Lấy cao răng có đau không? Cao răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Nhưng khi lấy cao răng nhiều người quan tâm không biết lấy cao răng có đau không? Hãy cùng Nha khoa và đời sống tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc về Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng là gì?
Lấy cao răng còn được gọi là cạo cao răng là một quy trình trong nha khoa, thường được thực hiện khi răng có một mảng bám tích tụ quá nhiều và không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường. Tác dụng của việc lấy cao răng là giúp loại bỏ mảng bám cao răng bám trên răng khiến cho răng bạn xỉn màu và gây mất thẩm mỹ với bộ răng, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng nói chung.
Lý do nên lấy cao răng
Lấy cao răng thường được bác sĩ khuyên nên thực hiện ít nhất 3 – 6 tháng/ lần. Vậy lý do vì sao cần lấy cao răng. Dưới đây là một số lợi ích của việc lấy cao răng:
Ngăn ngừa bệnh lý răng miệng
Cao răng được hình thành do quá trình vôi hóa những thức ăn thừa bám trên răng. Do vậy trong cao răng có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, nếu không được loại bỏ chúng sẽ phát triển và tấn công mô nướu, cấu trúc răng dẫn tới viêm nướu, sưng nướu, sâu răng, viêm tủy răng,… Do vậy việc lấy cao răng định kì là điều hoàn toàn cần thiết để giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Bảo vệ răng
Cao răng khi tích tụ quá nhiều ở vị trí chân răng sẽ dẫn tới hiện tượng tụt nướu, chảy máu chân răng, lung lay và ê buốt răng thậm chí rụng răng. Thực hiện lấy cao răng định kỳ có vai trò giúp bảo vệ cấu trúc xương hàm và sự vững chắc của chân răng.
Cải thiện thẩm mỹ
Cao răng thường có màu vàng hoặc nâu gây mất thẩm mỹ. Khi cười hay giao tiếp người đối diện nhìn vào sẽ cảm thấy mất thiện cảm khiến bạn cảm thấy ái ngại. Lấy cao răng là cách duy nhất giúp giữ cho bề mặt răng trở nên mịn màng và sáng hơn, cải thiện vẻ đẹp tổng thể của nụ cười của bạn.
Hơi thở thơm mát
Mảng bám cao răng có thể là nguồn gốc khiến miệng của bạn có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp. Loại bỏ cao răng giúp cải thiện hơi thở và tạo cảm giác sảng khoái hơn.
Lấy cao răng được đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng lấy cao răng quá nhiều lần cho phép vì có thể gây tổn thương răng, nướu. Vậy nên để đảm bảo an toàn và tối ưu sau quá trình lấy cao răng, bạn chỉ nên cạo cao răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần.
Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng thực chất chỉ là thủ thuật nha khoa đơn giản nhằm lấy đi mảng bám trên răng, dùng độ rung từ máy siêu âm để làm mảng vôi rời ra ngoài. Sau đó bác sĩ dùng bột đánh bóng để làm sạch các răng, giúp chúng trở nên trắng sáng, đều màu hơn. Còn với việc lấy cao răng có đau không thì còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
Mức độ vôi răng
Với những trường cao răng ít và nằm ở thân răng việc lấy cao răng diễn ra nhanh chóng, không gây ê buốt đến chân răng. Còn với trường hợp vôi răng lắng đọng và bám chặt dưới nướu răng thì việc lấy cao răng có thể gây ra cảm giác ê buốt. Tuy nhiên, những cảm giác ê buốt này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng.
Tình trạng răng miệng
Nếu bạn gặp bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu hay sâu răng thì việc lấy cao răng có thể dẫn tới tình trạng đau nhức, ê buốt khi lấy cao răng.
Kỹ thuật lấy cao răng
Với kỹ thuật lấy cao răng truyền thống thì việc lấy cao răng bị đau có thể xảy ra. Nhưng hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, cao răng được thực hiện bằng công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm giúp quá trình thực hiện nhanh chóng, xâm lấn vào răng hay nướu giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt.
Tay nghề bác sĩ
Lấy cao răng rất đơn giản, nhưng cũng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và nhẹ nhàng của bác sĩ để không ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh răng. Chính bởi vậy nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm thì việc lấy cao răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng. Còn nếu lấy cao răng bởi bác sĩ tay nghề kém thì phần trăm bạn gặp tổn thương răng, nướu là rất lớn.
Những lưu ý khi lấy cao răng
Để giảm thiểu những cảm giác đau nhức khi lấy cao răng bạn hãy lưu ý những vấn đề sau đây:
- Lựa chọn nha khoa uy tín và nha sĩ chuyên nghiệp, thực hiện đúng kỹ thuật để tránh những vấn đề răng miệng sau lấy cao răng.
- Phụ nữ có thai lấy cao răng là hoàn toàn cần thiết bởi hoocmon trong cơ thể thay đổi rất dễ dẫn đến các bệnh lý răng miệng. Nhưng với phụ nữ có thai, khi lấy cao răng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Ngay sau khi lấy cao răng không nên ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây tổn hại đến men răng, khiến răng ê buốt khi ăn uống.
- Hạn chế hút thuốc, sử dụng bia rượu hay các loại thực phẩm sẫm màu, nhiều axit như trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola… để duy trì hiệu quả sau lấy cao răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế ăn các loại thức ăn dẻo, nhiều đường vì chúng dễ bám vào răng hình thành cao răng.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên dùng bàn chải lông mềm, lực vừa phải vì có thể làm mòn men răng. Sử dụng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn nhằm loại bỏ các mảng bám còn sót lại.
- Khám và lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Với những thông tin chia sẻ ở trên chúng tôi mong rằng những thắc mắc của bạn liên quan đến cạo vôi răng có đau không. Mọi thắc mắc cần tư vấn hãy để lại thông tin bên giới để được Nha khoa và đời sống giải đáp.