Cha mẹ có biết con mình có bao nhiêu răng? Khi nào trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, khi nào chúng thay răng. Cùng tìm hiểu chi tiết về hàm răng sữa, răng vĩnh viễn và cách phân biệt 2 loại răng này tại bài viết dưới đây nhé.
1. Răng sữa là gì?
Răng sữa là những chiếc răng mọc trong giai đoạn trẻ đang bú mẹ là cách hiểu răng sữa là gì đơn giản nhất. Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, nhú mọc và phát triển từ khoảng 4 – 33 tháng tuổi.
Răng sữa hỗ trợ chức năng ăn nhai ban đầu cho trẻ, sau đó sẽ dần rụng dần để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
2. Răng vĩnh viễn là gì?
Răng vĩnh viễn là loại răng sẽ mọc lên để thay thế cho những chiếc răng sữa ban đầu và tồn tại đến già. Nếu bị mất đi sẽ không mọc lại nữa. Răng vĩnh viễn có thể mọc sớm hay trễ hơn so với lịch trình vài năm không có gì đáng lo ngại.
3. Làm sao phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn?
Có nhiều yếu tố giúp phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn:
Số lượng răng khác nhau
Một đứa trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng từ 4-6 tháng tuổi và hoàn thành lúc 2 tuổi rưỡi. Số lượng răng tất cả có 20 chiếc răng sữa. Trong đó:
- 4 răng cửa giữa
- 4 răng cửa bên
- 4 răng nanh
- 8 răng cối
Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn để thay thế các răng sữa bị rụng.
Trong khoảng 8 tuổi đến 12 tuổi, trên hàm mọc của trẻ sẽ mọc lẫn lộn răng sữa với răng trưởng thành như vậy nên chú ý đến kích thước của răng, toàn bộ các răng trưởng thành đều to hơn răng sữa
Đến khoảng 12 tuổi răng sữa của trẻ sẽ được thay hết, trẻ có 28 – 32 chiếc răng vĩnh viễn
- 4 răng cửa giữa
- 4 răng cửa bên
- 4 răng nanh
- 8 răng cối nhỏ
- 8 – 12 răng cối lớn
Hầu hết con người sẽ tiếp tục mọc răng khôn vào lúc 18 – 25 tuổi, hoặc sau đó nữa. Tuy nhiên một số người không mọc răng khôn.
Men và ngà răng sữa mỏng hơn
Do cấu trúc men và ngà mỏng hơn, trong suốt, không có dây thần kinh cảm giác, buồng tủy lớn hơn do đó sâu răng sữa sẽ tiến triển vào tủy răng nhanh hơn so với răng vĩnh viễn. Ở răng sữa lớp men răng rất mỏng khoảng 1mm thấp hơn nhiều so với lớp men răng vĩnh viễn là từ (2mm- 3mm).
Tế bào ngà răng có độ cứng kém, không bằng men răng. Ở trẻ nhỏ có tỷ lệ sâu răng cao hơn so với người lớn do lớp men răng mỏng và ngà răng dễ bị axit phá hủy. Nếu bị sâu răng trẻ em cần được điều trị sớm.
Răng vĩnh viễn có màu vàng sậm hơn răng sữa
Răng sữa thường có màu trắng đục do thành phần vô cơ ít, còn răng vĩnh viễn trong hơn và mà có màu vàng hơn.
Răng vĩnh viễn thường có các nụ: Đối với các răng cửa vĩnh viễn, khi mới mọc sẽ có các núm nhỏ trên rìa cắn, các núm răng cửa này sẽ mất dần trong quá trình ăn nhai.
Về hình dáng của răng sữa khác răng vĩnh viễn
Thân răng sữa thấp hơn so với răng vĩnh viễn vì răng sữa có tỉ lệ chiều ngang và răng sữa có chiều cao lớn hơn.
Răng cửa và răng nanh sữa nhỏ và không thanh như răng trưởng thành.
Chân răng sữa rộng hơn
– Chân răng cửa và răng nanh sữa dài và mảnh hơn nếu so theo tỉ lệ với kích thước thân răng.
– Các răng sữa hàm có nhiều chân (thường 3 chân đối với hàm trên và 2 chân đối với hàm dưới)
– Chân răng hàm sữa tách nhau ở gần cổ răng hơn và càng về phía chóp thì càng tách xa hơn.
– Các chân răng thường dang rộng nên việc nhổ răng sữa rất dễ bị gãy.
5. Mối liên quan giữa răng sữa và răng vĩnh viễn
Thông thường các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa bị rụng. Nguyên nhân là do áp lực của răng vĩnh viễn ở bên dưới, khi chân răng sữa sẽ bị tiêu dần, lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, nếu các răng vĩnh viễn ở vị trí quá xa so với răng sữa thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên mà không cần răng sữa đã rụng. Hoặc nếu răng sữa không bị rụng đi dù đã đến tuổi thay răng, thì răng vĩnh viễn mọc lệch, chèn lên do bị răng sữa chiếm chỗ.
Do đó răng sữa và răng vĩnh viễn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những chiếc răng sữa không chỉ đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hướng cho sự phát triển răng vĩnh viễn cũng như thẩm mỹ nụ cười cho bé.
Các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi quá trình mọc răng, thay răng, sự phát triển của xương hàm ở trẻ, giúp cho nha sĩ và gia đình có thể kiểm soát sớm được những dấu hiệu bất thường, giúp bé có hàm răng khỏe mạnh.