Răng số 7 có vai trò rất quan trọng trong vấn đề ăn nhai, giữ chức năng chính là nghiền nát thức ăn. Vậy bạn đã biết răng số 7 ở vị trí nào, mọc khi nào. Tại sao răng số 7 sâu, khi nào cần chữa tủy răng số 7, khi nào cần nhổ chiếc răng này. Tại nội dung bài viết hôm nay Nha khoa và đời sống mời bạn cùng tìm hiểu ngay nhé.
Răng số 7 ở vị trí nào?
Hàm răng của con người được chia làm 4 cung hàm, tương ứng như vậy chúng ta có tổng cộng 4 chiếc răng số 7, 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới.
Đây là chiếc răng hàm lớn nằm liền kề chiếc răng khôn (răng số 8). Do đó, trong trường hợp chưa mọc răng khôn thì đây chính là chiếc răng nằm trong cùng trên cung hàm.
Răng số 7 có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn so với những chiếc răng thông thường. Bao gồm 3 chân răng cho Răng số 7 ở hàm trên thường có 3 chân, những chiếc còn lại ở hàm dưới thì chỉ có 2 chân. Mỗi răng số 7 thường có 3 ống tuỷ. Vì có cấu tạo phức tạp nên nếu răng số 7 bị tổn thương thì rất khó để phục hồi hơn các răng khác
Trên cung hàm, răng hàm số 7 là răng cối lớn, cùng với răng số 6 đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Răng hàm số 7 là chiếc răng vĩnh viễn chỉ mọc duy nhất một lần trong đời vào giai đoạn 11 – 13 tuổi, hoàn toàn khác với các răng khác là trải qua quá trình thay răng sữa. Chính vì vậy, răng số 7 cần phải được chăm sóc thật kỹ lưỡng ngay từ nhỏ, tránh tổn thương hay sâu hỏng, lung lay, buộc phải nhổ răng số 7 sớm.
Chữa tủy răng số 7 khi nào?
Răng bị sâu nói chung cũng như răng số 7 sâu thường là do các mảng thức ăn dư thừa bám trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa răng số 7 nằm sâu phía trong nên vệ sinh răng gặp khó khăn hơn, nếu không chú ý vệ sinh kỹ lưỡng thì lâu ngày sẽ dễ bị sâu.Đặc biệt với những bạn nhỏ thường xuyên ăn đồ ngọt hay có sở thích ăn vặt ban đêm, ăn bánh kẹo nhưng không vệ sinh triệt để thì răng rất dễ bị sâu.
Nếu sâu răng mới chỉ xuất hiện các đốm đen, chưa có hiện tượng đau nhức quá nhiều thì bạn hãy nhanh chóng đến nha khoa để thực hiện trám răng giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Những trường hợp trám răng sâu thường là trường hợp nhẹ, các lỗ sâu răng nhỏ li ti. Lưu ý rằng đây là việc làm cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe cho răng, duy trì ổn định các chức năng của răng.
Sâu răng phát triển âm thầm, ở giai đoạn đầu bạn không hề bị đau nhưng các lỗ sâu lớn hơn nếu không được hàn trám sớm thì sớm muộn tổ chức cứng của răng sẽ dần bị phá hủy, lây lan dần vào tủy, gây ra viêm tủy, nếu không điều trị kịp thời thì dẫn tới áp xe xương ổ răng…
Nếu sâu răng hay nứt vỡ lớn đã ăn vào tủy thì bạn cần thực hiện điều trị tủy và tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng đã điều trị tủy.
Phần tủy răng bị nhiễm khuẩn và gây viêm tủy răng sẽ vô cùng nguy hiểm kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng, nhất là đau vào ban đêm, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bạn.
Chữa tủy răng số 7 là quy trình bác sĩ loại bỏ sạch toàn bộ phần tủy răng, lấy đi hết ổ vi khuẩn, viêm nhiễm. Đây chính là điều trị cần thiết thực hiện để ngăn chặn sự viêm nhiễm lây lan, chấm dứt những tác nhân khiến bạn phải đối mặt với những cơn đau khó chịu thường ngày. Mục đích của điều trị tủy răng số 7 là bảo tồn được chiếc răng này, tránh mất răng kéo theo nhiều hậu quả.
Việc chữa tủy răng tại các nha khoa uy tín đảm bảo được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm, hơn nữa bạn còn được tiêm thuốc tê giúp khách hàng điều trị tủy cảm thấy thoải mái trong quá trình.
Nhổ răng hàm số 7 khi nào?
Nhổ răng hàm số 7 khi nào là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc. Chúng ta chỉ nên nhổ răng hàm số 7 khi các biện pháp điều trị giúp bảo tồn răng không mang lại hiệu quả.
- Cụ thể như trường hợp răng bị mẻ, vỡ, sứt, gãy do tai nạn hoặc chấn thương va đập mạnh chỉ còn lại chân răng
- Nhổ răng hàm số 7 khi răng 7 bị sâu quá nặng, vi khuẩn sâu răng phá hỏng cấu trúc của răng, gây tổn thương hoặc làm chết tủy, các biện pháp nha khoa không thể điều trị hay phục hồi được.
- Răng sâu phát sinh thêm nhiều bệnh triệu chứng răng miệng khác như viêm nha chu, viêm chóp chân răng,… khiến răng bị lung lay mạnh, không thể khắc phục hay điều trị, nên nhổ răng hàm số 7 sớm để tránh gây nhiều đau nhức và tác động đến quá trình ăn nhai của người bệnh.
Nếu như răng sâu đã ở giai đoạn quá nặng, khó có thể điều trị bằng phương pháp trám răng hoặc lấy tủy răng thì lúc này bác sĩ bắt buộc phải đưa ra chỉ định cuối cùng là tiến hành nhổ răng sâu. Nhổ răng ở những trường hợp này là việc cần thiết để không phải xảy ra các vấn đề “lây lan” vi khuẩn viêm nhiễm và gây ra những tổn thương ở nhiều vị trí răng khác.
Thực tế khi nhổ răng hàm số 7, trước khi thực hiện, bác sỹ sẽ gây tê tại chỗ, giúp bạn không có cảm giác khó chịu nào. Sau khi răng được nhổ bỏ khỏi hàm, nướu răng sẽ được khâu lại. Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức tại vị trí nhổ răng. Trong khoảng 2-3 ngày, đau nhức sẽ thuyên giảm và hết. Hiện tượng sưng nề có thể gặp vào ngày thứ 2, thường thì sau 3-5 ngày sẽ hết hẳn nên bạn không cần quá lo lắng.
Ngay sau khi nhổ răng hàm số 7 bị sâu hỏng, bạn nên trồng răng implant để duy trì chức năng ăn nhai cũng như phòng ngừa biến chứng do việc mất răng gây ra.
Những điều cần lưu ý khi nhổ răng số 7
Như đã nói ở trên, răng số 7 có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc hàm nên bạn cần lưu ý những điều sau để quy trình nhổ răng diễn ra an toàn:
+ Nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để được các bác sỹ thăm khám – tiến hành nhổ răng an toàn với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại
+ Chuẩn bị tâm lý thoải mái, sẵn sang. Đêm trước khi tiến hành tiểu phẫu nhổ răng nên nghỉ ngơi sớm.
+ Sau khi nhổ răng số 7 nên uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ đồng thòi tuân thủ chế độ chăm sóc sức khoẻ răng miệng theo lời khuyên của nha sĩ.
+ Nếu có dấu hiệu chảy máu đậm và liên tục trong vòng 72 giờ đầu tiên thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
+ Sau khi nhổ răng số 7 nên tiến hành trồng răng giả càng sớm càng tốt vì nếu để tình trạng mất răng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng như xô lệch hàm, tiêu xương hàm, lão hóa nhanh,…
Nhổ răng hàm số 7 như thế nào?
Nhổ răng hàm số 7 tại các nha khoa uy tín bạn sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện, ứng dụng máy móc hiện đại và áp dụng theo quy trình chuẩn quốc tế, đảm bảo tiêu chuẩn y tế với những bước cơ bản sau:
– Bước 1. Kiểm tra răng miệng và chụp X quang
Bác sĩ kiểm tra răng miệng tổng quát, chỉ định chụp phim X quang Panorex nhằm xác định chính xác tình trạng răng hàm số 7, sự tương quan với các răng kế cận, khoảng cách từ chóp răng đến dây thần kinh.
Nhờ vậy, việc nhổ răng hàm số 7 sẽ được thực hiện diễn ra an toàn, hiệu quả, hạn chế xâm lấn.
– Bước 2. Vệ sinh, sát khuẩn
Khách hàng được vệ sinh răng miệng và sát khuẩn để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, không biến chứng, tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
– Bước 3. Gây tê
Bác sĩ sẽ gây tê cho khách hàng, nhằm giúp khách hàng cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình nhổ răng, không gây đau đớn hay khó chịu.
– Bước 4. Tiến hành nhổ răng hàm số 7
Bác sĩ dùng dao tạo một đường nhỏ để mở xương bộc lộ răng, rồi lấy dụng cụ chuyên dụng nhẹ nhàng nhổ răng số 7 khỏi hàm. Vết thương sẽ được khâu kín lại. Sau đó khách hàng sẽ cắn gạc vô trùng để cầm máu trong khoảng 15-30 phút.
– Bước 5. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng viêm và giảm sưng đau, đồng thời hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng. Nếu cần, bác sỹ sẽ hẹn lịch tái khám.
Chăm sóc răng hàm số 7 thế nào dể không phải nhổ?
Vì vai trò cực kỳ quan trọng của răng số 7 là không thể thay thế nên bạn hãy tìm hiểu qua một số cách chăm sóc răng đúng cách để giữ gìn sức khoẻ răng miệng tốt nhất:
- Đánh răng 2 lần / 1 ngày hoặc có thể nhiều hơn. Đặc biệt là luôn đánh răng trước khi ngủ tối
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng vệ sinh răng sau mỗi bữa ăn
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Hạn chế ăn nhiều bữa ăn phụ và các thực phẩm nhiều đường
- Khám răng định kỳ 6 tháng / 1 lần để phát hiện kịp thời các triệu chứng nguy hiểm
- Nếu răng số 7 có dấu hiệu bị tổn thương, hãy đến gặp các bác sỹ nha khoa để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Hi vọng với những thông tin nêu trên bạn đọc đã có những kiến thức bổ ích để chăm sóc, điều trị, bảo vệ răng số 7 kịp thời cho bản thân và gia đình.