Có bầu trồng răng được không? Trồng răng là phương pháp cần được thực hiện để khôi phục lại chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của những chiếc răng đã mất. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai nếu bị mất răng thì có thể trồng răng không? Cùng Nha khoa và đời sống tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vì sao cần trồng lại răng đã mất?
Nhiều người có suy nghĩ rằng mất răng là chuyện bình thường, có thể sử dụng các răng khác để ăn nhai. Nhưng đây là những suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi mất răng sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng:
Giảm thẩm mỹ
Mất răng sẽ để loại một khoảng trống trên hàm răng làm cho thẩm mỹ nụ cười không được đẹp, nhất là đối với những răng cửa. Về lâu dài mất răng còn dẫn tới khuôn mặt bị thay đổi do xương hàm tại vị trí răng mất có thể bị tiêu đi, các cơ nâng đỡ khuôn mặt không còn được ổn định. Điều này khiến người mất răng cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp.
Ảnh hưởng đến việc ăn nhai
Dù mất bất kì một răng nào cũng khiến việc cắn xé, nhai nghiền thức ăn bị giảm sút. Trong khi đó phụ nữ mang thai cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hằng ngày. Bởi vậy khi ăn nhai giảm khó khăn dẫn tới chán ăn sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Do vậy việc trồng lại răng mất là điều nên làm.
Tiêu xương hàm
Xương hàm chỉ phát triển khi có sự tác động của chân răng. Khi mất răng xương hàm tại vị trí răng mất sẽ không còn lực tác động lâu ngày mất độ xương hàm sẽ bị giảm sút.
Xô lệch răng
Khi mất răng các răng xung quanh sẽ không có điểm tựa, kết hợp với việc tiêu xương hàm chúng sẽ dần nghiêng về phía răng mất gây sai lệch khớp cắn.
Vệ sinh răng miệng khó khăn
Phụ nữ mang thai hàm lượng hoocmon trong cơ thể sẽ thay đổi khiến mẹ bầu dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng. Khi mất răng thức ăn sẽ có cơ hội đọng lại trong các kẽ răng, nếu không vệ sinh kĩ kèm sự thay đổi của cơ thể nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng sẽ tăng cao hơn.
Do vậy việc trồng lại răng đã mất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của miệng cũng như ngoại hình của bạn.
Có bầu trồng răng được không?
Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu làm tăng nguy cơ mất răng sớm hơn. Nếu không may bị mất răng nhiều chị em phụ nữ khi mang thai thắc mắc Có bầu trồng răng được không?
Theo bác sĩ tiểu phẫu cho biết trồng răng không nên thực hiện trong thời gian mang thai. Bởi đây là thời điểm cơ thể mẹ rất nhạy cảm nên rất dễ xảy ra những biến chứng không mong muốn.
Ngoài ra, trong quá trình trồng răng bác sĩ sẽ cần phải chụp phim x-quang, sử dụng thuốc tê trong quá trình thực hiện. Với phương pháp trồng răng implant sau khi tiểu phẫu bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ, do vậy bác sĩ khuyến cáo không nên trồng răng implant trong thời gian mang thai.
Vì vậy, trong thời gian mang bầu, các mẹ có thể sử dụng phương pháp làm răng giả tạm thời. Sau khi sinh em bé mẹ sẽ cân nhắc quay lại nha khoa để thực hiện trồng răng, khôi phục răng mất sớm nhất để tránh tất cả những hậu quả do mất răng gây ra nêu trên.
Tuy nhiên, khi làm răng giả bạn cần đến những địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm để có lời khuyên cũng như cách thực hiện phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe mà vẫn có thể ăn nhai tốt trong thời gian có bầu.
Cách để ngăn chặn bệnh lý răng miệng khi mang thai
Trong quá trình mang thai, việc chăm sóc răng miệng cực kỳ quan trọng vì sự thay đổi hormone có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh lý răng miệng. Dưới đây là một số cách để ngăn chặn bệnh lý răng miệng khi mang thai:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và sử dụng kem đánh răng chứa fluoride. Đảm bảo bạn chải sạch cả răng và nướu. Đặc biệt quan trọng là chải răng trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám ngày dễ gây bệnh lý răng miệng.
Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng
Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám ở những nơi bàn chải không thể tiếp cận được. Nước súc miệng không chứa cồn cũng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm việc hình thành mảng bám.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Bổ sung những thực phẩm lành mạnh bao gồm trái cây, rau quả, sữa, thịt, trứng, cá, hải sản,… để hỗ trợ sức khỏe răng miệng và giúp cả mẹ và bé phát triển khỏe mạnh.
Kiểm tra và chăm sóc định kỳ
Trong thời gian mang thai mẹ nên đến nha khoa thăm khám răng miệng định kì, nếu có dấu hiệu của bệnh lý hãy liên hệ với bác sĩ sẽ để để kiểm tra và có cách điều trị phù hợp.
Bài viết trên đây đã giúp các mẹ bầu giải đáp câu hỏi Có bầu trồng răng được không? Nếu cần tư vấn bạn hãy để lại thông tin dưới bình luận đội ngũ Nha khoa và đời sống sẽ giúp bạn giải đáp.