Hiện nay, răng sứ đang được nhiều người lựa chọn để thay đổi một màu áo mới cho hàm răng của mình, giúp khôi phục hàm răng bị đổi màu, răng lệch lạc,… Qua đó, giúp mang tới cho bạn một hàm răng đẹp, tự nhiên như răng thật. Bạn đã biết đến răng sứ chưa?. Nếu chưa hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Răng sứ là gì?
Răng sứ (tên tiếng anh là dental porcelain) là răng được làm bằng chất liệu sứ thẩm mỹ có màu sắc, hình dáng và kích thước tương tự như răng thật. Răng sứ có chức năng phục hình một số răng hoặc nhiều răng bị xỉn màu, bị hư hỏng, thay vào đó là một một màu răng trắng sáng, tự nhiên.
Răng sứ có khả năng chịu lực cao, thậm chí cao hơn răng thật của mình nên không làm ảnh hưởng đến quá quá trình ăn nhai sau này.
Làm Răng sứ không những bọc lên một lớp áo bên ngoài bề mặt của răng thật mà còn bao bọc toàn bộ răng cả bên trong, bên ngoài và 2 bên rìa giúp mang lại hàm răng trắng sáng toàn diện, đảm bảo tính thẩm mỹ khi cười.
Răng sứ gắn chặt vào nướu và có khả năng chống lại quá trình ăn mòn của axit, giảm tình trạng kích thích mô mồm, hạn chế hôi miệng, các bệnh lý về răng miệng và cho hiệu quả phục hình nhanh hơn chỉ sau 1 vài lần đến nha khoa.
Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ thường được sử dụng phổ biến hiện nay và đã mang lại một màu sắc mới cho hàm răng của rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên có rất nhiều khách hàng đang có ý định làm thường có những câu hỏi “Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?”. Dưới đây là một số giải đáp những thắc mắc đó.
Bọc răng sứ hoàn toàn không gây ra mùi hôi trong khoang miệng và cũng không phải là tác nhân chính gây ra hôi miệng. Bọc răng sứ xảy ra hiện tượng bị hôi miệng chỉ khi vệ sinh răng miệng sai cách, quá trình làm không đúng kỹ thuật, chất lượng răng không đảm bảo,… Trong quá trình bọc sứ nếu thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, khi thực hiện bác sĩ làm đúng kỹ thuật, lựa chọn chất liệu răng chất lượng thì hoàn toàn không bị hôi miệng trong suốt thời gian bọc sứ.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh hôi miệng:
Do tay nghề của bác sĩ
Khi bọc sứ bác sĩ không tính toán độ ăn khớp của mão sứ và răng làm cho mão sứ không ôm khít với chân răng. Từ đó gây ra những lỗ hổng làm cho vi khuẩn đi qua đó vào bên trong răng, tăng trưởng, phát triển làm cho răng thật bị tổn thương và lợi cũng bị ảnh hưởng, những vi khuẩn đó chính là tác nhân gây nên mùi hôi ở miệng.
Do một số bệnh lý
Bệnh lý về răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những mùi hôi trong miệng. Khi bạn đang gặp những bệnh lý về răng miệng thường gây ra chảy máu, mủ hay những mảng bám trắng, nếu không được điều trị khiến cho những bệnh lý đó ngày càng phát triển gây ra hôi miệng.
Do vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém là tác nhân chính gây ra mùi hôi ở miệng. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ không loại bỏ những thức ăn thừa trên các kẽ răng và lưỡi. Từ đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong làm phân hủy những thức ăn gây ra hôi miệng.
Trong khoang miệng không những chỉ có những thức ăn thừa mà còn có những mảng da chết, xác vi khuẩn do một số bệnh lý gây ra, do thiếu nước hay do hút thuốc lá. Nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên, ít nhất 2 lần/ ngày sẽ làm cho chúng ngày càng bám chặt trong khoang miệng gây ra những mùi hôi khó chịu, làm giảm tự tin khi giao tiếp.
Do hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ là ở nam giới mà còn có cả một số ít nữ giới. Trong thuốc lá có chứa hàm lượng chất nicotin cao làm ảnh hưởng đến chân răng, ảnh hưởng nướu, lưỡi và khoang miệng khiến khoang miệng bị tổn thương. Hút thuốc lá còn làm xuất hiện hiện nhiều mảng bám, cao răng ngày càng nhiều bám chặt trên bề mặt răng và chân răng. Nếu không đi lấy cao răng định kỳ để lại bỏ những cao răng đó sẽ làm cho vi khuẩn gây hại phát triển mạnh gây nên những mũi khó chịu trong miệng.
Nguyên nhân răng bọc sứ bị lung lay
Bọc răng sứ nhằm củng cố độ chắc khỏe và cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng, mang đến một nụ cười tự nhiên. Thế nhưng, trong quá trình bọc răng sứ nếu không tìm hiểu kỹ về vấn đề sứ, cách vệ sinh răng hay lựa chọn nha khoa uy tín sẽ dẫn đến răng bọc sứ bị lung lay sau thời gian dài sử dụng, gây khó khăn trong quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng.
Bọc răng sứ không đúng kỹ thuật
Bọc răng sứ bác sĩ phải tiến hành mài cùi răng thật để lắp mão sứ lên trên răng thật. Vậy nên, khi bác sĩ không có kỹ thuật và chuyên môn cao, không xác định được độ chính xác tỷ lệ men răng, khi mài sẽ làm xâm lấn sâu vào trong răng gây ảnh hưởng đến tủy răng. Tạo cơ hội cho vi khuẩn ăn sâu vào trong tủy răng gây ra viêm tủy, nặng hơn là chết tủy.
Tủy giống như các dây thần kinh có chức năng lưu thông máu nuôi dưỡng các tế bào, nếu như tủy bị ảnh hưởng sẽ làm giảm khả năng nuôi dưỡng răng, lâu dài sẽ làm răng giòn, dễ sứt mẻ, vỡ, thậm chí là mục nát. Từ đó răng thật bị mất đi làm cho mão sứ không còn chỗ bám dẫn đến hiện tượng răng bọc sứ bị lung lay.
Ngoài kỹ thuật mài răng thì kỹ thuật lắp răng sứ cũng đặc biệt quan trọng trong quá trình bọc răng sứ. Trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ có kỹ thuật kém không tính toán được độ khớp của mão sứ với trụ răng thật tạo ra lỗ hổng gây nên răng bọc sứ bị lung lay.
Khi mão sứ và trụ răng không được ôm khít vào nhau tạo cơ hội cho những thức ăn thừa dắt vào đó, làm cho vi khuẩn phát triển tấn công mạnh vào răng và lợi gây ra những bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, răng và lợi không bám dính lấy nhau gây ra hiện tượng răng bị lung lay.
Các mão sứ liên kết với răng thật bằng một lớp keo chuyên dụng. Khi lắp răng sứ lớp keo liên kết giữa 2 bộ phận này không được chắc chắn, lâu ngày sẽ bị ảnh hưởng bởi nước bọt, từ vi khuẩn hoặc trong thời gian dài gian vệ sinh răng miệng.
Chất liệu răng sứ kém chất lượng
Răng sứ có rất nhiều loại răng khác nhau như răng sứ kim loại, răng sứ titan, răng toàn sứ,… ngoài ra còn một số loại răng sứ khác. Mỗi loại răng sứ đều có những ưu điểm, nhược điểm và giá thành khác nhau.
Như chúng ta đã biết tiền nào thì của nấy đúng không ạ! Hiện nay có nhiều khách hàng ham rẻ, lựa chọn những loại răng sứ có giá thành rẻ, không rõ nguồn gốc và chất lượng không được đảm bảo. Khi bọc răng sứ được một thời gian răng sẽ có những biến chứng nghiêm trọng như kích ứng răng, nướu.
Chưa điều trị triệt để các bệnh lý về răng miệng
Một số bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng,…Khi răng miệng đang bị các bệnh lý có nghĩa là trong đó đang có những vi khuẩn gây bệnh, nó có thể phát triển mạnh bất cứ khi nào.
Vậy nên trước khi làm răng sứ cần phải sử dụng những phương pháp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đến răng miệng.
Khi bọc răng sứ những vi khuẩn đó nếu không được điều trị sẽ làm cho vi khuẩn ngày càng ăn sâu vào bên trong mô mềm, lợi, răng làm cho răng thật không còn chỗ bám gây ra hiện tượng răng bị lung lay, thậm chí là rụng răng. Từ đó làm cho các mão sứ cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng.
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng là việc không thể thiếu đối với răng miệng đặc biệt là xuyên suốt quá trình bọc răng sứ giúp loại bỏ thức ăn thừa, các mảng bám làm cho vi khuẩn không có cơ hội phát triển gây ảnh hưởng đến nướu làm cho răng bị lung lay.
Vậy nên vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách sẽ làm cho vi khuẩn tăng trưởng, phát triển, tấn công vào trụ răng thật gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, răng không còn chỗ bám dẫn đến răng bị lung lay, ảnh hưởng đến mão sứ bị lung lay.
Ngoài ra, mão sứ lung lay do bị va đập mạnh như bị tai nạn, ăn đồ ăn quá cứng hoăc lực nhai tập trung nhiều và thường xuyên ở vị trí răng bọc sứ.
Trên đây Nha khoa và đời sống đã cung cấp những kiến thức hữu ích về răng sứ. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn răng sứ thẩm mỹ để thay áo mới cho hàm hăng của mình.