Hiện nay, các đơn vị nha khoa phổ biến 2 quy trình niềng răng. Đó là quy trình niềng mắc cài và quy trình niềng Invisalign. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, theo dõi bài viết ngay sau đây của Nha khoa Quốc tế Phú Hòa nhé.
Giới thiệu các quy trình niềng răng hiện nay
Như đã đề cập đến ở phần mở đầu, hiện nay tại nha khoa áp dụng 2 quy trình niềng răng chính. Tương ứng với 2 phương pháp niềng răng phổ biến là mắc cài và niềng răng vô hình.
Khái quát quy trình niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài và dây thun để tác dụng đưa răng về vị trí như mong muốn. Phương pháp thường áp dụng cho các trường hợp răng miệng bị sai lệch nặng. Có chi phí trung bình thấp hơn niềng răng vô hình.
Quy trình thực hiện niềng răng mắc cài gồm 6 bước cơ bản. Bắt đầu bằng việc thăm khám tư vấn nha khoa và kết thúc bằng việc đeo hàm duy trì sau niềng răng. Đây được xem là quy trình tiêu chuẩn, được áp dụng tại hầu hết nha khoa và cho kết quả niềng răng tốt nhất hiện nay với phương pháp niềng răng mắc cài.
Khái quát quy trình niềng răng vô hình
Niềng răng vô hình hay còn được gọi là niềng răng trong suốt là phương pháp niềng răng hiện đại. Thay vì sử dụng hệ thống mắc cài, niềng răng vô hình sử dụng hệ thống khay niềng trong suốt để đưa răng về vị trí đúng. Hệ thống khay niềng không được gắn cố định vào răng mà có thể tháo rời theo mong muốn của chủ nhân. Nên nó đem lại sự thoải mái tối đa cho người niềng. Niềng răng trong suốt có mức chi phí trung bình cao hơn so với niềng răng bằng mắc cài.
Quy trình thực hiện niềng răng trong suốt cũng gồm 6 bước cơ bản như niềng răng mắc cài. Cũng bắt đầu bằng việc thăm khám tư vấn tuy nhiên lại kết thúc bằng việc tháo niềng răng vô hình. Sau khi niềng răng trong suốt, người niềng răng không phải đeo hàm duy trì.
Các bước niềng răng mắc cài chi tiết
Bước 1: Thăm khám tư vấn
Trong bước này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng và tình trạng sai lệch răng của bạn.
Trong trường hợp sức khỏe răng miệng của bạn không đảm bảo, bạn có thể sẽ phải điều trị dứt điểm các bệnh lý trước khi niềng răng. Các máy chụp x-quang răng cũng được sử dụng trong bước này để đưa ra những đánh giá chính xác về độ sai lệch của răng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả này để tư vấn phương pháp và loại niềng răng phù hợp cho bạn.
Bước 2: Lấy mẫu răng, thiết kế mắc cài
Sau khi bạn lựa chọn loại niềng răng phù hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu răng để thiết kế mắc cài. Mắc cài sẽ được chế tác tương ứng với tình trạng sai lệch răng miệng của bạn. Và sẽ thay đổi trong những lần thay mắc cài sau.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng, gắn mắc cài
Khi hoàn thiện việc chế tác mắc cài (thường từ 5 đến 7 ngày), các bác sĩ tiến hành gắn mắc cài niềng răng cho bạn. Việc gắn mắc cài sẽ bắt đầu bằng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn gây hại. Sau đó từng nút mắc cài sẽ được gắn lần lượt lên phần thân răng sai lệch. Khi gắn mắc cài xong, bạn thường có cảm giác ê răng nhẹ vì chưa quen với sự xuất hiện của niềng răng.
Bước 4: Thăm khám định kỳ tại Nha khoa
Sau khi bạn gắn xong mắc cài lên răng, các bác sĩ sẽ lên lịch và hẹn bạn đến kiểm tra. Quá trình kiểm tra này thường diễn ra 6 tháng/ 1 lần. Kế hoạch kiểm tra định kỳ này giúp cho cả bác sĩ và bạn theo dõi được hiệu quả của quá trình niềng răng. Cũng như dự tính được thời gian tháo niềng răng cho bạn sau này.
Bước 5: Tháo mắc cài
Khi răng sai lệch đã về vị trí như mong muốn. Các bác sĩ sẽ tháo mắc cài niềng răng cho bạn. Sau khi tháo niềng răng, bạn sẽ có một diện mạo mới, nụ cười của bạn cũng trở nên đẹp và tự tin hơn.