Răng lung lay có nên nhổ không? Răng lung lay có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ khiến nhiều người lo lắng không biết phải làm sao, có nên nhổ đi hay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp.
Răng lung lay do đâu?
Răng lung lay xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Răng chịu tác động mạnh
Một số tác động từ ngoại lực như bị tai nạn va đập, cắn vật quá cứng,… gây tác động đến chân răng gây lung lay răng, đau nhức ảnh hưởng đến việc ăn nhai hằng ngày.
Tiêu xương hàm
Khi xương hàm bị tiêu đi mật độ xương không đủ kèm theo nướu bị tụt về phía sau dẫn đến không còn khả năng nâng đỡ chân răng làm cho răng bị lung lay.
Do viêm nha chu
Viêm nha chu do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt dẫn đến vôi răng bám quanh chân răng nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Viêm nha chu phát triển âm thầm, sau một thời gian nó sẽ làm cho nướu răng bị mỏng và có hiện tượng răng bị lung lay.
Do mang thai
Khi mang thai, hàm lượng estrogen và progesterone tăng cao ảnh hưởng đến mô nha chu và xương khiến cho răng lung lay nhẹ. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khi sinh con.
Loãng xương
Loãng xương làm ảnh hưởng đến toàn bộ xương trên cơ thể bao gồm xương hàm. Cho nên xương ổ răng không được chắc chắn, suy yếu chất xương khiến răng bị lung lay.
Do tuổi tác
Khi tuổi cao các bộ phận trong cơ thể bị lão hóa trong đó có xương hàm – bộ phận quan trọng giúp nâng đỡ răng. Khi xương hàm không còn khỏe mạnh, không đủ khả năng để giữ răng ổn định nên dẫn tới tình trạng răng bị lung lay.
Răng lung lay ảnh hưởng như thế nào?
Răng bị lung lay do bất kì một nguyên nhân nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Một trong những ảnh hưởng lớn nhất có thể kể đến như:
Đau nhức: Răng lung lay thường đi kèm với cảm giác đau nhức hoặc nhức nhối ở răng và vùng xung quanh. Điều này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày và gây khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.
Ảnh hưởng đến ăn nhai: Răng lung lay việc cắt nhỏ, nhai nghiền thức ăn trở nên khó khăn hơn dẫn đến chán ăn, bỏ bữa ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Ảnh hưởng đến các vùng xung quanh: Khi răng bị lung lay các vùng nướu răng và xương hàm kế bên sẽ chịu sự tác động có thể dẫn tới việc tổn thương. Khi răng lung lay sẽ tạo ra những khoảng hở tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào gây nên nhiều bệnh lý răng miệng.
Răng lung lay có nên nhổ không?
Răng lung lay có nên nhổ không? bác sĩ sẽ cần dựa vào từng trường hợp của mỗi người để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Trường hợp cần phải nhổ răng lung lay
Lung lay do thay răng sữa: Khi trẻ đến độ tuổi thay răng sữa mà răng lung lay chắc chắn sẽ cần nhổ để tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên thuận lợi.
Răng lung lay do láo hóa đa phần để rụng tự nhiên, tuy nhiên nếu lung lay mãi mà răng không rơi rụng làm đau hoặc khó khăn trong ăn nhai hãy liên hệ với bác sĩ để có chỉ định phù hợp.
Lung lay do sâu nặng, viêm nhiễm nặng: Với những trường hợp đó nếu không có cách khắc phục nhổ răng là chỉ định có thể được thực hiện.
Lung lay chân răng yếu không thể phục hồi tự nhiên, nhổ răng là cách để giảm đau nhức và sớm phục hình bằng giải pháp khác.
Trường hợp không cần nhổ
Lung lay do thai kỳ: Trong quá trình mang thai, răng bị lung lay nhẹ bạn không nên gấp gáp nhổ răng bởi đây là hiện tượng bình thường. Sau khi sinh xong, cơ thể trở về trạng thái bình thường thì răng sẽ chắc khỏe trở lại.
Lung lay do bệnh lý nhẹ: Những trường hợp này bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị bệnh lý. Sau khi bệnh lý được điều trị hoàn toàn răng của bạn sẽ chắc khỏe lại
Lung lay do tác động ngoại lực nhẹ: Có những trường hợp sau khi bị té ngã, va chạm làm răng lung lay nhẹ bạn không cần phải nhổ răng bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị nha khoa giúp răng cửa bạn trở nên cứng chắc hơn.
Trên đây là một số những thông tin chia sẻ về Răng lung lay có nên nhổ không? Nha khoa và đời sống gửi đến bạn đọc. Mong răng đó sẽ là những điều hữu ích đối với tất cả mọi người, nếu cần tư vấn hãy để thông tin bên dưới đội ngũ Nha khoa và đời sống sẽ giúp bạn giải đáp.