3 điều cần biết về hàm trainer

Niềng răng tháo lắp, niềng răng ngay tại nhà tiện lợi – nhanh chóng chắc hẳn là những lời quảng cáo có cánh bạn đã bắt gặp khá nhiều rồi. Dù vậy, không hẳn các bậc phụ huynh ai cũng hiểu kĩ càng về loại niềng răng này. Vậy hàm trainer là gì, ưu điểm của loại khí cụ này là gì ? Cùng Nha khoa và đời sống tìm hiểu 3 điều cần biết về hàm trainer trong bài viết dưới đây.

3 điều cần biết về hàm trainer
3 điều cần biết về hàm trainer

Hàm trainer là gì?

Hàm trainer là 1 loại khí cụ tiền chỉnh nha còn được gọi là niềng răng silicon, dụng cụ niềng răng tháo lắp tại nhà. Hàm trainer được làm từ vật liệu tổng hợp như Silicon mềm dẻo, độ đàn hồi tốt, ôm sát cung răng.

Hàm trainer được nha sĩ chỉ định dùng trong giai đoạn tiền chỉnh nha với mục đích ngăn ngừa, điều chỉnh 1 số lệch lạc nhóm răng trước và hướng dẫn tư thế lưỡi, giúp ngăn chặn tác hại của thói quen xấu như thở miệng, đặt sai vị trí lưỡi, đẩy lưỡi. Tuy nhiên, hàm này cần đeo đúng độ tuổi và kích thước giúp cho quá trình niềng răng khi trưởng thành đạt hiệu quả như ý muốn.

Khi nào cần phải sử dụng đến niềng silicon? là băn khoăn của rất nhiều người. Hàm trainer có tác dụng phòng ngừa trong các trường hợp răng xấu như:

+ Răng lên mọc chen chúc, lệch lạc không đúng hàng, đúng lối.

+ Răng mọc vếch lên trên hoặc thụt vào trong.

+ Răng mọc không đều, bị thưa

+ Trẻ có thói quen xấu gây ảnh hưởng tới răng miệng.

+ Trẻ có răng bị móm, bị khớp cắn hở, cắn sâu.

Hiện nay, hàm trainer cho trẻ em có 2 loại gồm:

+ Trainer silicon màu xanh được sử dụng trong giai đoạn đầu của niềng răng phòng ngừa. Thời gian đeo được ước lượng tầm 8 – 12 tháng giúp điều chỉnh răng cửa mọc thẳng đều, cân đối.

+ Hàm trainer màu hồng cứng hơn, được dùng cho giai đoạn răng hỗn hợp với lực mạnh hơn để tác động tới các răng vẫn còn mọc sai sau khi đeo trainer xanh.

Thời gian đeo hàm trung bình từ 8 – 12 tháng tùy vào mức độ phức tạp răng của trẻ. Hàm trainer màu hồng sẽ giúp răng cửa của bé duy trì ổn định hơn, tránh tình trạng răng mọc chen chúc trở lại.

Niềng răng silicon màu xanh
Niềng răng silicon màu xanh và màu hồng dùng cho trẻ em

Hàm trainer gồm những loại nào?

Các chuyên gia phân chia máng niềng thành các loại dựa trên độ tuổi. Việc sử dụng loại hàm trainer nào sẽ do bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám – chụp X-quang và lấy dữ liệu cụ thể, lên phác đồ điều trị chi tiết.

Hàm trainer hiện nay được chia thành các loại là hàm J, hàm K, hàm T, hàm A.

Các loại hàm trainer phổ biến
Các loại hàm trainer phổ biến

Niềng răng silicon hàm Junior (Hàm J)

Hàm silicon Junior phù hợp với trẻ từ 3-5 tuổi, trẻ đang trong quá trình mọc răng sữa. Hàm J hỗ trợ nha sĩ trong việc giúp trẻ điều chỉnh các thói quen xấu ảnh hưởng tới việc mọc răng như mút tay, ngậm ti giả, cắn môi… Ngoài ra, hàm còn có khả năng mở rộng cung hàm, tạo khoảng trống định hướng răng vĩnh viễn mọc thuận lợi, đúng vị trí, tránh mọc lộn xộn chen chúc.

Hàm được thiết kế phù hợp với cung răng của trẻ nhỏ và có độ mềm, dẻo cũng như an toàn cao, không gây vướng cộm, không gây đau cọ nướu.

Niềng silicon hàm Kid (Hàm K)

Ở giai đoạn từ 5-10 tuổi, trẻ vừa rụng răng sữa, vừa bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Do vậy, để hạn chế sự sai lệch vị trí của răng, bác sĩ sẽ khuyến khích trẻ sử dụng hàm silicon Kid. Hàm K có tác động tương tự hàm J, tuy nhiên, hàm niềng K có độ cứng lớn hơn để phù hợp với độ cứng của hàm cho trẻ ở giai đoạn này.

Niềng silicon teens (Hàm T)

Bước sang giai đoạn từ 10-15 tuổi, toàn bộ răng sữa đã thay và mọc răng vĩnh viễn. Giai đoạn này răng đã phát triển và dần ổn định nên được đánh giá là thời điểm thích hợp để niềng răng.
Việc sử dụng hàm T có tác dụng quan trọng giúp định hướng răng về vị trí chính xác, thằng đều. Nhờ đeo hàm để tiền chỉnh nha, quá trình sửa, nắn và niềng răng sau này sẽ đạt hiệu quả cao hơn và giúp người niềng tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

Niềng silicon cho người lớn (Hàm A)

Sau tuổi 15 là giai đoạn răng đã ổn định chuyển qua giai đoạn trưởng thành.Cấu tạo của nhóm hàm này dày và cứng chắc hơn rất nhiều so với 3 nhóm hàm dành cho trẻ em bên trên, giúp tác động lực nhiều hơn đến phần răng và hàm.

Người trưởng thành có thể kết hợp đeo hàm A và niềng răng cố định bằng mắc cài hoặc niềng trong suốt. Tuy nhiên do ở giai đoạn này, phần xương hàm đã cứng và chắc chắn nên việc sử dụng hàm A chỉ mang tính chất hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha bằng khí cụ niềng chuyên dụng hoặc được dùng cho các trường hợp sai lệch nhẹ.

Những ưu điểm của niềng răng silicon

  • Hàm có thể tháo lắp linh hoạt nên sử dụng và vệ sinh răng miệng dễ dàng. Đồng thời Ít gây đau nhức bởi hàm silicon khá mềm và tương thích với hàm răng. giúp trẻ thoải mái khi sử dụng.
  • Hàm trainer/silicon có tác dụng định hướng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn được đúng vị trí chuẩn, giúp hàm phát triển cân đối hơn, giúp trẻ có hàm răng đều, thẩm mỹ ngay từ khi còn đang trong giai đoạn trưởng thành.
  • Hàm trainer/silicon giúp loại bỏ các thói quen xấu như mút tay, thở miệng, tật đẩy lưỡi, nghiến răng, gây ra các tình trạng sai lệch cho răng.
  • Hàm trainer/silicon hỗ trợ cho quá trình niềng răng chỉnh nha sau này diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao, rút ngắn nhiều thời gian điều trị.

Niềng răng silicon giá bao nhiêu?

Chi phí niềng răng silicon hiện nay dao động trong khoảng 500.000 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Phương pháp niềng răng silicon có thể phù hợp với nhiều trẻ nhỏ nhưng các bậc phụ huynh không nên tự ý mua và sử dụng. Phụ huynh cũng nên cảnh giác bởi trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại  hàm trainer trôi nổi với chi phí khá thấp, nguồn gốc không rõ ràng.

Hàm trainer có giá từ 500 - 1 triệu
hàm trainer có giá từ 500 – 1 triệu

Việc dùng hàm silicon không phù hợp với tình trạng răng miệng, có nguồn gốc không rõ ràng, không qua kiểm định chất lượng có thể khiến cho răng và nướu bị kích ứng, thậm chí làm cho tình trạng răng lệch lạc nhiều hơn vô cùng nguy hiểm.

Khi có nhu cầu niềng răng cho con em mình, bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn, lấy dữ liệu đầy đủ và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ là người giúp bạn biết trẻ có dùng hàm trainer được không, dùng loại nào, thời gian đeo bao lâu, tần suất cụ thể ra sao. Đồng thời, khi niềng răng trainer bác sĩ sẽ giúp phụ huynh kiểm soát được sự thay đổi trên răng miệng của trẻ, tránh việc sử dụng không hiệu quả, lại “tiền mất tật mang”.

Qua những thông tin trên, hi vọng Nha khoa và đời sống đã giúp các bạn hiểu rõ về phương pháp niềng hàm trainer. Để giúp bé có hàm răng đều đẹp, ba mẹ hãy chủ động đưa trẻ tới địa chỉ khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn phương án phù hợp nhé.

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám