Bệnh chua miệng là gì? Làm thế nào để hết bị chua miệng?

Bị chua miệng, hôi miệng là nguyên nhân khiến bạn ăn uống không ngon, thiếu tự tin khi giao tiếp. Cùng Nha khoa và đời sống tìm hiểu ngay nguyên nhân khiến bị chua miệng, làm thế nào để hết chua miệng hiệu quả.

Benh chua mieng
Làm thế nào để hết bị chua miệng?

Bệnh chua miệng là gì?

Bị chua miệng là một trong những triệu chứng có thể bắt gặp ở khá nhiều người gây ra nhiều phiền toái.

Theo các bác sĩ nha khoa, bị chua miệng không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng khi bạn mắc phải một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy lưỡi có vị chua bất thường trong một thời gian dài và kèm theo hơi thở có mùi khó chịu.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chua miệng

Bị chua miệng do dạ dày

Nếu như bạn cảm thấy sau mỗi lần ăn hoặc uống nước bị chua miệng thì rất có thể đó là do chứng trào ngược dịch vị của dạ dày, mặc dù bạn không thấy bị ợ. Đây là hiện tượng do dư thừa axit trong dạ dày nên các dịch (gồm axit HCI, men tiêu hóa, dịch mật) bị đẩy ngược lên trên thực quản, tập trung và đọng lại ở hầu họng.

Quá trình trào ngược làm tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn, khi đó nước bọt có lẫn cả dịch dạ dày nên sẽ có vị chua hoặc đắng. Đây chính là lý do người bệnh trào ngược dạ dày thường bị chua miệng

Chua mieng
Bị chua miệng do mắc bệnh trào ngược dạ dày

Khi gặp phải những triệu chứng này người bệnh nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám sớm nhất.

Chua miệng do bệnh về răng

Một số bệnh lý răng miệng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị chua miệng. Nếu răng miệng không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu hoặc trồng răng giả thì bạn cũng có thể gặp phải tình trạng bị chua miệng. Vì thế bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách để tránh vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Ngoài ra, bị chua miệng còn do những tác dụng phụ của một số thuốc, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, kích thích dạ dày phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến viêm, loét, trào ngược

Khắc phục hiện tượng chua miệng bằng cách nào?

Về chế độ ăn uống

Trong thời gian bị chua miệng bạn không nên ăn những loại thức ăn chua cay và nhiều dầu mỡ, gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản.  Kiêng những loại nước uống có gas, cà phê, bia rượu. Đồng thời, không nên hút thuốc lá và tránh để đầu óc căng thẳng.không nên ăn hoa quả có tính axit ( cam, chanh…) khi đói.

Tốt hơn hết người bệnh nên có chế độ ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm và vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau mỗi bữa ăn. Những biện pháp này sẽ giúp dạ dày hạn chế tiết axit, từ đó giảm tình trạng chua miệng.

Mẹo chữa chua miệng dân gian

Ngoài việc để ý chế độ ăn uống giúp giảm thiểu tình trạng răng miệng bị chua, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa chua miệng dân gian từ gừng, nước chanh đường, lá bạc hà…

+ Uống nước chanh đường hoặc nhai vỏ chanh mỗi ngày vừa giúp khử mùi hôi miệng vừa khiến miệng hết chua hiệu quả.

+ Gừng cắt mỏng pha trà uống hoặc nhai cùng với 1 lát chanh mỏng ngày 2-3 lần sẽ giúp chữa hôi miệng và giảm cả tình trạng bị chua miệng hiệu quả…

Chua mieng
Sử dụng gừng, tỏi, chanh,… là mẹo dân gian để chữa chứng bị chua miệng

Bị chua miệng do mắc bệnh lý răng miệng

Để giảm vị chua trong miệng, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày

Để trị khỏi triệt để tình trạng chua miệng do bệnh răng miệng gây nên tốt nhất bệnh nhân nên đến gặp các bác sĩ nha khoa để được thăm khám sớm xác định rõ bệnh lý răng miệng mình đang gặp phải để có biện pháp khắc phục phù hợp.

 

 

 

 

 

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám