Một người có bao nhiêu chiếc răng? Cấu tạo của răng như thế nào?

Răng là bộ phận quan trọng của cơ thể con người. vừa đảm nhiệm vai trò ăn nhai, phát âm lại có vai trò vô cùng quan trọng về tính thẩm mỹ. Vậy bạn có biết một người có bao nhiêu chiếc răng, cách gọi tên từng răng cũng như cấu tạo của răng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Một người có bao nhiêu chiếc răng?

Răng người bao gồm 3 loại răng cơ bản đó là:

  • Răng sữa: Răng mọc trong khoảng từ 6 đến 30 tháng tuổi. Răng sữa sẽ được thay thế dần bằng răng vĩnh viễn.
  • Răng vĩnh viễn: loại răng thay răng sữa và tồn tại đến già. Khoảng 6 tuổi là thời điểm chúng ta bắt đầu mọc răng hàm số 6
  • Răng khôn: đây là loại răng cối lớn mọc khi ta 18 đến 25 tuổi. Nhưng cũng có trường hợp răng khôn mọc chậm hơn hoặc không mọc

Tapchi nu cuoi tuoi

Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ bắt đầu mọc răng lúc 6 tháng tuổi, sau khi mọc đầy đủ răng để có thể tự ăn được thì trẻ em sẽ có khoảng 20 cái răng. Khoảng năm 5 tuổi, trẻ em sẽ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.

Người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng, trong đó đã bao gồm 4 răng khôn. Tuy nhiên, vì răng khôn ở mỗi người có thể mọc sớm hoặc muộn nên không phải ai cũng sẽ có đầy đủ 32 chiếc răng.

Trong số 32 răng đó sẽ có 8 răng cửa (4 trên, 4 dưới), 4 răng nanh (2 trên, 2 dưới), 8 răng cối nhỏ và 12 răng cối lớn. Trong 12 răng cối lớn, còn gọi là răng nhai hoặc răng cấm này, bao gồm luôn 4 cái răng khôn sẽ mọc ở độ tuổi 18 – 30 tuổi.

Phần lớn, 4 chiếc răng khôn sẽ không mọc cùng lúc mà tùy từng người, tùy từng cơ địa sẽ mọc mỗi lúc 1 chiếc. Răng khôn ở đa số mọi người thường hay mọc ngầm và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh nên hay thường có chỉ định nhổ. Có những người mọc răng khôn khi 19-20 tuổi nhưng cũng có người tới 30 tuổi mới mọc răng khôn.

Cấu tạo của răng 

Tùy theo mỗi người, phụ thuộc vào gen mà răng có màu vàng nhạt hoặc màu trắng sữa, chúng đều rất khỏe mạnh và cứng chắc, đảm bảo nhiệm vụ nhai nghiền thức ăn.

Cấu tạo của răng người chia thành 3 phần chính, gồm:

  • Thân răng

Thân răng còn gọi là vành răng, là phần nằm ở phía trên nướu.

  • Chân răng

Chân răng là phần nằm sâu bên dưới xương hàm và nướu, nên bình thường sẽ không thể nhìn thấy chân răng. Chúng được neo giữ bởi những dây chằng nha chu.

Chân răng có lỗ mở ở phần sâu nhất trong xương hàm, qua lỗ mở này, các mạch máu, hệ thống thần kinh, bạch mạch,… chạy vào hốc tủy, cung cấp dưỡng chất nuôi răng.

  • Cổ răng

Cổ răng hay đường viền nướu là phần giao nhau giữa lợi và răng.

Cau tao cua rang
Cấu tạo của răng gồm 3 phần chính
  • Men răng

Men răng là lớp ngoài cùng, bao bọc lấy phần thân của răng, chúng rất cứng chắc và khỏe mạnh. Men răng gồm hàm lượng lớn các khoáng chất như canxi và flour và nó có màu trắng sữa. Men răng cho phép nghiền nát thức ăn và bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài.

  • Ngà răng

Ngà răng là lớp giữa của răng, nằm ở phía trong, được lớp men răng che chắn và bảo vệ. Ngà răng có màu vàng nhạt, đồng thời là tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu của thân răng. Ngà răng có nguy cơ xấu đi hoặc bị hư hại khi men răng bị mòn.

  • Tủy răng

Tủy răng là lớp trong cùng, được bao bọc và che chở bởi cả lớp men răng và ngà răng. Tủy răng là tổ chức rất đặc biệt, có chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu giúp nuôi dưỡng răng khỏe mạnh. Tủy răng kéo dài cả ở thân răng và chân răng.

  • Xương răng

Xương răng còn gọi là Cementum, là lớp tế bào giống như mô xương, bao phủ ngoài chân răng, gắn chặt vào nướu

Chức năng của Răng

– Chức năng nhai, nghiền thức ăn: Răng có chức năng nhai, nghiền nhỏ thức ăn trước khi thức ăn được đưa vào các cơ quan tiêu hóa bên trong. Răng cửa có chức năng cắn thức ăn, răng nanh dùng để xé thức ăn, trong khi răng hàm nhỏ và răng hàm lớn với mặt nhai có diện tích tiếp xúc lớn với răng đối diện, dùng để nghiền nát thức ăn

– Chức năng phát âm: Răng đều và đầy đủ giúp quá trình phát âm được rõ chữ hơn. Một số ngôn ngữ khi phát âm cần có sự kết hợp giữa lưỡi, răng, miệng để phát ra âm được chính xác. Mất răng sẽ tạo ra những khoảng trống, âm phát ra sẽ không được chuẩn xác. Nếu mất răng sữa sẽ khiến trẻ nói ngọng, phát ra âm không được rõ. Người lớn khi mất răng vĩnh viễn sẽ khó nói đúng giọng chuẩn.

– Chức năng thẩm mỹ: Một hàm răng đẹp, đều đặn làm tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt.

Nụ cười là một điểm thu hút, cũng là phương pháp giao tiếp hữu hiệu nhất. Răng đẹp làm nụ cười trở nên tươi sáng, duyên dáng hơn.

Nụ cuoi
Nụ cười đẹp, tươi tắn là điểm cộng cho vẻ đẹp

Ở người có hàm răng khoẻ mạnh, ăn nhai kỹ giúp cho ngon miệng, làm quá trình tiêu hoá hấp thụ thức ăn dễ dàng và tốt hơn .Giữ vệ sinh răng miệng tốt là việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. 

Với thăm khám thường xuyên  6 tháng 1 lần là điều được khuyến khích, nha sĩ có thể giúp xác định các dấu hiệu sớm của bệnh viêm nướu, một tình trạng nướu bị viêm nhiễm. Phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra.

 

 

 

 

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám