Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng ở trẻ con như thế nào? Sự phát triển răng của trẻ vô cùng quan trọng vì chúng có thể sẽ ảnh hưởng đến hàm răng, nụ cười, khuôn mặt của bé sau này. Vậy nên các bậc phụ huynh cần quan tâm, theo dõi quá trình trẻ thay răng cũng như các thói quen sinh hoạt để đảm bảo răng của trẻ khi mọc không gặp ảnh hưởng. Bởi một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng ở trẻ em, gây ra nhiều vấn đề về sau này. Tìm hiểu một vài thói quen không tốt cho răng trẻ ngay dưới đây nhé!
Mút tay, ngậm núm vú giả – thói quen xấu ảnh hưởng đến răng ở trẻ con
Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ bị sai lệch khớp cắn chính là thói quen mút tay và ngậm núm vú giả. Các bé sẽ thường đưa ngón tay hay các vật mềm như núm vú giả vào miệng để ngậm, mút khi trẻ đói. Thói quen mút tay, ngậm núm vú giả sẽ ít gây ảnh hưởng đến răng trong thời kỳ trẻ mọc răng sữa. Nhưng nếu trẻ vẫn có thói quen này trong quá trình thay răng thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Phần lớn trẻ 4-5 tuổi tự bỏ thói quen này.
Tuy nhiên, nếu thói quen kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến trẻ:
- Răng cửa bị sai lệch, hô, chìa, khớp cắn hở
- Trẻ có thể bị nói ngọng, phát âm không đúng
- Dễ bị ảnh hưởng đến đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn từ ngón tay
- Ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt do khớp cắn bị sai lệch
- Khiến trẻ thiếu tự tin khi giao tiếp
Khi trẻ bắt đầu đi học cũng là giai đoạn trẻ thay răng nếu vẫn còn các thói quen xấu như mút tay, ngậm núm vú giả có thể khiến trẻ bị tâm lý, ngại giao tiếp do ảnh hưởng thói quen này gây ra.
Tật đẩy lưỡi – Tác nhân gây hại cho răng
Thói quen hay tật đẩy lưỡi là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng ở trẻ con rất khó điều trị. Đẩy lưỡi là việc trẻ đặt lưỡi ở không đúng sai trong quá trình nuốt, có thể là lưỡi giữa các răng giữa hàm trên và hàm dưới hoặc ở một bên. Bình thường hoạt động lưỡi đẩy ra, nuốt vào sẽ kéo dài trong khoảng 1 giây nên không đủ thời gian hoạt động có thể gây răng bị lệch lạc.
Nhưng khi trẻ đặt lưỡi sai, động tác lưỡi nuốt có thể bị kéo dài hoặc lưỡi trẻ để giữa hai hàm khiến các răng khó có thể cắn khít vùng răng cửa cũng làm răng bị sai lệch. Tật đẩy lưỡi ra trước nhiều sẽ làm các răng phía trước, phía trên và cả phía dưới dễ có xu hướng bị nghiêng ra phía trước, dễ bị thưa răng. Ảnh hưởng nghiêm trọng hơn chính là trẻ bị răng hô, khớp cắn hở gây ảnh hưởng thẩm mỹ.
Một số trẻ có tật đẩy lưỡi còn kèm một số thói quen xấu khác (mút tay, thở miệng,..) càng khiến răng của trẻ mọc sai vị trí, khiến khớp cắn bị sai lệch, mất cân bằng giữa răng, cung hàm. Nếu bạn thấy trẻ có dấu hiệu thường xuyên đưa lưỡi ra phía trước thì nên hướng dẫn trẻ đặt lưỡi đúng vị trí hay đưa bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết, khắc phục hiệu quả.
Thói quen cắn móng tay và các vật lạ
Không chỉ thói quen mút tay mà việc trẻ cắn móng tay hay các vật lạ (bút, đồ chơi, kẹp tóc,…) cũng là các tật xấu của trẻ mà khó khắc phục. Thói quen xấu này gây rất nhiều tác hại cho sức khỏe, thẩm mỹ của trẻ.
- Các mô mềm quanh miệng dễ bị trầy xước
- Có thể khiến răng bị mòn, nứt, mẻ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tủy răng, gây hỏng răng
- Gây cảm giác mỏi khớp thái dương hàm, ăn nhai kém đi, ảnh hưởng phát âm
- Dễ bị nhiễm vi khuẩn từ móng tay, bút
Hầu hết các trẻ có thói quen cắn móng tay, cắn bút, vật lạ vì cảm thấy căng thẳng, lo âu hay buồn chán. Đây là thói quen giúp trẻ thoải mái hơn nên nếu các bé nhà bạn gặp tình trạng này hãy khuyên nhủ nhỏ nhẹ để trẻ hiểu bạn nhé.
Tật thở bằng miệng thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ
Một trong những nguyên nhân, thói quen xấu khiến răng của trẻ mọc sai vị trí chính là tật thở miệng. Trẻ có thói quen thở miệng có thể do cấu trúc môi trên ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi hoặc do trẻ gặp một số vấn đề về đường thở, đường mũi bị cản trở. Khi trẻ gặp tình trạng này thì phụ huynh nên đưa bé thăm khám sớm để kiểm tra tai, mũi, họng cho trẻ từ đó có giải pháp khắc phục sớm nhất.
Thói quen thở bằng miệng về lâu dài có thể khiến trẻ bị khô niêm mạc miệng, bị viêm họng, dễ làm răng bị lệch lạc và gây ra tình trạng răng hô. Không chỉ vậy, tật thở bằng miệng có thể khiến cho hệ thống xương hàm mặt của trẻ phát triển không cân đối dẫn đến những rối loạn, sai lệch khớp cắn.
Vì vậy, khi thấy trẻ có thói quen thở bằng miệng, có dấu hiệu các bệnh về mũi thì ba mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ, kiểm tra, khắc phục sớm, tránh ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ.
Ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng sức khỏe răng miệng
Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng của trẻ con mà có thể bạn ít để ý đến đó chính là trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Trẻ nhỏ thì thường thích ăn các món ăn vặt hoặc đồ ngọt nhưng chính điều này sẽ khiến trẻ bỏ bữa, gây béo phì cũng như gây sâu hỏng răng nếu không vệ sinh kỹ.
Trẻ đang trong quá trình phát triển nên dễ bị sâu răng, hỏng nếu như không được khắc phục kịp thời. Đặc biệt, với các bạn đã thay răng vĩnh viễn mà bị sâu răng hàm do ăn nhiều đồ ngọt, không vệ sinh răng rất có thể trẻ sẽ bị mất, gây thiếu răng trên cung hàm. Chính điều này gây ra hệ lụy: trẻ ăn uống kém đi, dễ nhai lệch bên, gây lệch mặt, ảnh hưởng thẩm mỹ, tâm lý cho trẻ.
Vậy nên, các phụ huynh nên cho trẻ ăn đồ ngọt ở mức giới hạn và nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ luôn tốt nhé!
Cắn môi và mút môi – Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng ở trẻ con
Một trong những thói quen của trẻ cũng gây ra nhiều ảnh hưởng như khó nhận ra chính là việc trẻ cắn môi, bặm môi, mút môi. Có thể với một số bạn nhỏ đây là thói quen bình thường khi vui hay cả khi buồn, căng thẳng. Nhưng nếu về lâu dài, ba mẹ không giúp trẻ loại bỏ thói quen này có thể ảnh hưởng quá trình phát triển răng của trẻ.
Về lâu dài thói quen này có thể khiến trẻ gặp tình trạng khớp cắn hở (một tình trạng sai lệch nghiêm trọng) và các răng cửa hàm trên của trẻ có thể bị chìa gây hô răng. Từ đó, khiến khớp cắn của trẻ bị sai lệch, phát âm, ăn nhai khó hơn. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ có thói quen này thì phụ huynh nên nhắc nhở trẻ để trẻ sớm loại bỏ thói quen xấu này.
Chống tay lên cằm – Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng ở trẻ con
Khi trẻ bắt đầu đi học sẽ có thêm nhiều thói quen không tốt như chống cằm khi ngồi học hay kể cả còn nhỏ nếu trẻ có thói quen này cũng có thể khiến xương hàm dưới của trẻ phát triển không đều, gây mất cân đối khuôn mặt. Bởi trẻ đang trong quá trình phát triển nên tác động lực vào cằm nhiều cũng khiến xương hàm của trẻ có sự lệch lạc.
Đây là thói quen ít được phụ huynh để ý nên nếu thấy con hay chống cằm thì ba mẹ nên nhắc nhở và đưa ra giải pháp để con thay đổi thói quen này.
Ngoài ra, còn có một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng ở trẻ con như: ôm gối khi ngủ hay nằm nghiêng nhiều, lâu về 1 bên khi ngủ, ngậm đồ ăn, dùng tăm xỉa răng sau khi ăn, chải răng không đúng cách,…\
Vì là các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng ở trẻ em đều xảy ra trong vô thức của trẻ nên ba mẹ cần quan sát, khuyên nhủ giúp trẻ khắc phục, loại bỏ các thói quen này sớm. Khi ba mẹ giúp trẻ loại bỏ những thói quen xấu này có thể giúp trẻ có một hàm răng đều, khỏe, đẹp, khuôn mặt hài hòa và sức khỏe tốt.
Nha Khoa và Đời Sống đã chia sẻ một vài thói quen xấu ảnh hưởng răng ở trẻ con trong bài viết này. Hi vọng các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ tác hại của các thói quen này và giúp trẻ khắc phục hiệu quả, sở hữu nụ cười tự tin, khỏe đẹp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể bình luận trực tiếp dưới bài viết để được giải đáp ngay bạn nhé!