Trẻ em là đối tượng rất dễ bị sâu răng bởi chưa ý thức được tầm quan trọng của việc ăn uống, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Do đó, từ khi còn răng sữa cũng đã dễ bị sâu rồi, đến lúc thay răng sữa, răng vĩnh viễn mà không được bảo vệ tốt thì hậu quả rất đáng tiếc. Bởi lúc này, răng đó sẽ theo ta vĩnh viễn chứ không còn được thay mới như trước nữa. Nếu bị đau nhức, hãy đi đến nha khoa để điều trị sớm nhất.
Ở bài viết này, chúng tôi xin gửi đến bạn những lưu ý khi trẻ thay răng sữa để có thể giữ gìn sức khỏe răng miệng, bảo vệ các răng vĩnh viễn một cách tốt nhất. Phòng tránh ngay từ đầu để răng được chắc khỏe, trắng sáng còn hơn là để trẻ bị sâu, hỏng răng rồi mới tìm cách chữa trị, đúng không mọi người?
Răng trẻ em
Trẻ em khi mới sinh ra chưa có răng, các bé được uống sữa và lớn dần. Sau một thời gian thì răng sữa sẽ mọc lên dần dần, bắt đầu từ răng cửa rồi đến các răng bên cạnh. Khi này, lợi của bé cũng đã cứng cáp hơn, và có thể ăn cơm, cháo, rau củ. Sau khi mọc lên đủ các răng sữa, thì bé đã có một hàm răng chắc khỏe, có thể ăn được nhiều thứ rồi.
Thông thường, răng sữa sẽ rụng dần, từng chiếc một. Ban đầu là lung lay nhẹ, sau đó lung lay rõ ràng hơn, nên đến giai đoạn này thì các phụ huynh sẽ nhổ răng sữa cho bé, hoặc đưa bé đến nha khoa để nhổ răng. Lần lượt từ răng cửa đến răng hàm, gần đúng theo thứ tự răng mọc.
Những lúc như vậy thì phụ huynh càng cần chú ý về chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng cho con. Bởi khi này, các bé có thể ăn nhiều kẹo bánh, hoặc thức ăn ăn xong bị mắc lại, không được vệ sinh sạch sẽ thì dễ dàng bị sâu răng. Bổ sung thức ăn có nhiều chất xơ, canxi giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe.
Răng sữa bị sâu
Răng sữa bị sâu là vấn đề khá phổ biến, và thường xuyên gặp phải. Là tình trạng mô cứng của răng bị phá hủy dần do vi khuẩn phát triển mạnh gây ra. Tình trạng này thường sẽ có những biểu hiện như những vết sâu răng màu đen, xuất hiện rõ dần, và càng ngày càng to ra. Đôi khi có những lúc bị đau nhức nhẹ, còn nhưng lúc đau mạnh, đau nhiều lần thì là vết sâu đó đã ăn mòn răng khá nhiều rồi. Thậm chí là ăn sâu vào trong tủy của răng, khiến những cơn đau nhói xảy ra thường xuyên, cực kì khó chịu.
Sau khi bé lớn dần, sẽ được thay răng sữa. Các răng gãy, rụng dần và được mọc thay thế bởi một chiếc răng mới, trắng sáng và trông cứng cáp hơn. Khi này, những chiếc răng bị sâu kia cũng sẽ rụng hết, trừ chiếc răng hàm số 6 là răng vĩnh viễn, cần được bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, những chiếc răng sữa bị sâu làm bé đau nhức quá thì vẫn nên đến nha khoa thăm khám và điều trị, để chấm dứt cơn đau. Rồi chờ khi răng đó bị rụng và thay thế răng mới phụ huynh nhé.
Thay răng sữa là gì?
Một số bạn nhỏ cảm thấy thích thú với sự thay đổi này, nhưng cũng không ít bé cảm thấy lo lắng, sợ sệt mỗi khi thay răng sữa. Bởi thay răng sữa là quá trình răng sữa của các bạn nhỏ bị rụng đi, được mọc thay thế bởi các chiếc răng khác tương ứng, cứng cáp hơn. Và mỗi răng gần như chỉ được thay thế một lần, còn răng số 6 là răng vĩnh viễn, không có răng khác mọc thay thế.
Thay răng sữa tương đối là nhẹ nhàng, không có bị đau nhiều. Đến nha khoa có thuốc tê thì chiếc răng sữa chỉ mất khoảng vài giây để nhổ, nhanh gọn và bé không có thấy đau. Sau khi nhổ răng một thời gian thì chiếc răng mới sẽ mọc lên tại chỗ trống đó, phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về điều này. Và chú ý là khi nào răng lung lay rõ rệt hãng cho bé đi nhổ răng nhé.
Quá trình thay răng sữa của trẻ nhỏ
Khoảng độ 6 tuổi, các bé sẽ lần lượt thay răng sữa, dần dần cho đến lúc mười hai, mười ba tuổi là thay hết những chiếc cuối cùng. Các bé trai thường thay răng muộn hơn các bé gái. Răng sẽ tự rụng theo thứ tự mà răng mới sẽ mọc, trừ trường hợp răng bị sâu, gãy do tai nạn.
Trước kia, rất nhiều phụ huynh đã tự nhổ răng cho các bé khi răng lung lay nặng rồi. Tuy nhiên, ngoài cách đó thì hiện tại chúng ta có thể cho bé đến nha khoa để bác sĩ khám và nhổ cực kì nhanh và không đau. Nếu tự nhổ ở nhà, hãy nhớ cho bé cắn chặt bông vào vết răng gãy để cầm máu. Một lúc sau máu đã được cầm mới nhả bông, súc miệng lại nhẹ nhàng với nước sạch bạn nhé.
Những lưu ý khi trẻ thay răng sữa
Đảm bảo giữ được nguyên chiếc răng hàm đầu tiên khi bé đang tuổi thay răng sữa
Khi ở độ tuổi thay răng sữa, các răng sẽ lần lượt được thay, tuy nhiên răng hàm số 6 là răng vĩnh viễn, không thể thay thế nên cần được giữ gìn nguyên vẹn, tránh để bị sâu răng này. Bởi vì, nếu bị sâu, thì chúng ta phải điều trị cho nó sớm và tiếp tục dùng chiếc răng 6 sau điều trị này đến cuối đời. Vậy thay vì dùng răng đã bị sâu, hỏng thì ta sẽ cố gắng giữ gìn nguyên vẹn răng 6 cho bé, để được dùng một chiếc răng thật, chắc khỏe, ăn nhai tốt đến cuối đời.
Tránh bị các lực tác động mạnh lên răng miệng khi trẻ thay răng sữa
Khi đang ở tuổi thay răng sữa, hay ở bất kì giai đoạn nào trong cuộc đời thì đều cần tránh bị các tác động mạnh lên khu vực răng miệng. Nếu chẳng may gặp phải chuyện này, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ. Nhẹ thì sưng má, sưng lợi, lung lay răng. Nặng thì còn bị gãy mất răng, lúc này sẽ rất khó xử. Nếu còn tìm được răng ngay lúc ấy thì hãy rửa sạch và mang đến bệnh viện, nha khoa gần nhất để có cơ hội kịp thời trồng lại chiếc răng đó.
Thay đổi thói quen xấu của bé khi thay răng sữa
Các bé thường có thói quen đá lưỡi vào răng, lợi. Khi thay răng sữa, nếu vẫn giữ thói quen đó thì chiếc răng đang mọc hoặc mới mọc xong sẽ bị dần dần lệch ra ngoài, theo hướng đẩy của lưỡi. Điều này lâu dài sẽ làm răng chìa ra gây hô, xấu mất thẩm mỹ.
Ăn thực phẩm nhiều chất xơ khi thay răng sữa
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ để quá trình thay răng sữa được tốt hơn, răng mới mọc sẽ chắc khỏe hơn. Đồng thời cũng kích thích quá trình mọc, thay răng sữa diễn ra nhanh hơn, dễ hàng hơn. Quá trình phát triển của nướu, xương mặt và xương hàm cũng diễn ra tích cực hơn.
Tạo thói quen đánh răng 2 lần một ngày từ khi bé thay răng sữa
Đánh răng hai lần mỗi ngày rất tốt, giúp bảo vệ răng miệng của trẻ nhỏ ngay từ khi thay răng sữa. Vệ sinh đều đặn, sạch sẽ làm các thức ăn thừa, vướng mắc sẽ biến mất trong 2 phút chải răng. Vi khuẩn cũng bị làm sạch tương đối, khiến chúng không thể phát triển mạnh, không thể làm hôi miệng hay sâu răng được nữa.
Trên đây chúng tôi đã thông tin đến bạn những lưu ý khi trẻ thay răng sữa, tham khảo thêm các bài viết khác ở trên trang web này nhé, nhiều kiến thức hữu ích về nha khoa và đời sống lắm đó bạn!