Răng hô là một tình trạng phổ biến ngày nay, vậy làm cách nào để khắc phục hiệu quả. Mài răng là phương pháp được khá nhiều người nhắc tới để chỉnh sửa răng hô hiện nay. Vậy kỹ thuật này được áp dụng khi nào, mài răng cửa bị hô được không, mài răng hô có hại không. Để biết thêm thông tin chi tiết mời bạn theo dõi chia sẻ sau đây từ Nha khoa và đời sống.
Mài răng là gì?
Mài răng là kỹ thuật được áp dụng cho các đối tượng bọc răng sứ hoặc niềng răng nhằm mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất
Mài răng sẽ được thực hiện dựa trên từng phương pháp khác nhau, cụ thể:
Mài răng bọc răng sứ
Mài răng trong trường hợp bọc răng là phương pháp thẩm mỹ khá được ưa chuộng ngày nay giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đẹp tự nhiên. Khi mài cùi răng để bọc răng sứ bác sĩ sẽ cần tiến hành mài cùi răng nhưng sẽ không quá tỷ lệ 2mm để không làm ảnh hưởng đến ngà răng bên trong, sau đó thiết kế răng sứ mới và chụp sứ bên ngoài, khôi phục lại hình dạng, kích thước, màu sắc răng cho bạn.
Mài răng để niềng răng – cắt kẽ răng
Mài răng khi niềng thực chất là kỹ thuật mài kẽ răng, xẻ kẽ răng – tên tiếng anh là Interproximal reduction – IPR. Mài kẽ răng chỉnh nha không phải là một điều quá xa lạ trong nha khoa, đây là kỹ thuật mài 2 mặt bên của răng trong tỉ lệ cho phép nhằm tạo khoảng trống trên cung hàm để răng dịch chuyển dễ dàng hơm theo phác đồ điều trị của bác sĩ chỉnh nha, hạn chế việc nhổ răng để niềng. Bên cạnh đó, thao tác cắt ké răng cũng được thực hiện với mục đích để thu gọn lại kích thước của những chiếc răng quá to, không cân đối so với các răng khác.
Mài răng hô
Răng hô hay còn được gọi với những tên khác là: răng vâu, răng vẩu, răng vổ. Đây là một trong những dạng sai lệch khớp cắn biểu hiện là hàm trên nhô, bị đưa ra quá mức so với hàm dưới.
Răng vâu khiến cho gương mặt trông mất cân đối, kém duyên. Không những vậy, răng hô còn gây khó khăn cho chức năng nhai cắn thức ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp thái dương hàm.
Vậy răng hô làm gì để khắc phục, liệu răng hô nặng có nên mài chỉnh không? Thông thường, trường hợp răng hô nhẹ, răng khôn g nhô ra ngoài quá nhiều, không hô do xương thì bạn có thể tiến hành mài răng bọc sứ để cải thiện khuyết điểm răng hô. Thông thường, trước khi mài răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê nên bạn sẽ không thấy đau nhức hay khó chịu gì nhiều trong quá trình làm. Ưu điểm lớn nhất của việc mài răng làm sứ cho răng hô vẩu chính là thời gian, bạn chỉ cần 3- 5 ngày đến nha khoa để bác sĩ thực hiện trọn vẹn quy trình. Sau khi bọc xong, răng của bạn sẽ được đều đẹp, đảm bảo chức năng ăn nhai, cũng như độ thẩm mỹ.
Tuy nhiên, nếu răng hô nặng bạn không nên thực hiện mài răng nha, điều bạn cần làm là thực hiện nắn chỉnh răng cho răng đều đặn, căn chỉnh khớp cắn, sau đó bạn có thể tiến hành thẩm mỹ răng sứ nếu muốn để nụ cười thêm đẹp nha.
Niềng răng là phương pháp điều trị răng hô an toàn, hiệu quả được nhiều người tin chọn. Tuy nhiên, niềng răng cũng có điểm trừ đòi hỏi người niềng phải kiên từ trong khoảng gian dài từ 18 – 24 tháng, có khi còn nhiều hơn do phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của từng người.
Mài răng cửa bị hô
Răng cửa hô nhẹ có thể được điều trị bằng phương pháp bọc sứ. Khi đó nha sĩ sẽ mài nhỏ các răng cửa rồi thiết kế mão sứ với kích thước, hình dáng phù hợp để chụp lên trên. Bọc răng sứ được thực hiện bởi nha sĩ chuyên sâu về thẩm mỹ răng sứ sẽ đảm bảo thao tác tạo hình cùi răng với tỉ lệ chính xác, kết hợp cùng thương hiệu sứ chất lượng sẽ giúp bạn có nụ cười mới, đẹp, trắng sáng tự nhiên, hết hô vẩu. Hơn nữa, chiếc răng sứ có độ chịu lực cao, giúp đảm bảo việc ăn nhai của bạn diễn ra hoàn toàn bình thường.
Chữa răng cửa hô nhẹ bằng bọc sứ thì khách hàng có thể duy trì kết quả trung bình từ 15 – 20 năm. Nếu dùng mão răng cao cấp và chăm sóc tốt đôi khi có thể dùng tới hơn 30 năm.
Dùng loại răng toàn sứ để bọc răng cửa chữa vẩu luôn là lời khuyên của nha sĩ cho khách hàng. Với độ tự nhiên tinh tế, lớp men sứ cho độ trong mờ rất giống răng thật nên cực kỳ phù hợp với vị trí răng cửa. Không những vậy, men răng sứ hoàn toàn không gây kích ứng nướu, đen cổ chân răng như răng sứ kim loại, không sự oxy hóa trong môi trường răng miệng.
Mài răng hô có hại không?
Mài răng hô có hại không là thắc mắc của rất nhiều người, bởi theo kỹ thuật thì phương pháp này sẽ tác động đến lớp men răng bên ngoài.
Muốn mài răng hô nhẹ để làm răng sứ an toàn, không đau yêu cầu bác sĩ thực hiện phải giỏi chuyên môn, thực hiện chuẩn kỹ thuật, tỉ mỉ. Do đó, để thực hiện mài chỉnh răng hô an toàn bạn nên cân nhắc kĩ để chọn cơ sở nha khoa uy tín cho mình nha.
- Trường hợp răng hô nhiều nếu mài răng thẩm mỹ bác sĩ sẽ cần mài khá nhiều, điều này về lâu dài có thể ảnh hưởng tới chiếc răng đó gây ê buốt, ảnh hưởng đến tủy răng.
- Bác sĩ thực hiện kỹ thuật mài răng – tạo hình cùi răng không chuẩn sẽ không đảm bảo độ chính xác, đôi khi xâm lấn quá nhiều khiến răng bị nhạy cảm, dễ bị kích thích nóng, lạnh, ảnh hưởng chức năng ăn nhai về lâu dài.
Nha khoa và đời sống hy vọng nội dung trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát và chính xác về mài răng hô, thẩm mỹ răng hô bằng phương pháp bọc sứ. Hãy tiếp tục theo dõi website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.