Khớp thái dương hàm – nhưng điều bạn nên biết

Khớp thái dương hàm là cái tên không còn xa lạ đối với mọi người, chúng có chức năng giúp đóng mở miệng và là bộ phận có cấu tạo đặc biệt cho phép hàm chuyển động sang trái, phải, trước và sau. Tuy nhiên, khớp thái dương có thể bị viêm nhiễm, lệch lạc. Vậy nguyên nhân do đâu và cách chữa như thế nào. Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Khớp thái dương hàm - nhưng điều bạn nên biết
Khớp thái dương hàm – nhưng điều bạn nên biết

Viêm khớp thái dương hàm là gì?

Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Viêm khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm là bộ phận kết nối giữa khớp xương hàm dưới và xương thái dương của hộp sọ. Bên cạnh đó, có các thành phần khác như bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp, mô sau đĩa. Khớp thái dương có vai trò quan trọng giúp đóng mở miệng trong các hoạt động ăn chuyện, ăn nhai, ngáp,…

Viêm khớp thái dương hàm hay còn gọi là rối loạn khớp thái dương hàm. Bệnh lý này xuất hiện là do khớp hàm và các cơ xung quanh bị rối loạn. Từ đó làm xuất hiện những cơn đau theo chu kì, co thắt cơ, mất cân bằng giữa khớp hàm và xương sọ, làm giảm chức năng của khớp thái dương hàm gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Biểu hiện rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm khiến tư thế của người bị mắc phải sẽ có dấu hiệu thay đổi như dáng đứng không thẳng, vẹo cột sống cổ, đầu hơi nghiêng sang một bên khi ở trạng thái nghỉ. Khi cười gương mặt không tươi và khóe mép không cân đối.

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm bạn sẽ có cảm giác đau nhức ở một hoặc hai bên mặt. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ và thường tự khỏi nhưng càng về sau bệnh chuyển biến nặng hơn thì những cơn đau sẽ xảy ra nhiều và dữ dội hơn, biểu hiện rõ nhất là khi ăn nhai. Những cơn đau có thể lan sang sang gáy, cổ, hay xuống dưới cánh tay.

Biểu hiện rối loạn khớp thái dương hàm là gì?
Biểu hiện rối loạn khớp thái dương hàm

Những cơn đau còn xuất hiện ở trong và xung quanh tai.

Há miệng trở nên khó khăn hơn và có phát ra tiếng kêu lục cục, đây là biểu hiện dễ nhận biết nhất. Khi đó bạn thường phải ngậm miệng lệch sang một bên gây mỏi hàm, mặt cắn không đều.

Một số trường hợp không thể ngậm miệng lại được khi há miệng hoặc cười quá lớn.

Triệu chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này là nổi hạch.

Bên cạnh đó còn kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cơ nhai phì đại, mặt biến dạng,…

Khi xuất hiện một trong những triệu chứng trên bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh lý và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

Viêm khớp thái dương hàm thường gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Để giảm thiểu những cơn đau cũng như giảm tình trạng viêm khớp thái dương bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản tại nhà sau:

Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà
Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

Chường nóng hoặc lạnh

Chườm nóng hoặc lạnh là cách giảm đau đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà. Nhờ có nhiệt độ của nước sẽ làm cho dây thần kinh bị tê liệt tạm thời, từ đó cơn đau sẽ được kiểm soát. Đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu và thư giãn cơ, xoa dịu những cơn đau nhức, khó chịu.

Khi xuất hiện những triệu chứng đau nhức do viêm khớp thái dương hàm gây ra, bạn chỉ cần dùng túi chườm có chứa nước nóng hoặc lạnh để chườm lên vùng bị sưng đau. Thực hiện cách này trong vòng 10 – 15 phút và áp dụng lặp đi lặp lại khi cơn đau nhức xuất hiện.

Đeo máng nhai điều trị khớp thái dương hàm

Một trong những nguyên nhân dẫn đến khớp thái dương hàm là nghiến răng. Do đó bạn nên sử dụng máng nhai để giúp giảm áp lực lên răng và xương hàm, từ đó hạn chế mài mòn men răng, đồng thời khớp thái dương được thư giãn, không bị đau nhức, khó chịu.

Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm
Máng nhai điều trị khớp thái dương hàm

Máng chống nghiến được làm từ chất liệu nhựa mềm hoặc acyclic cao cấp, an toàn với môi trường miệng và dễ dàng tháo lắp. Máng này thường được chỉ định sử dụng chủ yếu vào ban đêm.

Điều chỉnh những thói quen hằng ngày

  • Thay vì sử dụng những đồ dai, cứng, giòn bạn nên ăn uống những đồ mềm như cháo, súp, đồ ăn đã được hầm mềm,… Đặc biệt là không nhai kẹo cao su vì sẽ làm cho cơ hàm căng ra.
  • Không sử dụng đồ uống chứa chất kích thích, thuốc lá để tránh làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
  • Khi ngồi làm việc hoặc ngủ tránh để đầu nghiêng về một bên mà hãy để thẳng lưng nhằm giảm áp lực lên xương hàm và luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Giữ hàm ở tư thế nghỉ

Để tình trạng viêm khớp thái dương hàm nhanh lành lại bạn không nên thực hiện các hoạt động mạnh như há miệng quá lớn khi ăn nhai, tránh la hét và hát,…

Thực hiện các bài tập luyện khớp thái dương hàm

Bài tập giúp cơ hàm chức khỏe hơn: Với bài này bạn chỉ đặt ngón tay dưới cằm, ấn ngón cái vào cằm nhè nhẹ. Trong lúc ấn mở miệng ra từ từ và giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi khép lại. Tiếp đến là đặt ngón trỏ và ngón cái lên cằm rồi từ từ bóp phần sống hàm giữa cằm và môi nhẹ nhàng, khép môi khi thực hiện.

Bài tập luyện khớp thái dương hàm
bài tập luyện khớp thái dương hàm

Bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ hàm: Để giảm những cơn đau bạn để hàm ở tư thế thư giãn miệng khép tự nhiên. Sau đó từ từ mở miệng rộng ra hết mức có thể, đồng thời mắt hướng lên trên và  thực hiện trong khoảng vài giây rồi đưa miệng khép lại từ từ. Trong lúc này, bạn di chuyển hàm sang bên trái, mắt nhìn sang phải, giữ đầu và cổ cố định, giữ tư thế này trong khoảng vài giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện cách này trong vài lần, sau đó đổi bên và thực hiện tương tự.

Bài tập thư giãn hàm: Sau khi thực hiện các bài tập trên bạn nên để hàm thư giãn bằng cách hít vào rồi thở ra từ từ, thực hiện liên tục vài lần. Cách thức này sẽ giúp cơ thể bạn giải tỏa áp lực, đồng thời cũng giúp cơ hàm được thư giãn sau khi thực hiện các động tác chuyển động kể trên.

Massage nhẹ khớp thái dương hàm

Đây là một trong những cách được nhiều người sử dụng nhằm giúp cho tình trạng viêm khớp thái dương được thuyên giảm. Cách thực hiện vô cùng đơn giảm: Đầu tiên khởi động hàm bằng cách há miệng từ từ và đóng mở chậm rãi vài lần. Sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng vùng khớp thái dương, thực hiện liên tục đến khi khớp nóng lên. Áp dụng cách này nhiều lần trong ngày để tăng lưu thông máu, giãn cơ, giảm đau.

Trên đây là một số cách điều trị viêm khớp thái dương hàm bạn có thể tham khảo để giúp giảm đi những cơn đau nhức và đẩy nhanh quá trình lành khớp thái dương.

Nguyên nhân gây trật khớp thái dương hàm

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trật khớp thái dương hàm nhưng thường sẽ bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu như:

Do bị chấn thương: Bạn không may bị tai nạn hoặc va đập mạnh vào vùng mặt và đầu, gây tác động đến khớp thái dương hàm làm cho chúng bị lệch khỏi vị trí ban đầu.  Từ đó xuất hiện đau, nhạy cảm và khó chuyển động hàm dưới. Hay do há miệng quá lớn khi ăn nhai, ngáp một cách đột ngột.

Do nghiến răng: Nghiến răng là khi 2 hàm nghiến lại với nhau tạo ra tiếng kêu cót két và thường xảy ra vào ban đêm. Nghiến răng lâu ngày không chỉ làm cho men răng bị mài mòn, răng dễ nhạy cảm hơn với đồ ăn nóng hoặc lạnh mà còn khiến cho khớp thái dương hàm bị tác động làm cho chúng bị trật ra ngoài.

Nguyên nhân gây trật khớp thái dương hàm
Nguyên nhân gây trật khớp thái dương hàm

Trật khớp thái dương hàm do nhiễm trùng: Khớp thái dương hàm bị nhiễm trùng do nhiễm trùng lan rộng ở các vùng lân cận hoặc nhiễm trùng đường huyết do vi khuẩn gây ra, chúng đi theo đường máu vào trong khớp thái dương hàm gây nhiễm trùng lâu ngày khiến khớp thái dương bị trật.

Trật khớp thái dương do thoái hóa khớp: Những trường hợp này thường xảy ra ở người từ độ tuổi 50 trở lên. Khi bị thoái hóa khớp bạn sẽ khiến cho khớp bị trật đi và bạn sẽ có cảm giác bị cứng khớp, khớp có tiếng kêu hoặc đau nhẹ.

Do thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm: Loại trật khớp này thường xuất hiện ở những người sau khi bị chấn thương hoặc đau cơ trong thời gian dài.

Do viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xảy ra do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Bệnh này gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc khớp, sụn khớp, đầu xương dưới sụn, gây sưng đau. Lâu ngày chúng có thể làm phá hủy xương và biến dạng khớp dẫn đến trật khớp thái dương hàm.

Do căng thẳng, stress: Do áp lực trong công việc hoặc những vấn đề trong cuộc sống khiến cho bạn bị căng thẳng, stress. Tình trạng này kéo sẽ khiến cơ thể luôn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi và gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng, trong đó có tình trạng trật khớp thái dương hàm.

Lệch khớp thái dương hàm có điều trị được không?

Theo các chuyên gia, lệch khớp thái dương hàm hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên để có cách điều trị tốt nhất bạn nên đến nha khoa thăm khám, thông qua kết quả đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Lệch khớp thái dương hàm có điều trị được không?
Lệch khớp thái dương hàm có điều trị được không?

Với những trường hợp lệch khớp thái dương hàm liên quan đến răng thì sắp xếp lại các răng và tái lập lại khớp cắn là điều cần thiết. Phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là thẩm mỹ răng sứ và chỉnh nha. Khi những khuyết điểm trên răng được cải thiện sẽ giúp cho vận động hàm dưới được dễ dàng và trơn tru hơn, giảm áp lực lên khớp thái dương, hạn chế được tình trạng lệch khớp thái dương.

Với những trường hợp lệch khớp thái dương hàm mãn tính thì phẫu thuật là phương cuối cùng bác sĩ đưa ra để giúp sắp xếp lại vị trí khớp. Đồng thời thắt chặt lại các dây chằng quanh khớp thái xương nhằm cố định lại khớp để đưa chúng về đúng vị trí với nhau.

Vậy là Nha khoa và đời sống đã cùng bạn đi tìm hiểu xong những kiến thức liên quan đến khớp thái dương hàm. Hy vọng với những kiến thức đó sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Cùng theo dõi trang web của Nha khoa và đời sống để cập nhật thêm những kiến thức mới về răng miệng.

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám