Việc đau nhức răng chắc hẳn chúng ta ai cũng đều gặp phải. Vậy do đâu mà răng bị sưng đau chắc hẳn luôn là mối quan tâm của đại đa số mọi người. Khi đau răng nên ăn gì, kiêng gì? Hãy cùng Nha khoa và đời sống tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
Tại sao bạn đau răng
Đau răng là cụm từ để mô tả những cơn đau nhức, khó chịu phát sinh ở bên trong hoặc xung quanh vùng nướu, bề mặt răng, chân răng…..khiến bạn gặp nhiều rắc rối, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.Thông thường, chúng có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, với những cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, đau thoáng qua, đau âm ỉ kéo dài vài ngày, đau vào ban đêm….
Nướu bị tổn thương, viêm nhiễm
Lợi chảy máu, sưng đau là vấn đề rất nhiều người gặp phải. Đây là 1 bệnh lý răng miệng có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Bệnh về nướu và các tổ chức quanh nướu là một trong những nguyên nhân gây đau răng điển hình nhất.
Khi chăm sóc răng không tốt, không làm sạch cao răng định kỳ, vi khuẩn phát triển, làm kích ứng và gây nhiễm trùng ở lợi và răng. Trong thai kỳ cơ thể phụ nữ có nồng độ hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ, khiến nướu của bạn nhạy cảm hơn với vi khuẩn trong mảng bám
Viêm lợi không chỉ dừng lại ở việc sưng đau, lợi chảy máu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng nướu và răng, viêm nha chu, tụt lợi, phá hủy các mô nâng đỡ răng (bao gồm xương hàm, nướu, hệ thống dây chằng nha chu) khiến rụng răng sớm.
Răng bị nứt gây đau răng nhức răng
Răng bị nứt là tình trạng trên thân răng có những vết nứt ngang hoặc dọc, điều này khiến răng có những khoảng trống, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, ngà răng có thể bị lộ ra ngoài. Đó cũng là lí do khiến bạn nhức răng, gây đau khi nhai đồ ăn cứng, ê buốt, nhạy cảm với đồ nóng, lạnh, chua…. Bên cạnh đó 1 chiếc răng bị nứt, mẻ hay gãy cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ nụ cười.
Với các trường hợp vết nứt răng nhẹ chưa tác động động đến tủy, trám răng là phương pháp giúp bạn bảo vệ răng tốt hơn khỏi sự xâm hại của vi khuẩn.
Răng bị sâu, tác động vào tủy răng
Sâu răng là 1 bệnh răng miệng phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân răng bị sâu chủ yếu xuất phát do người bệnh vệ sinh răng miệng kém. Cao răng được hình thành dựa trên những mảnh vụn, thức ăn dư thừa tại các kẽ răng, khiến vi khuẩn hình thành và phát triển. Sự tấn công của vi khuẩn đến ngà răng sẽ khiến các dây thần kinh trong bộ phận này lộ ra và gây đau, nhạy cảm khi ăn đồ nóng lạnh.
Bệnh sâu răng là 1 bệnh âm thầm, ở giai đoạn đầu, sâu răng không hề gây đau nhưng các lỗ sâu lớn hơn nếu không được hàn trám sớm thì sớm muộn tổ chức cứng của răng sẽ dần bị phá hủy, lây lan dần vào tủy, gây ra viêm tủy, nếu không điều trị kịp thời thì dẫn tới áp xe xương ổ răng…
Thực tế, sâu răng có thể là một trong những lý do khiến bạn đau nhức với nhiều cấp độ khác nhau, đôi khi là cơn đau thoáng qua khoảng 30 giây, giảm dần và tự hết, nghiêm trọng hơn là đau nhức thành cơn, lan tỏa lên đầu.Đau răng sâu khiến bạn gặp nhiều rắc rối, ăn uống bất tiện, thậm chí không ăn nhai được tại răng sâu – khi đó người đã bị viêm tủy không hồi phục và cần chữa tủy ngay.
Đau răng do áp xe răng
Áp xe là một bọc nhỏ giống như mụn, chứa đầy mủ hình thành trong các mô của cơ thể do nhiễm khuẩn. Áp xe quanh răng là tình trạng nhiễm trùng ở chân răng hoặc nhiễm trùng giữa răng và lợi.
Áp xe quanh răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến cần được chú ý ngay lập tức nếu không sẽ lây lan cho nhiều răng khác. Bệnh này do các mảnh vụn thức ăn bị kẹt tại nướu răng, vi khuẩn tích tụ gây ra sưng viêm, chảy mủ tại vị trí xảy ra áp xe
Nếu răng bị áp xe, bạn có thể bị ê buốt hay đau nhức răng, lợi sưng phồng, đau dữ dội, cảm thấy khó nhai nuốt, kèm các triệu chứng nhiễm trùng khác, chẳng hạn như sốt, sưng mặt, nhiều người sưng hạch cổ…Do vậy, thuốc giảm đau răng là phương pháp được nha sĩ ưu tiên dùng khi ổ nhiễm trùng đã lan sang các bộ phận khác của răng như nướu, hàm hoặc các ổ áp xe đã trở nên nghiêm trọng.
Mọc răng khôn gây đau răng nhức răng
Mọc răng khôn (răng số 8) thường diễn ra trong độ tuổi 17 đến 25 – độ tuổi trưởng thành khi các răng khác đã hoàn tất, vị trí trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh. Nhiều trường hợp răng 8 mọc không thoát nên hoàn toàn đến đến hình thành túi lợi bệnh lý tại đó.
Đây là răng mọc cuối cùng của hàm nên thường thiếu chỗ mọc, mọc lệch sang hẳn 1 bên chèn ép răng bên cạnh, mọc ngầm, mọc ngang, sai hướng gây đau nhức, viêm nhiễm cùng nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm quanh răng, áp xe, u nang, nhiễm trùng cấp… Hơn nữa răng 8 nằm phía trong cùng của cung hàm, rất khó để vệ sinh nên vùng quanh răng dễ bị viêm lợi, sưng tấy, đau lợi, sâu răng
Hiện tượng sưng, lở nướu có thể tái đi tái lại nhiều lần khiến mô lợi thường xuyên bị tổn thương. Khi đó, bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chụp X-quang và chẩn đoán chính xác, biết được phương án khắc phục tốt nhất.
Đau răng nên ăn gì?
Sữa chua, phô mai và sữa
Các thực phẩm từ sữa, phô mai là lựa chọn thích hợp cho người bị đau răng, nhức răng. Các sản phẩm từ phô mai, sữa chua thường mềm nên bạn không cần nhai cắn, dùng lực quá nhiều nên có thể dùng trong thời gian bị đau nhức răng. Điều này giúp bạn nuốt đồ ăn dễ hơn, răng đau không bị tác động thì sẽ bớt cảm giác khó chịu.
Các loại súp
Các món súp loãng với thịt được xé nhỏ cùng nấm, trứng… cũng là một gợi ý tốt cho bạn khi bị đau răng. Bạn dễ dàng nuốt mà không cần nhai quá nhiều. Hơn nữa, các thành phần trong súp cũng rất đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng.
Thường thì dùng súp ấm và nguội sẽ là tốt nhất cho răng miệng của bạn. Món súp giúp bạn ăn uống đơn giản, nhanh chóng, nhất là người già hay trẻ nhỏ đều rất thích.
Custard hoặc pudding
Nếu không biết bị đau răng nên ăn gì. Hãy chọn các loại bánh như custard, pudding hay flan. Với thành phần từ sữa, trứng cùng sự mềm mại sẽ khiến bạn tận hưởng được món ăn mà không cảm thấy đau buốt răng.
Các loại bánh mềm – dễ ăn
Bánh ngọt mềm và ẩm hay những chiếc bánh xốp nhẹ đều rất phù hợp cho người bị đau răng. Hãy ăn thật chậm rãi để không ảnh hưởng nhiều đến chỗ đau bạn nhé.
Tuy nhiên các loại bánh ngọt chứa khá là nhiều đường và dễ tạo thành mảng bám, bạn lưu ý khi ăn xong hãy súc miệng trước, 30 phút sau bạn có thể chải răng lại để tránh tạo môi trường axit làm phá hủy đi lớp men răng bên ngoài.
Thịt xay nhuyễn
Bạn nên xay nhuyễn thịt để ăn nhanh và dễ dàng hơn, đồng thời tránh làm đau răng.Bạn có thể chế biến thành món cháo thịt băm hoặc cho thịt xay xào cùng một số loại rau củ quả để bữa ăn thêm đa dạng cũng như cân bằng dinh dưỡng.
Ngoài ra, cháo thịt bằm cũng là 1 gợi ý hay cho bạn, móm này vô cùng quen thuộc, hương vị thơm ngon và dễ ăn nên cũng có thể dùng khi đau răng, sưng nướu bạn nhé. Trong thời gian bị đau nhức răng, bạn hãy ăn uống đầy đủ, chú ý nghỉ ngơi điều độ và giữ gìn vệ sinh răng miệng.
Cá ngừ và cá hồi
Nếu trong miệng bạn toàn mùi vị đắng nghét từ thuốc giảm đau, hãy thử ăn các loại cá như cá ngừ và cá hồi để lấy lại cảm giác ngon miệng. Thịt cá cũng khá mềm, không tác động nhiều đến răng đang đau.
Sinh tố, trái cây và rau củ
Bổ sung chất dinh dưỡng thông qua các đa dạng các loại sinh tố cũng là một lựa chọn phù hợp cho người đang bị đau răng. Bạn có thể làm sinh tố, không cần nhai mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn cũng có thể ép nước rau củ quả để uống, có thể kết hợp với sữa chua để tạo thêm hương vị mới lạ, thơm mát nha.
Các loại trái cây như táo, lê, cam, dâu,… đều là các loại trái cây tốt cho răng miệng, tốt cho sức khỏe, giàu vitamin.
Đau răng kiêng ăn gì?
Để giảm bớt sự khó chịu do những cơn nhức răng gây bạn nên tránh 1 số thực phẩm sau
- Hạn chế đồ ăn thức uống gây hại, quá lạnh hay quá nóng, thực phẩm nhiều axit, đặc biệt khi răng bạn nhạy cảm, bị sứt mẻ… Điều này giúp bạn giảm thiểu những cơn đau nhức hay ê buốt…
- Đồ ngọt là 1 trong nhóm đồ ăn cần tránh khi bạn đang đau răng. Bởi khi gặp vi khuẩn trong môi trường miệng, cộng hưởng với sự tác động của enzim sẽ tạo ra axit, lượng axit này sẽ trực tiếp phá hủy men răng và tạo cơ hội để vi khuẩn xâm lấn, khiến cơn đau của bạn ngày càng dữ dội.
- Thực phẩm cứng, dai, giòn khi đau răng bạn cũng nên tránh bởi khi ăn nhai bạn sẽ phải dùng lực nhai mạnh hơn, có thể làm ảnh hưởng đến chiếc răng đau của bạn
Khi nào cần sự giúp đỡ của nha sĩ?
Những thức ăn nằm trong danh mục đau răng nên ăn gì là gợi ý tuyệt vời giúp bạn dễ dàng vượt qua cơn đau răng. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà cần theo dõi tình trạng này trong vòng 24 giờ tới. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau nhức không thuyên giảm bạn hãy mau chóng sắp xếp lịch hẹn với nha sĩ khi rơi vào những trường hợp như sau:
– Cơn đau răng kéo dài hơn 1 – 2 ngày hoặc hơn
– Cường độ đau tăng dần, càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn
– Dấu hiệu sốt rõ rệt, nhiệt độ cơ thể tăng cao.
– Bạn cảm thấy đau đầu khi mở miệng, đau tai hoặc khó khăn khi nuốt, thở
Bạn cần chú ý theo dõi để nhận ra những điểm bất ổn và dấu hiệu tệ đi cho răng của mình. Đặt ngay lịch hẹn với nha sĩ để tìm được nguyên nhân chính xác và cách điều trị hiệu quả nhất.
Hi vọng với những chia sẻ trên từ Nha khoa và đời sống bạn đã có được những thông tin hữu ích.