Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Hôi miệng là vấn đề thường gặp ở tất cả mọi người và thường mất đi nếu vệ sinh răng miệng tốt. Tuy nhiên, ở một số người sau vệ sinh răng miệng kỹ vẫn có mùi hôi miệng nên lo lắng có phải mình mắc bệnh gì không? Cùng tìm hiểu một số bệnh có thể gặp phải khi bị hôi miệng kéo dài dưới đây.
Cách nhận biết hôi miệng
Nhiều người bị hôi miệng nhưng không biết mình đang bị. Để kiểm tra xem bạn có bị hôi miệng không, có một số cách đơn giản và hiệu quả:
Dùng phương pháp “liếm mu bàn tay”
Hãy liếm nhẹ mu bàn tay của bạn, để nó khô trong khoảng 10 giây, sau đó ngửi mu bàn tay. Nếu có mùi khó chịu, bạn có thể đang bị hôi miệng.
Kiểm tra với chỉ nha khoa
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch giữa răng. Sau khi sử dụng, bạn có thể ngửi chỉ nha khoa. Nếu có mùi hôi, đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể có vấn đề về hôi miệng.
Dùng muỗng để kiểm tra lưỡi
Lấy một muỗng nhỏ, cạo nhẹ phần phía sau của lưỡi, nơi thường có lớp màng vi khuẩn. Sau đó ngửi muỗng để kiểm tra xem có mùi hôi không.
Hỏi người thân hoặc bạn bè
Người thân hoặc bạn bè có thể giúp bạn kiểm tra một cách trung thực. Bạn có thể hỏi họ về hơi thở của mình sau khi nói chuyện hoặc ăn uống.
Dùng miếng thử hôi miệng
Một số hiệu thuốc bán miếng thử hơi thở, giúp bạn kiểm tra độ tươi của hơi thở một cách nhanh chóng.
Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?
Hôi miệng không phải là bệnh lý những nếu tình trạng hôi miệng kéo có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh nào đó. Sau đây là một số bệnh có thể gặp phải khi miệng bị hôi.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng. Tình trạng này xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và đôi khi lên đến miệng, nó có thể làm mất cân bằng vi khuẩn trong miệng, làm cho hơi thở có mùi chua hoặc khó chịu.
Sâu răng
Sâu răng là do vi khuẩn có hại tấn men răng và ngà răng tạo nên những lỗ sâu ở răng. Tại những lỗ sâu đó thức ăn có thể bị nhồi nhét vào bên trong, lâu ngày gây nên mùi hôi khó chịu.
Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là do sâu răng lâu ngày không được điều trị. Khi tủy răng bị viêm, các tế bào mô trong tủy sẽ phân hủy. Ngoài những triệu chứng đau nhức, khó chịu viêm tủy răng còn khiến miệng có mùi hôi, ảnh hưởng đến giao tiếp.
Bệnh lý nội khoa
Bệnh nội nha như tiểu đường, bệnh về gan thận cũng có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu.
Một số bệnh khác
Hôi miệng có thể là dấu hiệu của các bệnh như: Viêm phổi, Viêm xoang, Viêm amidan, Viêm phế quản mãn tính,…
Qua đây có thể thấy hôi miệng rất nguy hiểm, bởi vậy nếu đã vệ sinh răng miệng kỹ nhưng miệng vẫn có mùi hôi bạn hãy đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm ra cách điều trị tránh để bệnh chuyển nặng hơn dẫn đến khó chữa, tốn chi phí.
Làm gì để giảm mùi hôi miệng?
Hôi miệng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy cần dựa vào từng tình trạng để tìm ra cách giảm hôi miệng.
Hôi miệng sinh lý
Nếu hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém thì cách để giảm hôi miệng rất đơn giản là bạn chỉ cần thay đổi cách vệ sinh răng miệng. Bạn cần vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày (sáng và tối) với kem đánh răng có chứa flour. Bên cạnh đó hãy dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng hoặc máy tăm nước để hỗ trợ việc vệ sinh răng miệng tốt hơn.
Hôi miệng do bệnh lý răng miệng
Nếu hôi miệng do sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng,… bạn hãy đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và đưa ra cách điều trị.
Nếu sâu răng bác sĩ sẽ loại bỏ những phần răng bị sâu, sau đó trám bít lại để bảo vệ răng.
Hôi miệng do viêm tủy răng hoặc hoại tử tủy bác sĩ sẽ lấy hết những phần tủy răng bị hư hỏng. Tiếp đến là trám bít lại hoặc bọc răng sứ để bảo vệ và duy trì chức năng của răng.
Nếu do viêm nướu, viêm nha chu gây ra mùi hôi bác sĩ sẽ lấy cao răng, nạo túi nha chu nếu cần thiết. Kết hợp với đó là vệ sinh răng miệng và thay đổi chế độ ăn uống.
Ngoài ra, còn một số trường hợp hôi miệng có thể là do làm răng giả kém chất lượng. Khi đó cần phải thay răng giả chất lượng hơn.
Hôi miệng do bệnh lý toàn thân
Với những trường hợp hôi miệng do bệnh lý toàn thân việc quan trọng là đến bệnh viện để bác sĩ làm các xét nghiệm. Căn cứ vào kết quả thu nhận được bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp.
Trên đây là một số chia sẻ của Nha khoa và đời sống về hôi miệng và những bệnh lý liên quan khi bị hôi miệng kéo dài. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang lại những kiến thức mới bổ ích cho bạn.