Bạn đã biết khi nào bác sĩ chỉ định nhổ răng cấm. Khi khám nha khoa đặc biệt là nhổ răng, khách hàng nên lựa chọn cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn và hiệu quả.Trên hết, nhiều khách hàng chưa rõ chi phí dịch vụ này. Mời bạn cập nhật giá nhổ răng cấm mới nhất.
Răng cấm là loại răng như thế nào?
Răng cấm thuộc nhóm răng hàm, là răng số 6 và số 7 trong cung răng tính từ ngoài và trong, hay còn gọi là răng cối lớn số 1 và số 2.
Mỗi người trưởng thành sẽ có 8 răng cấm chia đều cho hai hàm, mỗi hàm có 4 răng cấm. Những chiếc răng này có mặt nhai rộng, nhiều múi và hố rãnh, thân răng phình to.
Răng cấm là những chiếc răng đóng một vai trò khá quan trọng trên hàm răng, đảm nhiệm vai trò tạo ra lực cho toàn hàm khi nhai và lúc này sẽ dồn là bốn chiếc răng này.
Răng cấm thường mọc trong độ tuổi từ 6-12 tuổi. Đây là những răng vĩnh viễn, chỉ mọc duy nhất 1 lần và không mọc lại khi mất răng. Do vậy, răng cấm luôn cần phải được bảo tồn một cách tối đa.
Khi nào phải nhổ răng cấm?
Tất cả các răng trên cung hàm là một hệ thống liên kết chặt chẽ, nâng đỡ nhau. Răng chính là yếu tố quan trọng cho sự ổn định của xương hàm. Ngoài chức năng ăn nhai như chúng ta đã biết thì răng cũng là thành phần quan trọng trong việc phát âm và thẩm mỹ của khuôn miệng và gương mặt.
Nhổ răng cấm được xem là giải pháp cuối cùng và chỉ được chỉ định khi chúng bị tổn thương quá nặng và không thể bảo tồn được nữa.
- Răng cấm bị sâu quá nặng không thể hàn trám, phục hình bọc chụp hay điều trị tủy, phá hỏng cấu trúc răng.
- Răng 6, răng 7 bị viêm tủy, đã điều trị nhưng vẫn tái phát nhiều lần, tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Răng cấm bị sâu nặng không điều trị, thân răng bị mủn dần, tạo thành lỗ hổng lớn, chỉ còn lại chân răng.
- Chấn thương hoặc va đập mạnh khiến những chiếc răng cấm bị sứt mẻ, gãy, vỡ lớn không thể giữ lại răng.
- Răng lung lay do bị viêm nha chu nặng, tổ chức nha chu bị viêm nhiễm trên diện rộng, không thể điều trị phục hồi được răng. Nhổ răng trong trường hợp bị viêm nha chu nặng còn là để bảo vệ sức khỏe toàn thân.
Răng cấm đóng vai trò chủ lực trong việc ăn nhai. Vì vậy, sau khi nhổ răng cấm, bạn cần trồng lại răng mới càng sớm càng tốt.
Theo các chuyên gia, dù bất kì lí do nào khiến bạn mất răng, bạn nên phục hình răng cấm đã mất để khắc phục những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ của hàm.
Nhổ răng cấm có đau không phụ thuộc vào chiếc tay nghề, kỹ thuật của bác sỹ và vào tình trạng, hình thể cụ thể của răng cấm. Tuy nhiên với sự phát triển của y khoa, kĩ thuật nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome việc nhổ răng cấm có thể được thực hiện nhanh chóng và không gây biến chứng.
Cập nhật giá nhổ răng cấm mới nhất
Chi phí nhổ răng cấm thông thường dao động trong mức giá trung bình là từ 500,000 – 1,500,000 đồng/ răng tùy thuộc vào số chân răng còn sót lại và tình trạng răng có phức tạp hay không.
Tuy nhiên chi phí cũng phụ thuộc ít nhiều vào tình trạng răng có độ khó hay dễ, số lượng chân răng cũng như địa chỉ nha khoa thực hiện nhổ răng. Sự chênh lệch về giá giữa các nha khoa có thể dao động từ 200,000đ – 500,000đ/ răng.
Răng cấm thường có kích cỡ lớn hơn, nằm sâu trong góc hàm mà còn có nhiều chân răng. Chính vì vậy khi nhổ răng cấm cũng đòi hỏi kỹ thuật cao, tay nghề bác sĩ có kinh nghiệm. Bởi vậy, bạn hãy tìm hiểu thật kĩ để lựa chọn cơ sở uy tín và thực hiện nhổ răng cấm khi cần thiết nhé.