại được lâu thì phương pháp trồng răng implant là giải pháp tối ưu – an toàn, tuổi thọ cao nhất.
Giải pháp này giúp bác sĩ không cần mài răng bên cạnh hay tác động đến răng xung quanh, răng được trồng lại có cả chân răng – thân răng – mão răng là 1 răng mới hoàn toàn vững chắc, tính thẩm mỹ hoàn hảo. Trụ implant thay thế cho chân răng tự nhiên nên không xảy ra hiện tượng tiêu xương do mất răng, làm cho mỹ quan hàm răng bạn đẹp cũng như giữ được các chức năng của răng như răng thật.
- Không cần mài răng bên cạnh hay tác động đến răng xung quanh
- Trụ implant thay thế cho chân răng tự nhiên nên không xảy ra hiện tượng tiêu xương do mất răng
- Không gây giắt thức ăn, không gây hôi miệng
- Chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật
- Thời gian sử dụng lên đến trọn đời khi chăm sóc đúng cách
Nhược điểm:
- Trồng răng giả Implant có chi phí cao.
- Thời gian cấy ghép implant dài
Để biết nên lựa chọn trồng răng bằng cầu răng hay cấy ghép Implant, bạn nên đến trực tiếp các phòng khám nha khoa hoặc cơ sở y tế uy tín để được những bác sĩ chuyên khoa thăm khám và được kiểm tra tình trạng của chiếc răng bị mất một cách cụ thể, từ đó tìm được phương pháp phù hợp nhất với điều kiện của bạn.