Bạn cần biết các vấn đề thường gặp sau nhổ răng khôn cũng như những biến chứng sau nhổ răng khôn có thể gặp, đâu là dấu hiệu khiến bạn không được chủ quan. Đi tìm ngay câu trả lời cùng Nha khoa và đời sống tại bài viết dưới đây.
Răng khôn là răng số mấy?
Răng khôn chính là răng số 8 trong cung răng tính từ ngoài vào trong, hay còn gọi là răng cối thứ 3 nằm sau răng số 7 và sát vách hàm. Độ tuổi mọc răng khôn thông thường mọc ở tuổi trưởng thành từ 17-25 tuổi.
Thực tế thì ta vẫn có tới 32 cái răng vì thêm 4 răng khôn, 2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới, chúng mọc sau 28 chiếc răng. Vấn đề xảy ra khi chúng không còn đủ chỗ trên hàm để mọc theo hướng bình thường nên phải tự tìm đường khác mọc. Răng khôn được coi là “kẻ thù” của rất nhiều người bởi chúng mang lại phiền toái, đau đớn cho cơ thể.
Đối với những người răng khôn không trồi lên khỏi nướu như những răng khác mà mọc ngầm trong xương hàm. Do đó, nhiều người lầm tưởng mình không mọc răng khôn.
Lưu ý trước khi nhổ răng khôn
Đối với những người trẻ tuổi (khoảng từ 17–25 tuổi), việc thực hiện nhổ răng khôn thường dễ dàng hơn và thời gian hồi phục cũng nhanh hơn vì thời điểm này, phần chân răng 8 chưa phát triển đầy đủ và xương hàm vẫn chưa trở nên cứng và dày.
Trường hợp phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai có ý định nhổ bỏ răng khôn thì hãy cố gắng sắp xếp lịch phẫu thuật vào cuối kì kinh nguyệt sẽ làm giảm nguy cơ bị viêm xương ổ răng.
Một số biến chứng khác có thể gặp phải
Tương tự như những ca phẫu thuật khác, bạn có thể gặp 1 số hiện tượng sau:
- Xuất hiện cảm giác đau và sưng đồng thời ở vùng nướu răng và tại vị trí khoan chân răng
- Chảy máu trong khoảng 24 giờ
- Có cảm giác khó khăn và đau khi cử động hàm
- Sưng đau 3-4 ngày sau nhổ: đây là việc hoàn toàn bình thường
Bạn có thể trải qua tình trạng sưng trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Điều này hoàn toàn bình thường, và áp túi giữ lạnh lên má sẽ giúp giảm sưng phồng và đau buốt xung quanh hàm răng
Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp bệnh nhân bị các tác dụng phụ khác gây ra ảnh hưởng hiếm gặp như:
- Cảm giác tê trong miệng hoặc môi liên tục không ngừng
- Xương hàm bị nứt gãy khi dùng lực bẩy nhổ răng quá mạnh
- Tình trạng viêm xương ổ răng khô gây đau nhức sẽ xảy ra nếu các cục máu đông bảo vệ bị tan quá sớm
- Vẫn còn cảm thấy tê trong miệng và môi sau khi gây tê cục bộ đã hết tác dụng do chấn thương hoặc viêm dây thần kinh ở xương hàm
- Biến chứng chảy máu: Việc chảy máu kéo dài là biến chứng sau nhổ răng khôn thường gặp nhất. Nếu máu chảy nhiều, thời gian dài không cầm được. Bạn phải liên hệ ngay bác sĩ để xử lý kịp thời.
- Viêm xương: đây là biến chứng hiếm gặp. Những trường hợp không may mắc phải thường là người có bệnh về xương hàm trước đó. Hoặc người đã từng điều trị tủy trước khi nhổ có nguy cơ gặp phải.
- Nhiễm trùng: Nhiều nguyên nhân có thể gây nên nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Do lúc nhổ răng các thiết bị chưa được tiệt trùng cẩn thận. Hoặc sau khi nhổ răng bạn không tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ.
- Các phương pháp gây mê (cục bộ và/hoặc toàn bộ) thường xuyên được sử dụng trong suốt quá trình phẫu thuật. Tất cả các ca phẫu thuật bao gồm phẫu thuật răng hàm miệng, việc sử dụng thuốc gây mê toàn thân có một tỉ lệ rất nhỏ nguy cơ tử vong hoặc gây ra các biến chứng khác.
Đến gặp nha sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp một số vấn đề liên quan đến nuốt và thở, sốt cao, thấy mủ gần khu vực nhổ răng khôn hay trong mũi, hay nơi nhổ răng bị sưng lên nghiêm trọng.
Trong 1 tuần đầu sau nhổ răng, nên kiêng những thức ăn có vị cay nóng, quá chua hoặc quá mặn. Nói không với đồ uống có cồn như bia, rượu, cider.