Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm là điều được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Bởi mọc răng là quá trình tự nhiên và cũng là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của trẻ về thể chất. Mỗi bạn nhỏ có thể sẽ có thời gian mọc răng sữa khác nhau nhưng thường sẽ diễn ra khi bé trong khoảng 6 tháng tuổi đến 3 tuổi. Để nhận biết sớm hơn về quá trình mọc răng ở trẻ cũng như cách chăm sóc, hãy theo dõi hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và chia sẻ của Nha khoa và đời sống dưới đây nhé!
Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp mọc răng hàm
Trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng sữa và đến khoảng 3 tuổi bạn sẽ mọc gần như đầy đủ các răng. Thông thường, khi trẻ ở 6 tháng tuổi ba mẹ đã có thể quan sát thấy hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm qua một số dấu hiệu, tình trạng ở trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp để ba mẹ có thể theo dõi khi trẻ mọc răng hàm để chăm sóc các bé tốt hơn:
- Sốt: Dấu hiệu khá dễ nhận biết, do các bé còn nhỏ hệ miễn dịch còn yếu nên khi quá trình mọc răng bắt đầu, trẻ sẽ có dấu hiệu bị sốt. Ba mẹ nên kẹp nhiệt độ theo dõi để giúp bé giảm nhiệt độ kịp thời.
- Lợi bị sưng: Khi vệ sinh răng miệng cho các bé, ba mẹ có thể thấy phần lợi của bé bị sưng đỏ và cảm giác cứng hơn bình thường.
- Trẻ bị chảy nhiều nước dãi: Khi trẻ bắt đầu mọc răng hàm thì các dây thần kinh răng ở trẻ sẽ được kích thích và khiến trẻ chảy nước dãi nhiều. Bởi khoảng miệng của trẻ nông và chưa có thể nuốt hoàn toàn nước bọt nên sẽ khiến nước dãi chảy ra ngoài nhiều và ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy.
- Trẻ quấy khóc, lười ăn: Răng mọc có thể khiến trẻ cảm thấy đau nhức, khó chịu, cáu gắt nên sẽ quấy khóc nhiều hơn và không muốn ăn, lười ăn, chỉ ăn các món mềm, dễ nuốt hay thậm chí bỏ ăn.
- Dễ nôn mửa: Bình thường vẫn có nhiều trẻ ăn xong bị trớ, nôn mửa nhưng khi răng mọc tình trạng này có thể diễn ra nhiều hơn và dễ nôn mửa do trẻ cảm thấy khó chịu khi ăn.
- Dễ nổi mẩn đỏ ở miệng, cằm: Do trẻ mọc răng nước dãi chảy nhiều ra ngoài miệng, cằm nên rất dễ khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ, gây ngứa, khó chịu. Khi này, ba mẹ cần quan sát và vệ sinh sạch để trẻ thoải mái hơn.
Một số dấu hiệu khác: Ngoài các dấu hiệu thường gặp ở trên thì khi trẻ sắp mọc răng còn có một số triệu chứng dự báo tình trạng này: trẻ hay giật mình khi ngủ, ngủ không ngon giấc, tay hay xoa má, kéo tai và có thể bị tiêu chảy,…
Nếu bé nhà bạn có một số dấu hiệu trên, bạn hãy quan sát bé nhiều hơn để chăm sóc bé và giúp bé thoải mái hơn trong quá trình mọc răng.
Một số hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm
Ba mẹ có thể theo dõi một số hình ảnh cụ thể dưới đây để có thể nhận biết rõ hơn khi trẻ bắt đầu mọc răng hàm:
Cách chăm sóc khi trẻ sắp mọc răng hàm
Thời gian mọc răng hàm sẽ có thể kéo dài từ hai đến ba tháng và khi này trẻ sẽ có các dấu hiệu như chia sẻ ở trên: sốt, sưng lợi, chảy nhiều nướu dãi,…. khiến trẻ khó ăn uống. Tùy tình trạng của mỗi trẻ mà thời gian răng mọc thể nhanh hoặc chậm hơn. Nhưng dù là nhanh hay chậm thì khi răng mọc cũng khiến các bé cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi và chăm sóc bé đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Để có thể giúp bé thoải mái hơn khi mọc răng, ít cảm thấy đau, khó chịu và có một sức khỏe tốt nhất thì ba mẹ có thể tham khảo một số cách chăm sóc dưới đây nhé!
Vệ sinh sạch răng miệng, massage nướu cho trẻ
Trong quá trình trẻ mọc răng,lợi/nướu sẽ bị sưng, nứt ra để những chiếc răng bắt đầu nhú lên và sẽ có thể tiềm ẩn nguy cơ các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng vị trí răng mọc. Không chỉ vậy, khi răng mọc lên lợi sẽ bị sưng đỏ gây đau nhức nên ngoài việc vệ sinh sạch miệng cho bé bằng miếng gạc thì ba mẹ nên massage nhẹ nhàng phần nướu để giúp bé giảm cảm giác đau, khó chịu và cảm thấy thoải mái hơn.
Cho bé ăn các món ăn phù hợp
Thời điểm các bé mọc răng thì ba mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cho các bé ăn uống. Vậy nên, việc có thực đơn phù hợp, đồ ăn, thức uống hợp lý là rất quan trọng để đảm bảo dinh dưỡng cho bé cũng như giúp bé ăn uống dễ dàng hơn. Ba mẹ có thể ưu tiên lựa chọn xay nhuyễn hay cho bé ăn đồ mềm, lỏng (sữa chua, sữa trái cây) và có thể kèm thêm vài miếng rau củ mềm cho bé gặm giúp giảm sự khó chịu vùng nướu khi răng hàm mọc.
Nên chia nhỏ, nhiều bữa ăn phụ
Khi bé mọc răng sẽ rất cáu gắt, khó chịu, lười ăn và dễ nôn trớ nên các bậc phụ huynh không nên ép trẻ ăn vì càng ép trẻ ăn càng khiến trẻ khó chịu, sợ không dám ăn thực phẩm đó nữa. Để quá trình cho bé ăn mang lại kết quả tốt hơn thì ba mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn để vừa giúp trẻ thoải mái mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.
Đưa bé thăm khám nha sĩ
Nếu tình trạng trẻ bị sốt, quấy khóc, bỏ ăn, nhiều mẩn đỏ do mọc răng gây đau nhức cho bé không thuyên giảm thì ba mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để bác sĩ kiểm tra, có giải pháp khắc phục kịp thời. Bởi khi trẻ lười ăn, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, khó chịu có thể khiến trẻ bị ốm, sụt cân, khiến sức khỏe của trẻ yếu đi. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng vô cùng quan trọng và cần đưa trẻ đi khám ngay bạn nhé!
Trên đây, Nha khoa và đời sống đã chia sẻ một vài dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ khi mọc răng hàm đến với các bậc phụ huynh. Nếu còn thắc mắc hay băn khoăn bất kỳ vấn đề gì, bạn có thể bình luận ngay dưới bài viết để Nha khoa và đời sống giải đáp ngay nhé!