Răng bị lung lay là hiện tượng nhiều người đang gặp phải, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hằng ngày. Vậy răng bị lung lay do đâu và cách khắc phục như nào là câu hỏi của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và giải pháp khắc phục răng bị lung lay, bạn cùng theo dõi nhé!
Răng bị lung lay? Nguyên nhân răng cấm và răng hàm bị lung lay?
Răng bị lung lay là gì?
Răng bị lung lay là dấu hiệu cho thấy răng miệng của bạn đang có chiều hướng xấu đi, ảnh hưởng đến các hoạt động ăn nhai. Răng bị lung lay là khi chân răng bị tách khỏi lợi, mỗi khi động vào sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Nguyên nhân răng cấm và răng hàm bị lung lay
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân răng cấm và răng hàm bị lung lay bạn cần hiểu răng hàm và răng cấm là gì?
- Răng hàm là răng được mọc bên trong hàm, gồm răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Răng hàm bao gồm răng số: 4, 5, 6, 7, 8. Tuy nhiên răng số 8 hay còn gọi là răng khôn thường không mọc đủ, trong đó có 1 số ít người không mọc răng số 8. Tổng số răng hàm của người trưởng thành thường dao động từ 16 – 20 cái.
- Răng cấm bao gồm răng số 6 và số 7, mỗi hàm có 4 cái chia đều theo cung hàm của mỗi hàm. Tại sao lại có tên gọi là răng cấm? Nếu do một tác động nào đó làm cho răng bị mất đi thì răng sẽ mất vĩnh viễn và không mọc lại được nữa. Vậy nên mới có tên gọi là răng cấm.
Dưới đây là một số nguyên nhân răng cấm và răng hàm bị lung lay:
Do sâu răng
Sâu răng thường do một số nguyên nhân như: bảo vệ răng miệng không đúng cách, ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ có ga vào ban đêm, để cao răng bám quá nhiều, hay răng bị va đập tạo kẽ hở cho những vi khuẩn ăn sâu vào trong răng. Tình trạng vi khuẩn ngày càng ăn sâu vào trong răng làm cho răng bị bào mòn, nhỏ lại không còn khả năng bám vững vào lợi, khi nhai thức ăn hoặc ăn những đồ cứng sẽ làm cho răng bị lung lay, nặng hơn là bị rụng răng.
Viêm nha chu
Viêm nha chu là một bệnh lý có ảnh hưởng xấu đến các bệnh về răng miệng nói chung và là nguyên nhân làm cho răng bị lung lay nói riêng. Viêm nha chu là mức độ tiến triển nặng hơn của bệnh viêm lợi gây tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng, thậm chí lợi không dính vào răng gây đau nhức dữ dội và hôi miệng.
Viêm nha chu có biểu hiện như lợi xung quanh răng bị sưng phồng to, có màu đỏ thẫm hơn so với lợi bình thường khi sờ vào có cảm giác mềm và đau, có thể là chảy máu. Bị viêm nha chu khi đánh răng sẽ đau nhức và thường xuyên chảy máu. Nếu viêm nha chu không được điều trị kịp thời các ổ xương răng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn tới răng bị lung lay hoặc dẫn đến mất răng.
Bị va đập
Bị va đập thường do tai nạn giao thông gây ra hoặc do nhai những đồ ăn quá cứng. Khi bị va đập răng sẽ bị một lực mạnh tác động vào gây chấn thương răng, răng sứt mẻ, răng bật khỏi lợi làm cho răng bị lung lay, khi nhai thức ăn sẽ bị đau nhức, không chắc chắn.
Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm là một trong những nguyên nhân chính làm cho răng bị lung lay. Tiêu xương hàm là hiện tượng suy giảm xương ổ răng và phần xương xung quanh răng. Nếu không điều trị kịp thời xương răng sẽ mất đi 1 phần dẫn tới răng không có điểm tựa làm cho răng bị lung lay, nếu nặng hơn nữa có thể gây mất răng. Tình trạng này không chỉ 1 răng bị lung lay mà có thể là 1 nhóm răng bị lung lay.
Ảnh hưởng của răng bị lung lay là gì?
Răng có chức năng đặc biệt quan trọng là bộ phận đầu tham gia vào quá trình tiêu hóa của con người. Chức năng chính của răng là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Răng bị lung lay sẽ làm cho quá trình nghiền thức ăn ngày càng trở nên khó khăn hơn, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn thường lệ dẫn tới bệnh đau dạ dày.
Răng có chức năng thẩm mỹ: Người xưa có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”. Răng là một bộ phận quyết định không nhỏ đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Vậy nên có một hàm răng chắc khỏe và đẹp sẽ giúp cho khuôn mặt trở nên xinh đẹp hơn, nụ cười tươi và tự tin hơn. Ngược lại nếu răng miệng không chắc khỏe sẽ làm giảm đi tính thẩm mỹ.
Ngoài ra răng bị lung lay làm cho việc phát âm không được tròn vành và rõ chữ.
Qua đó cho thấy răng có sức ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Vậy nên cần phải bảo vệ hàm răng chắc khỏe, không bị lung lay, lỏng lẻo.
Răng lung lay làm sao để chắc lại?
Răng bị lung lay có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do sự tác động từ bên ngoài hoặc do bệnh lý bên trong gây ra. Điều này khiến mọi người lo lắng khi mỗi lần chạm tay lên mặt hoặc mỗi khi ăn uống. Vậy nên cần lựa chọn giải pháp phù hợp để giảm thiểu tình trạng răng bị lung lay.
Giải pháp khắc phục răng bị lung lay tại nhà
Để hạn chế răng bị lung lay nếu ở mức độ nhẹ bạn có thể lựa chọn một trong những cách làm chắc răng sau tại nhà:
Thay đổi cách vệ sinh răng miệng
Những bệnh lý về răng miệng hầu như đều được bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Để hạn chế các bệnh lý về răng miệng cũng như tình trạng răng bị lung lay bạn cần:
Thay đổi bàn chải đánh răng: Đánh răng là việc loại bỏ những mảng bám trên bề mặt răng, bảo vệ răng luôn chắc khỏe và trắng sáng. Vậy việc lựa chọn bàn chải đánh răng cũng là một trong những điều mà bạn cần chú tâm đến. Nếu sử dụng bàn chải đánh răng có sợi lông quá cứng sẽ gây ra bào mòn răng và làm mất men răng. Bạn nên chọn những loại bàn chải đánh răng có sợi lông mềm mịn để giúp cho việc bảo vệ răng được an toàn và hiệu quả hơn.
Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng được bán ở hầu hết tất cả các hiệu thuốc, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và mua. Hay có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng. Bạn nên sử dụng kết hợp cả nước súc miệng và đánh răng để loại bỏ tốt hơn những mảng bám sẽ mang tới hiệu quả tốt hơn.
Làm chắc răng bị lung lay bằng bí đao
Bí đao là một loại cây được trồng nhiều, dễ tìm kiếm. Bí đao ngoài là thực phẩm dùng để chế biến thức ăn và đồ uống, bí đao có đặc tính mát, thanh nhiệt cơ thể hiệu quả. Bí đao còn được coi là “vũ khí” đặc biệt trong phương pháp chữa răng bị lung lay tại nhà.
Cách thực hiện:
- Dùng khoảng 1kg bí đao đã được nạo sạch vỏ, dùng thịt bí đao ép lấy nước uống hằng ngày, khi ép có thể cho thêm một chút muối để nước bí đao có vị đậm đà và dễ uống hơn. Hoặc có thể đun nước bí đao uống giúp thanh lọc cơ thể hoặc súc miệng hằng ngày để giúp trị sưng lợi.
- Ngoài ra có thể sử dụng hạt bí đao đun sôi để nguội. Nước hoạt bí đao sau đun đem loại bỏ phần hạt để lại phần nước dùng để súc miệng hằng ngày. Súc miệng bằng nước hạt bí đao sẽ giúp giảm sưng lợi và tụt lợi, từ đó giúp răng chắc khỏe hơn.
Làm chắc răng bị lung lay bằng hạt bầu
Làm chắc răng bằng hạt bầu cũng được coi là một bài thuốc hữu hiệu. Bầu cũng giống như bí đao có tính mát và có khả năng thanh nhiệt cơ thể rốt. Như chúng ta biết nếu cơ thể trong người nóng cũng là nguy cơ gây ra bệnh sưng lợi, nên việc bổ sung chất mát làm giảm nhiệt trong cơ thể sẽ giúp 1 phần không nhỏ vào việc làm chắc răng.
Cách làm cũng giống như làm chắc răng bằng bí đao, bạn có thể thực hiện tại nhà. Dùng hạt bầu đun lên và dùng nước đó để súc miệng hằng ngày. Thực hiện cách này liên tục hằng ngày bạn sẽ thấy được công dụng rõ ràng của nước hạt bầu.
Giải pháp khắc phục răng bị lung lay tại nha khoa
Dù răng bị lung lay ở tình trạng mới hay lâu ngày bạn cũng nên đi khám định kỳ tại nha khoa để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn. Từ đó đưa ra những phương pháp phù hợp giúp khắc phục răng bị lung lay.
Lấy cao răng tại nha khoa
Cao răng là những mảng bám dính chặt trên bề mặt răng, nếu để cao răng quá lâu là cơ hội để vi khuẩn phát triển dẫn tới những tình trạng đau răng, sâu răng, sưng lợi, tụt lợi. Những tình trạng đó kéo dài làm cho răng không còn chỗ dựa dẫn đến răng bị lung lay. Vì vậy bạn cần đi lấy cao răng theo định kỳ để bác sĩ loại bỏ cao răng, tăng độ bám giữa răng và lợi. Từ đó hạn chế được tình trạng răng bị lung lay, lỏng lẻo và giúp cho quá trình ăn nhai được đảm bảo.
Cố định răng bị lung lay
Khi bạn bị va đập mạnh do tai nạn giao thông làm cho răng bị lung lay, gãy hoặc bật dây chằng bạn nên đến nha khoa hoặc bệnh viện để cố định răng lại. Tùy vào mức độ chấn thương bác sĩ sẽ xác định răng có thể tự phục hồi lại được hay không, trong trường hợp không thể phục hồi bác sĩ sẽ sử dụng nẹp nha khoa để cố định răng. Dưới sự hỗ trợ của nẹp nha khoa sẽ giúp răng cố định trên hàm răng, theo thời gian răng sẽ được cải thiện đáng kể, có thể ăn nhai mà không bị lỏng lẻo nữa.
Cắt túi viêm nha chu
Khi bị viêm nha chu lợi sẽ sưng lên lên tạo ra túi nha chu. Túi nha chu nằm giữa răng và lợi, trong túi nha chu nếu ở tình trạng bình thường thì hầu như trống rỗng, còn ở tình trạng nặng hơn sẽ chứa dịch và túi nha chu sẽ sâu hơn. Do đó khi đến nha khoa sẽ được bác sĩ thăm khám và tiến hành cắt túi nha chu để bảo vệ răng và hạn chế răng bị lung lay.
Phục hồi răng bằng cấy ghép Implant
Trường hợp răng bị lung lay nặng, vùng xương hàm và nướu bên dưới không đủ dày để giữ chân răng thì buộc bác sĩ phải chỉ định nhổ bỏ và tư vấn sử dụng phương pháp phục hồi răng thay thế. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phục hồi răng bị mất như trồng răng giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant. Nhưng phương pháp cấy ghép Implant để phục hồi răng đã mất là phương pháp hiện đại và tốt nhất.
Cấy ghép Implant có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Khắc phục được các trường hợp mất răng khác nhau: mất 1 răng, mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm giúp quá trình ăn nhai tốt hơn.
- Răng được trồng độc lập không cần tác động, mài chỉnh răng bên cạnh.
- Implant còn có tính thẩm mỹ cao vì có màu sắc tự nhiên như răng thật.
- Trụ Titanium không bị han gỉ hay bào mòn, không bị oxy hóa, không chứa thành phần gây dị ứng, an toàn tuyệt đối cho cơ thể.
- Bên cạnh đó còn ngăn chặn được hậu quả như tiêu xương hàm, tụt nướu, hở kẽ răng,… do việc mất răng lâu ngày gây ra. Đồng thời, thời gian sử dụng cũng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
Cấy ghép Implant là quá trình cấy ghép 1 chân răng giả được làm từ Titanium vào trong xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Trụ Implant sẽ tích hợp vào xương trong khoảng thời gian 3- 6 tháng. Sau khi trụ Implant tích hợp vào xương, bác sĩ sẽ phục hình một răng sứ lên trên và hoàn thiện quá trình trồng răng.
Tuy nhiên, nếu ở trường hợp nặng hơn xương hàm không đủ thể tích và mật độ xương để cấy ghép thì phải tiến hành cấy ghép xương hàm vào vị trí bị thiếu hụt để quá trình cấy ghép răng Implant được cố định chắc chắn và đem lại hiệu quả tốt hơn.
Như vậy, bài viết trên đây Nha khoa và đời sống đã giúp bạn trả lời câu hỏi “răng bị lung lay do đâu và giải pháp nào giúp khắc phục răng bị lung lay”. Hãy cùng theo dõi và ủng hộ trang web để biết thêm nhiều kiến thức về răng miệng các bạn nhé!