Thứ tự mọc răng sữa của trẻ và dấu hiệu

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ là như thế nào? Khi trẻ mọc răng sữa có những dấu hiệu nào? Ba mẹ nên chăm sóc, lưu ý điều gì khi các bé mọc răng sữa để đảm bảo sức khỏe của bé? Mọc răng sữa là giai đoạn quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Vậy nên, giai đoạn này phụ huynh cần quan sát, chăm sóc bé kỹ lưỡng hơn. Để ba mẹ chuẩn bị chăm sóc trẻ tốt hơn trong giai đoạn này Nha khoa và đời sống chia sẻ một vài dấu hiệu, thứ tự mọc răng sữa ở trẻ để phụ huynh theo dõi trong bài viết này.

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ và dấu hiệu
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ và dấu hiệu

Các dấu hiệu trẻ mọc răng sữa

Khi trẻ mọc răng sữa ba mẹ có thể theo dõi một số dấu hiệu dưới đây để dễ nhận biết và có cách chăm sóc trẻ tốt nhất.

Trẻ chảy dãi nhiều hơn bình thường:

Trẻ bắt đầu mọc răng tình trạng chảy nước dãi sẽ nhiều hơn do cơ chế hoạt động của dây thần kinh số 5 bị kích thích. Ngoài ra, do giai đoạn này trẻ còn nhỏ và kỹ năng nuốt nước bọt chưa hoàn thiện cũng như khoang miệng của trẻ còn nông nên nước dãi của trẻ bị chảy ra ngoài nhiều. Ba mẹ nên quan sát và lau sạch cho các bé.

Các dấu hiệu trẻ mọc răng sữa
Các dấu hiệu trẻ mọc răng sữa

Cằm bị nổi mẩn

Khi nước dãi của trẻ chảy nhiều, da vùng cằm bị tiếp xúc nhiều và dù ba mẹ có lau hết nước dãi của trẻ nhưng vẫn có thể khiến cằm của bị bị mẩn đỏ. Lúc này, ngoài việc lau hết nước dãi của trẻ chảy ra thì ba mẹ nên vệ sinh, chăm sóc, vệ sinh sạch, cẩn thận vùng da cho bé.

Trẻ thích cắn, gặm đồ

Răng sữa của trẻ bắt đầu nhú lên sẽ khiến trẻ khó chịu và có xu hướng tìm đồ vật xung quanh để cắn, gặm để cảm thấy thoải mái hơn. Vậy nên, ba mẹ nên lưu ý lựa chọn các đồ chơi mềm để khi trẻ cầm cắn không bị tổn thương nướu..

Trẻ bị chán ăn, không muốn ăn

Quá trình răng mọc khiến bé cảm thấy khó chịu, không muốn ăn, chán ăn có thể khiến sức khỏe của bé yếu hơn. Ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân bé chán ăn, lựa chọn thực phẩm dễ ăn mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Trẻ có thể bị sốt, dễ bị ho, sặc, quấy khóc

Một số trẻ khi mọc răng sẽ bị sốt có thể nhẹ và nặng hơn nếu không phát hiện sớm. Ngoài ra, nước dãi trong quá trình mọc răng sữa của trẻ chảy ra nhiều và đọng ở cả khoang miệng dễ khiến trẻ bị ho, sặc và có thể khiến trẻ bị nôn, chớ, khóc quấy.

Nếu quan sát có các dấu hiệu trẻ mọc răng sữa thì ba mẹ nên quan sát, tìm hiểu đưa trẻ thăm khám bác sĩ để có cách chăm sóc trẻ phù hợp nhất nhé.

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ như thế nào?

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ như thế nào?
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ như thế nào?

Giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng sữa sẽ theo một thứ tự nhất định và không mọc liền một lúc. Điều này cũng giúp trẻ thoải mái, ba mẹ dễ dàng chăm sóc bé hơn. Thứ tự mọc răng sữa của trẻ cụ thể là:

  • Khi bé từ 6 đến 10 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng cửa đầu tiên và vị trí 2 răng cửa ở hàm dưới sẽ là các răng đầu tiên.
  • Bé từ 8 đến 12 tháng tuổi sẽ tiếp tục mọc thêm 2 chiếc răng cửa ở hàm trên.
  • Từ 9 đến 13 tháng tuổi răng của bé sẽ tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa bên ở hàm trên hay thường gọi là số 2. Khi này bé đã có 4 răng cửa hàm trên.
  • Từ 10 đến 16 tháng tuổi thì răng của bé sẽ tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa bên hàm dưới.
  • Từ 13 đến 19 tháng tuổi thì những chiếc răng hàm đầu tiên của bé bắt đầu mọc lên.
  • Từ 16 đến 22 tháng tuổi bé sẽ mọc 2 chiếc răng nanh ở hàm trên.
  • Từ 17 đến 23 tháng tuổi thì bé tiếp tục mọc 2 chiếc răng nanh ở hàm dưới.
  • Từ 23 đến 31 tháng tuổi, lúc này bé mọc tiếp 2 chiếc răng hàm tiếp theo ở hàm dưới.
  • Từ 25 đến 33 tháng tuổi thì các bé sẽ mọc nốt 2 chiếc răng hàm cuối cùng ở hàm trên.

Đây là thứ tự mọc răng sữa thông thường của hầu hết các bé, ba mẹ có thể tham khảo và vẫn cần quan sát quá trình bé mọc răng để giúp bé thoải mái hơn nhé!

Một số lưu ý khi trẻ mọc răng sữa

Một số lưu ý khi trẻ mọc răng sữa
Một số lưu ý khi trẻ mọc răng sữa

Quá trình trẻ mọc răng sữa, trẻ sẽ cắn, gặm nhiều đồ, trẻ có thể ăn rau, củ, quả thực phẩm nên ba mẹ cần chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách để hạn chế các bệnh lý răng miệng. Ba mẹ cũng nên đưa các bé thăm khám sức khỏe răng miệng sớm để được các bác sĩ kiểm tra, điều trị các bệnh lý cho bé nếu có.

Dưới đây là một số lưu ý để ba mẹ chăm sóc răng miệng cho bé trong giai đoạn mọc răng sữa tốt hơn:

  • Nếu ba mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu mọc răng sữa thì ba mẹ có thể cho bé ăn sữa bột, cháo loãng để trẻ dễ ăn, tránh đồ cứng vì tổn thương nướu khiến trẻ bị đau.
  • Nếu trẻ bị sốt, ho ba mẹ có thể thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp, tránh tình trạng tự mua thuốc gây ảnh hưởng sức khỏe của bé.
  • Giai đoạn này trẻ rất thích gặm đồ vật nên ba mẹ ngoài việc lựa chọn đồ chơi mềm cho bé thì cần vệ sinh sạch để tránh bị tổn thương nướu và trẻ không bị nhiễm khuẩn khi bé sử dụng đồ chơi.
  • Ngoài ra, việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách cũng vô cùng quan trọng. Ba mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ tự chải răng bằng bàn chải lông mềm khi trẻ được hơn 1 tuổi để trẻ làm quen.
  • Ba mẹ cần đưa bé thăm khám răng miệng định kỳ để sức khỏe răng miệng của bé được đảm bảo tốt nhất.

Trên đây Nha khoa và đời sống đã chia sẻ một số thông tin về thứ tự mọc răng sữa của trẻ và những lưu ý khi chăm sóc răng cho trẻ. Nếu phụ huynh nào còn bất kỳ thắc mắc gì có thể bình luận dưới bài viết để Nha khoa và đời sống giải đáp cho bạn ngay nhé!

Tags:
Bình luận của bạn
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám