2 cách chữa sái quai hàm và lưu ý sau điều trị

Sái quai hàm là tình trạng đã có nhiều người gặp phải, đôi khi chỉ là ngáp mạnh một chút mà tự nhiên lại bị sái quai hàm. Vậy sái quai hàm là gì? Nguyên nhân nào gây ra sái quai hàm? Triệu chứng và cách chữa là gì? Cùng theo dõi bài viết này để hiểu rõ và biết cách chữa bạn nhé.

2 cách chữa sái quai hàm và lưu ý sau điều trị
2 cách chữa sái quai hàm và lưu ý sau điều trị

Sái quai hàm (trẹo quai hàm) là gì?

Sái quai hàm xảy ra do ở phần gân của xương quai hàm và phần bắp thịt xảy ra chấn động mạnh. Khớp thái dương nối xương hàm dưới và xương sọ, Đóng vai trò rất quan trọng trong khớp cắn và khả năng ăn nhai. Chính vì thế khi bị chệch khớp sẽ làm ta cảm thấy đau ngay cả khi há miệng và còn nghe tiếng lộc cộc phát ra từ trong miệng.

Nguyên nhân sái quai hàm?

Nguyên nhân sái quai hàm thường gặp nhất là lúc đột ngột ngáp to, hoặc cười lớn khiến khớp thái dương bị mở quá hơn so với bình thường làm chệch khớp. Không chỉ do ngáp, cười to mà một số nguyên nhân khác có thể gây ra sái quai hàm như: thường xuyên nằm sấp hoặc nằm nghiêng quá lâu, ngủ sai tư thế; họng, miệng bị viêm nhiễm; thói quen nghiến răng trong lúc ngủ; tai nạn ngoài ý muốn khiến khu vực hàm bị tổn thương; căng thẳng kéo dài.

Nguyên nhân sái quai hàm?
Nguyên nhân sái quai hàm?

Triệu chứng sái quai hàm là gì?

Nghe thấy tiếng lộc cộc khi há miệng

Xương hàm bị chệch ra khỏi khớp, nên khi há miệng có thể nghe thấy tiếng lộc cộc. Tiếng động này gây khó chịu cho bạn trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí trong lúc ngủ cũng có thể nghe tiếng lộc cộc phát ra từ khu vực xương hàm của mình.

Cứng ở giữa cổ và quai hàm

Khu vực giữa quai hàm và cổ bị cứng lại khiến các cử động bình thường, nhỏ nhặt trở nên khó khăn, kể cả hơi xoay cổ cũng khó và làm bạn cảm thấy đau. Đây là triệu chứng tương đối phổ biến, thậm chí khi sáng thức dậy việc xoay cổ nhẹ nhàng khởi động cho một ngày cũng không xoay được.

Đau mỏi vùng trước tai, tai bị ù

Khi bị chệch khớp cắn không chỉ bị đau ở hàm mà còn bị đau lên vùng hai bên tại và đầu. Nguyên nhân là do quai hàm là điểm nổi giữa xương sọ và xương hàm nên việc bị chật khớp ở vị trí này khiến cho việc cử động nhẹ vùng giữa đầu và cổ cũng gây ra đau, cảm nhận được cả bên trong tai. Việc này cũng có thể làm ảnh hưởng đến tai như: đau tai, không nghe rõ tiếng mọi người nói chuyện, …

Đau mỏi vùng trước tai, tai bị ù
Đau mỏi vùng trước tai, tai bị ù

Sái quai hàm có nguy hiểm không?

Sái quai hàm rất nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng như méo miệng, lệch hàm và để lâu không chữa trị rất nguy hiểm. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để nắn chỉnh lại hàm hoặc phẫu thuật trong tình huống bắt buộc.

Ngáp sái quai hàm

Ngáp sái quai hàm là tình huống thường gặp nhất ở mọi người. Đôi khi chỉ là ngáp đột ngột, ngáp to hơn bình thường nên làm hàm bị chệch khớp. Thông thường bạn chỉ cần đến gặp bác sĩ để nắn chỉnh lại là khớp quai hàm lại hoạt động lại bình thường.

Ngáp to, đột ngột có thể làm sái quai hàm
Ngáp to, đột ngột có thể làm sái quai hàm

Sái quai hàm có tự khỏi không?

Có một số trường hợp sái quai hàm nhẹ có thể tự khỏi, sớm trở lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, nếu trong một thời gian mà quai hàm không trở lại trạng thái ban đầu thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. Không nên để lâu vì có thể sẽ gây ra những biến chứng khó lường, nặng hơn ban đầu rất nhiều.

Sái quai hàm để lâu có sao không?

Sái quai hàm để lâu có thể gây ra những cơn đau và khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Một số trương hợp trở nặng có thể làm bạn bị méo miệng, lệch hàm khó chữa. Do đó, không nên chủ quan, kéo dài tình trạng này bạn nhé.

Sái quai hàm để lâu có sao không?
Sái quai hàm để lâu có sao không?

2 cách chữa sái quai hàm

Nắn quai hàm

Phương pháp nắn quai hàm thường được dùng trong các trường hợp sai lệch khớp mức độ nhẹ. Tuy nhìn trông rất đơn giản nhưng cần phải hiểu chuyên môn mới làm được, tuyệt đối không tự làm theo ở nhà vì có thể làm bệnh trở nặng và khó chữa hơn.

Quy trình nắn quai hàm được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Bác sĩ tiêm thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ cho người bị lệch quai hàm.

Bước 2: Người bị lệch quai hàm ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và thoải mái.

Bước 3: Giữa mặt nhai của hai hàm răng hai bên được bác sĩ đặt vào 2 miếng gạc để giảm ma sát.

Nắn quai hàm
Nắn quai hàm

Bước 4: Bác sĩ thực hiện nắn chỉnh lại xương hàm.

Bước 5: Khi người bị sái quai hàm cảm thấy thoải mái, không còn đau, vướng hay khó khăn khi cử động miệng nữa là đã nắn chỉnh xong.

Đa số các trường hợp bị sái quai hàm đều có thể nắn chỉnh để trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp chệch khớp nặng cần có sự kết hợp của máy móc và bác sĩ để thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật

Với những người bị sái quai hàm nặng, không thể dùng phương pháp nắn chỉnh để cải thiện thì phương pháp phẫu thuật hàm là lựa chọn cuối. Rất ít người phải sử dụng phương pháp này, hầu hết mọi người đều bị ở mức độ nhẹ.

Nếu bạn hay người thân gặp phải tình trạng này thì nên tìm đến bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để tiến hành phẫu thuật. Ca phẫu thuật cần được bác sĩ có tay nghề cao, uy tín để có thể yên tâm gửi niềm tin. Nếu thực hiện bởi địa chỉ không uy tín rất có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, do đó hãy tìm hiểu và lựa chọn kĩ lưỡng.

Phẫu thuật điều trị sái quai hàm
Phẫu thuật điều trị sái quai hàm

Lưu ý sau điều trị sái quai hàm

Sau khi được bác sĩ điều trị sái quai hàm, bạn nên hạn chế nói chuyện nhiều, ngáp to, hoặc há miệng lớn. Có thể áp dụng một số bài tập luyện cơ miệng, tập massage quai hàm để giúp quai hàm hồi phục nhanh hơn.

Bên cạnh đó, để dự phòng, tránh bệnh cũ tái phát thì bạn cần: hạn chế cười lớn đột ngột, ngáp quá to; ăn thức ăn mềm, lỏng, hạn chế ăn thực phẩm khô cứng và giòn; bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ, tránh va chạm mạnh tới vùng quai hàm; chườm khăn ấm để giảm chuột rút, co cứng cơ quai hàm; duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý, lành mạnh; ngủ đúng tư thế, ngủ đủ giấc, đúng giờ; hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, stress…

Lưu ý sau điều trị sái quai hàm
Lưu ý sau điều trị sái quai hàm

Bài viết này Nha khoa và Đời sống đã thông tin đầy đủ đến bạn về tình trạng sai khớp cắn cũng như cách điều trị. Hãy lưu lại và bỏ túi thông tin hữu ích này nhé.

Nhớ theo dõi trang web này thường xuyên để liên tục cập nhật được những bài viết mới, kiến thức bổ ích tiếp theo nhé!

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám