Hàm khung liên kết gồm những loại nào?

Hàm khung liên kết là cái tên mà nhiều người đã từng nghe đến, nhất là những người bị mất răng. Tuy nhiên, hàm khung liên kết có những loại nào? và ưu nhược điểm của loại đó như thế nào để có lựa chọn phù hợp vẫn ít người hiểu rõ. Cùng Nha khoa và đời sống đi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Hàm khung liên kết gồm những loại nào?
Hàm khung liên kết gồm những loại nào?

Tác dụng hàm khung liên kết

Tác dụng hàm khung liên kết
Tác dụng hàm khung liên kết

Hàm khung liên kết là một hàm răng giả có chức năng năng và hình dáng như răng thật giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của những chiếc răng đã mất tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Hàm khung liên kết có cấu tạo bằng kim loại đúc ở dưới nền nhựa acrylic và răng giả nhờ đó hàm giải trở nên cứng cáp và ổn định.

Răng giả tháo lắp phù hợp với những khách hàng mất răng đơn lẻ, các răng còn lại còn khỏe mạnh, do hàm khung tháo lắp sẽ cần tựa vào các răng thật.

Các loại hàm khung liên kết

Hàm khung liên kết hiện nay được chia thành 2 loại là hàm khung liên kết kim loại và hàm khung liên kết attachment. Mỗi loại khung hàm liên kết có những đặc điểm riêng biệt như:

Các loại hàm khung liên kết
Các loại hàm khung liên kết

Hàm khung liên kết kim loại

Hàm khung titan là loại hàm tháo lắp có đặc điểm tương tự như hàm nhựa, tuy nhiên loại hàm này có nền hàm được làm bằng kim loại Ni – Cr hoặc là titan. Và điểm khác biệt với hàm nhựa là răng trên khung hàm được làm bằng sứ hoặc nhựa.

Loại hàm này phù hợp với những trường hợp mất một hoặc một vài răng nhất định và vẫn còn răng thật để tạo điểm bám cho khung hàm.

Ưu điểm hàm khung kim loại

  • Hạn chế gãy, vỡ nếu không may làm rơi.
  • Hàm khung được liên kết chặt chẽ và tựa vào răng thật thay vì hoàn toàn tựa vào mô niêm mạc. Nhờ đó khả năng truyền tải lực tốt và dàn trải đều trên cung hàm nên không ảnh hưởng đến răng thật.
  • Có thiết kế gọn nhẹ, ôm sát với nướu, không gây cảm giác vướng ở lưỡi, không ảnh hưởng đến việc phát âm và nuốt thức ăn.
  • Khung sườn bằng kim loại nên không bị ngấm nước bọt, màu thức ăn nên có độ bền khá cao.
  • Bề mặt khung hàm có độ bóng, láng thức ăn khó mắc vào giúp hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Có thể tháo lắp dễ dàng, thuận lợi trong việc giữ vệ sinh.
  • Thời gian nhanh hơn.

Nhược điểm khung hàm kim loại

  • Sau khi được thiết kế hoàn chỉnh rất khó sửa chữa lại nên đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao.
  • Chi phí cao hơn hàm nhựa tháo lắp.

Hàm khung liên kết attachment

Hàm khung liên kết attachment
Hàm khung liên kết attachment

Hàm khung liên kết attachment được cấu tạo gồm khung kim loại, nướu nhựa và răng được giả làm bằng nhựa hoặc sứ. Loại hàm khung này được kết nối với nhau bằng vật liệu dạng bản lề giúp giữ hàm khung ổn định vào 1 răng hoặc một nhóm răng trụ.

Nướu giả của hàm khung liên kết attachment được giảm thiểu tối đa giúp mang lại thẩm mỹ cao vả lực được dàn đều nên hạn chế tổn thương răng thật.

Ưu điểm của hàm khung liên kết attachment

  • Phù hợp với cả trường hợp mất nhiều răng.
  • Hàm khung liên kết attachment có thể kết hợp với cấy implant hoặc làm răng sứ thẩm mỹ.
  • Bảo tồn tối đa răng thật.
  • Độ chắc khỏe cao, giúp ăn nhai tốt.
  • Hàm liên kết không tựa hoàn toàn trên mô niêm mạc giúp giảm hiện tượng ê buốt khi ăn nhai.
  • Có thể tháo lắp được nên vệ sinh dễ dàng hơn.

Hạn chế của hàm khung liên kết attachment

  • Chi phí cao
  • Là khung hàm tháo lắp nên không chắc chắn như cố định hay cấy implant.

Trên đây là 2 loại hàm khung liên kết được sử dụng phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng, điều kiện kinh tế để tư vấn cho khách hàng loại hàm khung liên kết phù hợp nhất.

Lưu ý khi dùng hàm khung liên kết

Lưu ý khi dùng hàm khung liên kết
Lưu ý khi dùng hàm khung liên kết

Trước tiên bạn nên chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, có trang thiết bị tốt và bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo hàm khung liên kết chất lượng, an toàn với người dùng.

Bạn cần vệ sinh răng miệng, hàm liên kết thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ: Chỉ sử dụng bàn chải đánh răng có đầu lông mềm và kem đánh răng không có hạt tránh xước hàm và làm mài mòn răng.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để tuổi thọ của hàm đạt cao nhất.

Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần, bác sĩ sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng, kiểm tra hàm khung liên kết và nếu có những bất thường sẽ được giải quyết nhanh chóng.

Bảo quản hàm khung liên kết cẩn thận tránh đè vật nặng lên làm chúng bị biến dạng.

Trên đây là một số những chia sẻ của Nha khoa và đời sống về hàm khung liên kết, Mong rằng đó sẽ là những thông tin hữu ích cho những khách hàng mong muốn sử dụng hàm giả tháo lắp để khôi phục lại răng mất.

Bình luận của bạn
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám