Chữa tủy răng cửa là quá trình loại bỏ những phần tủy bị viêm nhiễm do vi khuẩn phá hủy, để ngăn chặn sự thâm nhập của vi khuẩn giúp kéo dài tuổi thọ của răng. Đồng thời, giúp bảo vệ các răng bên cạnh không bị ảnh hưởng. Vậy điều trị tủy có đau không? Điều trị bằng cách nào và cần lưu ý gì sau điều trị tủy sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng cửa
Viêm tủy răng cửa thường gây ra đau nhức, khó chịu ảnh hưởng đến việc ăn nhai cũng như sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân do đâu khiến tủy răng cửa bị viêm nhiễm.
Do sâu răng: Sâu răng là bệnh lý răng miệng do vi khuẩn hình thành và tấn công mạnh gây phá hủy cấu trúc răng như: men răng, ngà răng tạo nên những lỗ sâu trên thân răng, bề mặt răng. Điều nguy hiểm hơn, sâu răng là bệnh lý phát triển từ từ nên nhiều người không biết hoặc một số người chủ quan, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào bên trong gây viêm tủy nặng, đau nhức, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
Do răng bị sứt mẻ, gãy vỡ lớn: Răng cửa là chiếc răng nằm ngay phía bên ngoài nên rất dễ chịu tác động khiến răng bị sứt mẻ, gãy vỡ lớn. Từ đó mở ra con đường cho vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm.
Do viêm nha chu: Khi mắc bệnh lý viêm nha chu nặng nếu không được điều trị kịp thời những ổ viêm nhiễm sẽ ngày càng lan rộng gây nhiễm trùng, áp xe răng, dần vi khuẩn sẽ tấn công vào tủy gây ra viêm nhiễm.
Dấu hiệu viêm tủy răng cửa
Tùy vào mức độ bệnh lý dấu hiệu viêm tủy răng cửa sẽ khác nhau:
Giai đoạn viêm tủy có phục hồi
Đây là mức độ nhẹ nhất của bệnh lý viêm tủy răng cửa. Khi đó bạn sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu kèm theo tình trạng ê buốt. Bên cạnh đó, răng sẽ bị nhạy cảm và ê buốt kéo dài khi ăn đồ nóng, lạnh.
Giai đoạn viêm tủy răng cửa không phục hồi
Ở giai đoạn này không chỉ xuất hiện những cơn đau nhức, ê buốt bình thường mà chúng còn có thể kéo dài nhiều giờ đồng và kèm theo các triệu chứng khác như sốt, hôi miệng, đắng miệng. Đồng thời, trên thân răng xuất hiện những lỗ nhỏ li ti.
Giai đoạn chết tủy răng cửa
Đây là giai đoạn nặng nhất khi bị viêm tủy răng. Lúc này men răng bị ngả sang màu xám hoặc màu nâu đen, khi sờ, chạm hoặc gõ vào bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức. Khi bị chết tủy miệng sẽ có mùi hôi dai dẳng ngay cả khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ do mủ tiết ra ngoài chóp răng. Trong trường hợp tủy răng bị chết trong thời gian dài, răng có thể bị lung lay, giảm chức năng cắn xé thức ăn, thận chí là răng bị rời ra khỏi hàm
Chết tủy răng cửa có hiểm không?
Viêm tủy răng cửa không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt mà còn để lại những nguy hại lớn cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm nhiễm ngày càng lan rộng xuống các tổ chức quanh răng gây viêm nhiễm như viêm chóp răng, áp xe răng và một số vấn đề như viêm cuống răng, viêm xương, viêm hạch,… nặng nhất là mất răng vĩnh viễn.
Do đó, để tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe do chết tủy răng gây ra, bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám, từ đó bác sĩ đánh giá tình trạng răng và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Chữa tủy răng cửa có đau không?
Chữa tủy răng cửa có đau không? là câu hỏi mà hầu hết những khách hàng đang có nhu cầu điều trị đều cần có lời giải đáp. Thực tế, với sự tiến tiến bộ của ngành y khoa hiện nay thì việc điều trị tủy răng cửa hoàn toàn không đau. Trước khi điều trị tủy bác sĩ sẽ thực hiện dây tê với một lượng thuốc vừa đủ nên trong suốt thời gian điều trị tủy bạn sẽ không có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Sau khi hết thuốc tê nếu bạn gặp phải tình trạng hơi ê ê một chút thì đó cũng là điều hoàn toàn bình thường, những cơn ê đó sẽ nhanh chóng giảm dần và biến mất. Nếu khả năng chịu đựng của bạn kém thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau trong đơn thuốc mà bác sĩ đã kê.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sau điều trị tủy bị đau nhức, ê buốt kéo dài do lựa chọn địa chỉ nha khoa không uy tín, chất lượng dịch vụ chưa cao, đội ngũ bác sĩ thực hiện chưa đúng kỹ thuật. Do đó bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để quá trình chữa tủy răng cửa được diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng và an toàn, tránh tình trạng nguy cơ điều trị thất bại.
Phương pháp chữa tủy răng cửa
Viêm tủy răng cửa không những gây đau nhức, khó chịu cho chiếc răng bị viêm tủy mà còn có thể lây lan sang các răng kế bên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng toàn hàm. Do vậy, việc chữa tủy răng cửa sớm là điều cần thiết tránh để bệnh lý chuyển biến nặng.
Tình trạng viêm tủy có phục hồi
Với tình trạng này bác sĩ sẽ thực hiện lấy đi phần tủy bị bệnh và giữ lại phần tủy còn khỏe mạnh. Sau đó sử dụng những vật liệu nha khoa chuyên dụng để trám bít ống tủy đó. Khi ống tủy được bít kín lại sẽ ngăn chặn sự thâm nhập của vi khuẩn, giúp bảo toàn tối đa mô răng, kéo dài tuổi thọ của răng.
Tình trạng viêm tủy không phục hồi
Khi bị viêm tủy răng nặng bác sĩ sẽ phải lấy đi hết phần tủy bị viêm nhiễm rồi làm sạch bằng nước khoáng. Sau khi tủy được lấy đi hết bác sĩ sẽ thực hiện tạo hình ống tủy. Cuối cùng trám bít ống tủy bằng những vật liệu nha khoa để bảo toàn mô răng thật.
Tình trạng chết tủy
Như đã biết đây là tình trạng viêm tủy răng nghiêm trọng, chân răng đã bị suy yếu và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác thì nhổ răng là chỉ định cuối cùng bác sĩ đưa ra. Đây cũng là điều cần thiết để hạn chế làm tổn thương xương răng, nướu và các răng bên cạnh.
Lưu ý sau khi chữa tủy răng cửa
Tủy răng là nguồn nuôi dưỡng giúp duy trì sự sống và sức khỏe của răng. Khi tủy răng bị viêm nhiễm và cần điều trị để loại bỏ những phần tủy bị bệnh, từ đó nguồn nuôi dưỡng của răng bị mất đi nên răng sẽ bị giòn và dễ vỡ nên bạn cần lưu ý:
- Không cắn hoặc nhai trực tiếp bằng răng cửa đã lấy tủy
- Không ăn đồ quá chua, quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ gây kích ứng cho răng.
- Cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần/ngày để loại bỏ hoàn toàn những mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trong các kẽ răng. Khi sử dụng bạn nên dùng bàn chải có đầu lông mềm mịn và lực nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến răng. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn gây hại cho răng và cho khoang miệng.
- Nên bọc sứ thẩm mỹ để bảo vệ răng thật trước những tác động từ bên ngoài, tránh tình trạng gãy vỡ răng và mang lại thẩm mỹ cho hàm răng.
Chữa tủy răng cửa thời gian bao lâu và giá bao nhiêu?
Thời gian chữa tủy răng cửa phụ thuộc vào tình trạng răng, tay nghề của bác sĩ và sự phối hợp của khách hàng. Nhưng thông thường thời gian điều trị tủy răng cửa dao động từ 20 – 30 phút. Tuy nhiên, bạn sẽ cần một lần hẹn để bác sĩ làm sạch ổ viêm, tạo dáng và trám bít ống tủy để hoàn thành quá trình chữa tủy răng cửa.
Vậy nên, bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý để việc điều trị được diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.
Chữa tủy răng cửa là quy trình khá phức tạp và tốn thời gian hơn so với phương pháp trám răng thông thường nên giá điều trị tủy răng thường dao động từ 1 – 4 triệu vnđ/răng.
Để biết chính xác chi phí chữa tủy răng của mình hết bao nhiêu bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng răng, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp về quá trình chữa tủy răng cửa của bạn.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về chữa tủy răng cửa mà Nha khoa và đời sống đã cung cấp cho bạn. Hy vọng với những kiến thức đó sẽ giúp bạn thay đổi những thói quen hằng ngày để bảo vệ răng cửa cũng như răng toàn hàm, tránh những bệnh lý răng miệng. Để có nhiều kiến thức mới về răng miệng bạn hãy tiếp tục theo dõi trang web của chúng tôi nhé!