Sâu răng là bệnh lí răng miệng hết sức phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Cần làm gì khi bị sâu răng, liệu rằng con sâu răng có thật không? có nhiều lời đồn về việc bắt sâu răng bằng lá tía tô hoặc các mẹo được lan truyền trên mạng xã hội. Vậy các cách bắt sâu răng này có thật sự hiệu quả, đâu mới là giải pháp điều trị sâu răng an toàn cho bạn. Hãy cùng Nha khoa và đời sống tìm hiểu 3 sự thật về con sâu răng ngay tại bài viết ngày hôm nay nhé.
Con sâu răng có thật không?
Chắc hẳn có rất nhiều bạn đã từng nghe ba mẹ nói “Nếu con không chịu đánh răng thì con sâu răng sẽ đục hết răng đó”. Chính vì vậy khi lớn lên có rất nhiều người thường thắc mắc rằng liệu răng có con sâu răng không? Chúng có thật không?
Trên Internet gần đây có xuất hiện một đoạn video bắt con sâu răng được lan truyền khiến nhiều người bán tín bán nghi về sự tồn tại của con sâu răng cũng như các cách bắt sâu răng. Tuy nhiên dưới góc nhìn khoa học thì hoàn toàn không có sự tồn tại của “con sâu răng”. Mà thực tế đây chỉ là tổ hợp của rất nhiều nguyên nhân diễn ra âm thầm trong thời gian dài và gây nên sâu răng.
Quy trình hình thành nên bệnh sâu răng như thế nào, bạn đã biết chưa?Theo các nghiên cứu khoa học thì sâu răng do một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus mutans. Vi khuẩn này lên men carbohydrate tạo ra axit, làm pH giảm xuống nhỏ hơn 5, sự giảm pH liên tục có thể dẫn đến sự khử khoáng trên bề mặt răng, làm mất vôi ở các mô cứng của răng, và hình thành nên những lỗ hỏng màu đen trên răng nên được gọi với tên là bệnh sâu răng.
Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách cộng thêm chế độ dinh dưỡng có nhiều thực phẩm chứa đường sẽ hình thành nên các mảng bám, tạo cơ hội thuận lợi cho Streptococcus mutans phát triển và tấn công vào mô men răng, tạo thành các lỗ sâu răng. Bởi vậy, vi khuẩn Streptococcus mutans cùng các tác nhân gây sâu răng cũng có thể khiến chúng ta nghĩ và coi chúng là 1 con sâu răng.
Rất nhiều người thắc mắc rằng con sâu răng trông như thế nào. Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh con sâu răng dưới đây
Sâu răng là gì?
Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất ở người Việt Nam, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh sâu răng, không chỉ ở trẻ em mà ở cả người trưởng thành.
Sâu răng là quá trình men răng bị phá hủy, do vi khuẩn từ mảng bám tích tụ trên răng của bạn sản sinh axit ăn mòn các mô răng, tạo nên những vệt đen li ti, các lỗ sâu hay rãnh có màu trắng, nâu hoặc đen.Nguyên nhân gây sâu răng thường do một số loại vi khuẩn tạo axit gây nên như chủ yếu là Streptococcus Mutans, Lactobacillus, Actinomyes… Khi chúng ta ăn những thực phẩm có đường hay nhiều tinh bột sẽ hình thành các mảng bám, các mảng bám ngày càng dày lên sẽ tạo thành cao răng. Khi đó các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn từ từ lớp men răng, dần dần tạo thành một lỗ nhỏ màu đen trên răng người ta gọi đó là lỗ răng sâu.
Răng sâu có thể bị ở bề mặt thân răng hoặc chân răng. Với các lỗ sâu nằm trên mặt nhai, mặt ngoài và mặt trong của răng thì bác sĩ dễ phát hiện khi thăm khám. Với các trường hợp răng sâu ở vị trí tiếp giáp của hai răng thì khó phát hiện hơn, nhiều trường hợp cần chụp thêm X quang để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác mức độ sâu răng.
Sâu răng là căn bệnh phát triển âm thầm và lâu dài, ở giai đoạn đầu chúng chưa gây nhiều khó chịu nên mọi người thường chủ quan. Những lỗ sâu màu nâu hay đen hiện diện trên răng làm răng bị xỉn màu ít nhiều ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ. Không chỉ vậy, sâu răng gây đau nhức răng, gây ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, chua ngọt. Ngoài ra, người bị sâu răng có thể nhận thấy 1 số biểu hiện như hơi thở có mùi khó chịu, khi đánh răng hay chảy máu ở chân răng. ..
Khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, người bệnh sẽ bắt gặp những cơn đau rõ rệt, đau từng cơn, thậm chí gây mất ăn mất ngủ, điều này dễ khiến chúng ta nảy sinh tâm lý cáu gắt, ảnh hưởng đến sự phát triển (ở trẻ nhỏ), quá trình học tập/làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Răng bị sâu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, phá hủy mô răng, ăn sâu vào bên trong tủy răng và gây viêm tại chỗ.Giai đoạn răng đã sâu vào tủy những cơn đau nhức sẽ nhiều hơn, cường độ đau cũng nặng hơn, cảm giác đau buốt, kéo dài liên tục, đôi khi là những cơn đau bớt chợt, đau khi nhai cắn.
Bệnh sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng viêm tủy răng, viêm quanh chân răng, viêm cuống răng…khiến răng bị lung lay thậm chí là bị mất răng. Trong một số ít trường hợp, áp xe răng (túi mủ do nhiễm vi khuẩn) có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Cách chữa sâu răng bằng lá tía tô
Từ lâu lá tía tô được y học cổ truyền xếp vào nhóm dược liệu tốt, mang tới nhiều lợi ích chăm sóc sức khỏe cho người sử dụng, hơn nữa lại dễ tìm kiếm, chi phí rẻ. Tía tô có chứa rất nhiều tinh dầu thơm, nhiều thành phần nổi bật phải kể đến như: Perillaldehyd, Linalool perillaldehyd, Elsholtziaceton, Hydrocumin,… Trong đó, thành phần Perillaldehyd chiếm khoảng 55%. Theo nghiên cứu khoa học, các hoạt chất này có tính kháng khuẩn cao, ngừa viêm và giảm đau rất tốt. Nhờ đó, thảo dược này có tác dụng giảm tình trạng đau nhức khi bị sâu răng. Đồng thời, tiêu diệt vi khuẩn ngăn không cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và giảm viêm nhiễm nếu có.
Bạn hãy chọn các lá tía tô sạch, không sâu bệnh và ngâm nước muối loãng trước khi dùng để đảm bảo độ an toàn nhé.
Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch lá tía tô bạn để ráo nước rồi vò nát và cho vào nồi.
- Tiến hành đun sôi với 500ml nước sạch khoảng 10 phút, thêm 2 thìa muối, khuấy đều.
- Đợi nguội bớt thì chắt lấy nước để súc miệng.
- Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Nước lá tía tô đã đun để chữa sâu răng bạn nên dùng trong ngày, kiên trì sử dụng cách chữa sâu răng này bạn sẽ thấy giảm đau nhức đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý, không thay thế hoàn toàn lá tía tô cho các cách điều trị, các đơn thuốc chữa sâu răng khác.
Bắt sâu răng bằng lá tía tô
Trong dân gian, để giảm đau nhức răng do bệnh sâu răng các thầy lang truyền miệng cách bắt con sâu răng bằng lá tía tô 1 cách nhanh chóng – đơn giản. Thầy lang sẽ sử dụng nước cốt lá tía tô sau đó nhỏ liên tục vào mắt của người bị sâu răng để nước tràn xuống mũi và miệng. Nhỏ đến khi nào có chất màu trắng ra ngoài dừng. Theo các thầy lang, chất màu trắng chính là con sâu răng đã được lấy ra ngoài.
Về cách chữa sâu răng bằng lá tía tô này, nước cốt lá tía đóng vai trò là mồi nhử và đợi tầm 10-15 phút để con sâu răng ngửi thấy mùi thơm của thuốc rồi chui ra ăn.Mỗi lần bắt sâu phải trải qua 3 lần nhỏ thuốc cách nhau 15 phút, mục đích để tránh nhỏ nhiều thuốc một lúc làm người bệnh khó chịu và làm như vậy sẽ bắt được nhiều sâu hơn. Để chữa triệt để thì phải làm 2 đến 3 lần bắt sâu răng như vậy. Mỗi lần bắt cách nhau 1 ngày và nếu bệnh không quá nặng chỉ cần 2 ngày là khỏi hẳn.
Tuy nhiên theo phản hồi từ cộng đồng mạng và các nhà khoa học thì cách chữa sâu răng bằng lá tía tô này không có căn cứ, có thể gây nguy hiểm như viêm nhiễm mắt nếu thực hiện không đúng cách. Bởi lá tía tô lại có tính kháng khuẩn cao, nếu bạn nhỏ nước lá tía tô vào mắt tinh dầu tía tô có thể khiến giác mạc mắt bị tổn thương, mắt cay đỏ khó chịu dẫn đến viêm giác mạc.
Hiện nay, cách điều trị bệnh sâu răng triệt để đó chính là được điều trị tại nha khoa. Theo các chuyên gia nha khoa, để điều trị được bệnh sâu răng hiệu quả dứt điểm cần đáp ứng được 2 điều kiện: thứ nhất là các mô răng bị vi khuẩn tấn công cần được loại bỏ sạch sẽ, thứ 2 là bảo vệ chiếc răng bị sâu đó, phục hồi chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ cho răng.
Tùy theo mức độ sâu răng khi thăm khám trực tiếp và chẩn đoán, nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lí để điều trị răng bị sâu cho bạn như
- Sâu răng ở mức độ nhẹ chúng ta có thể tiến hành trám bít lỗ sâu răng để ngăn chặn không cho vi khuẩn hủy hoại tủy răng. Thông thường, thời gian trám răng sâu bằng Composite diễn ra nhanh chóng chỉ tầm 15- 20 phút/răng.
- Khi sâu răng phát triển ở mức độ càng nặng, các tổn thương do sâu răng sẽ lan dần vào trong tủy. Khi đó bạn sẽ phải tốn một khoản chi phí để điều trị tủy. Răng sau chữa tủy thường giòn và dễ vỡ nên bạn nên bọc răng sứ bên trên để bảo vệ răng.
- Nếu sâu răng không được phát hiện kịp thời ăn sâu vào trong phá hủy tủy thì có thể làm hỏng tủy răng. Một khi tủy đã bị phá hủy thì không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng.
- Trường hợp răng sâu hỏng không giữ được răng bạn sẽ cần tiến hành cắm implant thay thế
Phòng ngừa bệnh sâu răng
Phòng ngừa và bảo vệ răng miệng chắc khỏe, tránh sâu răng là điều vô cùng quan trọng, Nha khoa và đời sống sẽ gợi ý cho bạn 1 số biện pháp như sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ
- Chọn bàn chải đánh răng phù hợp, không đánh răng qua loa cũng không nên đánh kĩ quá hoặc dùng lực quá mạnh gây mòn men, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn và gây sâu răng
- Có thể chọn máy tăm nước để vệ sinh răng tốt hơn, kết hợp sử dụng nước súc miệng để hơi thở thơm mát
- Không dùng tăm xỉa răng truyền thống mà thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ chất, ưu tiên các thực phẩm tốt cho răng, hạn chế thức ăn đồ ngọt, không nên ăn vặt quá nhiều, uống nhiều nước, không hút thuốc lá…
- Khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra răng miệng, phát hiện sớm răng bị sâu cũng như những vấn đề răng miệng khác để có biện pháp xử lí kịp thời.
Trên đây là những thông tin về con sâu răng mà bạn nhất định phải biết. Hãy cùng chủ động quan tâm tới sức khỏe răng miệng hơn để giữ nụ cười luôn khỏe đẹp nha. Bạn hãy thường xuyên truy cập trang web của Nha khoa và đời sống để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.