Có bao giờ, bạn giật mình thức giấc trong đêm, chỉ bởi vì một cử động nhỏ là há miệng nhẹ cũng đẫn đến đau nhức hàm chưa? Hay trong sinh hoạt hằng ngày khi há miệng ra bị đau hàm ngay lập tức. Há miệng to bị đau hàm có sao không? Há miệng có tiếng kêu có nghiêm trọng không? Hãy để Nha khoa và đời sống giải mã hiện tượng này ngay sau đây nhé.
Há miệng ra bị đau hàm là như thế nào?
Hàm có cấu trúc khớp đối lập nhau ở khoang miệng, đảm nhận nhiệm vụ ăn nhai và những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Khi hàm bị tác động hoặc bị chấn thương bởi nhiều nguyên nhân gây ra, sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu vì há miệng ra thì sẽ bị đau hàm.
Cơn nhức ở vùng hàm ấy sẽ kéo dài theo thời gian cho đến khi bạn tìm kiếm được giải pháp chữa trị. Nó có thể phát triển do nhiễm trùng xoang, đau răng, các vấn đề với mạch máu, dây thần kinh hoặc các bệnh lý khác.
Hầu hết, các tình trạng khi há miệng ra bị đau hàm là do rối loạn khớp thái dương hàm. Trong nhiều trường hợp, đau hàm khi há miệng nếu không được chữa trị ngay lập tức dễ gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng, dần dần làm biến dạng khuôn mặt.
Nguyên nhân há miệng ra bị đau hàm
Đau hàm có thể do chấn thương trong quá khứ để lại, tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu, nhiễm trùng và một số nguyên nhân khác.
Rối loạn khớp thái dương hàm là một nhóm triệu chứng ảnh hưởng đến xương, khớp và cơ, chịu trách nhiệm vận động hàm, những tình trạng này có thể gây đau và khó chịu cho người mắc phải.
Nguyên nhân bị đau hàm khi há miệng là do:
- Gãy xương hàm: Có thể là do bị ngã hoặc va đập vào mặt.
- Trật khớp hàm: Nhiều lần bạn há miệng quá rộng trong vô thức, chẳng hạn như ngáp, mở khoang miệng quá to cũng làm trật khớp hàm. Khi trật khớp hàm, bạn sẽ không khỏi tránh một vài triệu chứng như khi há miệng ra sẽ có tiếng kêu.
- Phẫu thuật nha khoa: Điều này có thể gây đau hàm vì có thể mất thời gian để hồi phục sau phẫu thuật.
- Nghiến răng quá nhiều: Nhiều người khi ngủ hoặc những lúc căng thẳng về cảm xúc có thói quen nghiến răng, nên sẽ làm tổn thương răng đáng kể và hoạt động cơ miệng nhiều dẫn đến bị đau hàm.
- Viêm tủy xương: Trong một số trường hợp hiếm hoi, viêm tủy xương có thể ảnh hưởng đến xương hàm và các mô liên quan khác, nên sẽ làm đau hàm đến khi chữa hết tủy.
- Một số nguyên nhân đau hàm khác: Rối loạn tuyến nước bọt, căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ, viêm xoang, nhiễm trùng tai, viêm xoang,….
Triệu chứng há miệng to bị đau hàm
Các triệu chứng khi há miệng to bị đau hàm sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng nhìn chung sẽ có một số trường hợp như:
- Đau mặt trầm trọng khi há miệng to
- Bị sưng mặt, căng thẳng dây thần kinh
- Ù tai xảy ra cùng với đau hàm
- Mắt bị đau, bị thay đổi thị lực và đau đầu
- Bị biến chứng sau phẫu thuật, nha khoa
- Chán ăn do đau hoặc khó nhai nuốt dẫn đến bị sốt
Há miệng có tiếng kêu nguy hiểm không?
Với câu hỏi: ”Há miệng có tiếng kêu có nguy hiểm không?”, là câu hỏi đa phần mọi người hỏi nhiều nhất. Nếu há miệng có tiếng kêu mà không đau thì không nghiêm trọng, nhưng còn há miệng có tiếng kêu đi kèm với hàm bị đau nhức thì lại khá nguy hiểm, bạn nên điều trị và tới bác sĩ thăm khám sớm.
Đau một bên hàm khi há miệng có sao không?
Há miệng ra bị đau hàm một bên hoặc hai bên mặt thì sẽ ra sao? Thông thường lúc đầu sẽ đau hàm nhẹ rồi tự hết qua vài ngày. Cơn đau nhức sẽ kéo dài khi há miệng thì nên đáng chú ý hơn, nhức ở một bên (phải hoặc trái), đặc biệt là lúc ăn uống và hoạt động miệng.
Há miệng bị đau hàm một bên thông thường là do bạn chỉ ăn nhai một bên hoặc nằm nghiêng một bên trong thời gian dài, khi một bên hàm bị hoạt động hết công suất so với bên còn lại là tác nhân hàng đầu làm mất cân bằng xương hàm dần dần làm lệch mặt, không cân xứng thẩm mỹ ánh nhìn.
Xóa tan nỗi lo khi há miệng to bị đau hàm bằng cách nào?
Để chẩn đoán đau hàm một cách chính xác nhất, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để họ đưa ra phương án chữa trị tốt nhất với từng trường hợp khi há miệng to bị đau hàm, như sau khi xét nghiệm máu hoặc chụp ảnh X quang. Điều trị chứng há miệng to bị đau hàm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra:
Bác sĩ sẽ có thể kê đơn các loại thuốc sau:
- Kháng sinh – nếu xét nghiệm cho thấy có khả năng nhiễm vi khuẩn
- Các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi để giảm đau
- Tiêm Steroid – để giảm viêm hoặc sưng
- Liệu pháp kháng vi-rút, để điều trị nhiễm vi rút như Herpes zoster
- Điều trị tủy răng
- Nhổ răng
- Liệu pháp nhiệt và lạnh
Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ bất kỳ phần xương bị hư hỏng hoặc để phục hồi lại xương hàm.
Biện pháp tại nhà cũng có thể cứu vãn kịp thời chứng há miệng ra đau hàm:
- Áp dụng chế độ ăn uống mềm, để ngăn chặn cử động hàm quá mức
- Xoa chỗ hàm bị đau thường xuyên
- Thử phương pháp châm cứu
- Chườm nóng lạnh ở chỗ há miệng có tiếng kêu
Một số liệu pháp vật lý khi há miệng to bị đau hàm như:
- Sử dụng dụng cụ bảo vệ răng miệng
- Thử vật lý trị liệu
- Thử liệu pháp để hàm thư giãn
- Kết hợp các bài tập để tăng tính linh hoạt của cơ hàm
- Kiểm tra tư thế ngồi, để ngăn ngừa mỏi cổ và lưng
Thực phẩm giúp ích trong quá trình điều trị đau hàm
Người bị đau và khó chịu ở hàm nên tuân theo một số chế độ ăn uống lành mạnh, để đảm bảo rằng họ nhận được các chất dinh dưỡng phù hợp trong quá trình trị liệu. Đó cũng chính là lý do, họ cần tránh thức ăn dai, cứng hoặc giòn và thay nó bằng thức ăn mềm, dễ nhai.
Một số thực phẩm nên lựa chọn để bỏ vào thực đơn hằng ngày như: sữa chua nguyên chất, sinh tố, yến mạch ngâm hoặc nấu chín, trái cây mềm, rau nghiền, cá, nước luộc gà,…
Để tình trạng này không tiếp diễn xảy ra, Nha khoa và đời sống mong bạn có thể đến bác sĩ điều trị sớm nhằm chấm tình trạng bị đau hàm. Há miệng to bị đau hàm không phải là chứng bệnh khá nặng, tuy nhiên bạn nên cần chú ý nhiều hơn. Đừng quên ăn kèm các thực phẩm bổ sung để quá trình hồi phục chứng đau hàm sớm bạn nhé.