Chảy máu chân răng có nguy hiểm không, đây là một câu hỏi chắc hẳn ai đang bị chảy máu chân răng cũng đang cần có câu trả lời. Vậy để trả lời cho câu hỏi trên, sau đây nha khoa và đời sống sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về chảy máu chân răng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây các bạn nhé!
Nguyên nhân chảy máu chân răng
Như chúng ta biết không có gì là tự nhiên và ngẫu nhiên, chảy máu chân răng cũng vậy, không phải tự nhiên mà chân răng bị chảy máu. Vậy khi xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng bạn đừng nên lơ là, không quan tâm mà hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân của chúng. Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng như:
Chảy máu chân răng khi đánh răng
Đánh răng là quá trình làm sạch các mảng bám trên bề mặt răng giúp răng luôn chắc khỏe và trắng sáng. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng bàn chải đánh răng có sợi lông quá cứng khiến khi đánh răng sẽ làm tổn thương lợi, hậu quả là tình trạng chảy máu chân răng. Khi đánh răng không nên dùng lực quá mạnh, chỉ nên dùng lực nhẹ nhàng vừa đủ làm sạch răng vừa không gây chảy máu chân răng.
Ngoài thủ phạm gây chảy máu răng từ bàn chải đánh răng, thì việc sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách cũng là tác nhân gây chảy máu chân răng. Như đã biết chỉ nha khoa là dụng cụ giúp làm sạch những phần thức ăn thừa dính trên các kẽ răng, làm sạch răng hạn chế vi khuẩn hình thành gây ra các bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên nếu sử dụng lực quá mạnh sẽ gây ra tổn thương lợi, chảy máu chân răng, nên khi sử dụng chỉ nha khoa cũng cần nhẹ nhàng.
Chảy máu chân răng do ăn uống thiếu lành mạnh
Chế độ ăn uống là có sức ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng, giúp răng chắc khỏe, không còn tình trạng chảy máu chân răng. Nên chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh như ăn đồ quá cứng, quá cay hay đồ có ga. Đây là những chất có tính kích thích mạnh đến răng miệng. Khi ăn những đồ quá cứng làm tổn thương lợi và tổn thương răng như bật dây chằng, rách lợi, mẻ răng, làm chảy máu chân răng.
Chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu, có mối quan hệ mật thiết với cơ thể con người. Vậy nên thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu không đủ lượng máu để lưu thông và nuôi dưỡng các mô tế bào dẫn tới tiêu xương răng, lợi và răng bị tách rời. Thiếu chất dinh dưỡng còn gây khô miệng không đủ lượng nước bọt để nuôi dưỡng lợi và răng tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây viêm lợi, tụt lợi, răng không còn chỗ bám gây lung lay răng.
Chảy máu chân răng do hút thuốc lá quá nhiều
Trong thuốc lá có chứa chất nicotin rất cao góp phần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và gây chảy máu chân răng.
Hút thuốc lá nhiều sẽ gây tổn thương đến niêm mạc, răng có nhiều mảng bám và cao răng hơn những người không hút thuốc lá. Hút thuốc lá còn có nguy cơ bị viêm lợi, viêm quanh răng mạn tính, bệnh tiến triển từ từ làm lung lay nhiều răng, nặng hơn có thể là rụng răng. Các hóa chất độc hại trong thuốc lá còn là yếu tố thuận lợi để ngăn cản quá trình lưu thông máu đến các mô xung quanh răng và nướu làm gây chảy máu chân răng.
Dùng thuốc chữa bệnh
Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh trong cơ thể giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên tất cả các loại thuốc thường đi kèm với tác dụng phụ như làm gây khô miệng, làm giảm lượng nước bọt trong miệng. Khi lượng nước bọt không đủ, các mô trong miệng có thể bị kích thích. Điều này làm gia tăng nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng và viêm nướu.
Một số loại thuốc còn gây nấm miệng, do mô nước trong miệng phát triển quá mức tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển bên trong lợi làm dẫn đến sưng lợi, viêm lợi, lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến xương răng. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng phụ gây viêm niêm mạc bên trong miệng. Tình trạng này thường gây sưng, đau miệng, sưng lợi và lưỡi dẫn đến loét miệng và chảy máu chân răng, gây khó khăn trong khí ăn uống.
Răng mọc lệch, khấp khểnh
Răng mọc lệch, khấp khểnh là tình trạng răng mọc không đều, không đúng vị trí, sai khớp cắn. Răng bị mọc lệch, khấp khểnh ngoài việc làm giảm tính thẩm mỹ còn là tác nhân gây chảy máu chân răng. Răng không đều dẫn tới việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn bao giờ hết. Thức ăn bị mắc kẹt trong các kẽ răng khó được lấy ra hết tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm cho lợi bị viêm nhiễm, gây chảy máu chân răng.
Thay đổi nội tiết tố nữ
Thay đổi nội tiết tố nữ là khi nồng độ hormone trong cơ thể tăng lên hoặc giảm xuống, dẫn tới trạng thái cân bằng hormone bị phá vỡ. Sự thay đổi đột ngột này làm tăng lưu lượng máu gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu từ bên trong đến bên ngoài, cùng với đó làm tăng tính nhạy cảm của lợi gây chảy máu chân chân răng.
Chảy máu chân răng là bệnh gì?
Chảy máu chân răng là báo hiệu sức khỏe răng miệng của bạn đang bị suy giảm, khi bạn vệ sinh không đúng cách hay lơ là trong việc vệ sinh răng miệng tạo cơ hội cho vi khuẩn răng trưởng và phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng như bệnh viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… Những bệnh lý này là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng chảy máu ở chân răng.
Bệnh viêm lợi
Lợi hay còn gọi là nướu có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ răng và giúp răng luôn chắc khỏe. Lợi là mô mềm, thường có màu hồng nhạt bao quanh ổ răng và xương răng góp phần bám dính giữa các răng trên cùng 1 hàm. Lợi tạo phòng tuyến bên ngoài ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong răng.
Viêm lợi có những dấu hiệu thường gặp như: Lợi bị căng phồng, có màu sẫm hơn, khi sờ vào có cảm giác đau nhức và ngứa ở phần lợi, nếu ở tình trạng nặng sẽ xuất hiện mưng mủ và lở loét. Bị viêm lợi thường xuất hiện nhiều mảng bám trên răng và nhiều cao răng hơn bình thường.
Khi tình trạng viêm lợi không được khắc phục kịp thời dẫn tới lợi sẽ bị tách ra khỏi răng, không còn bám dính vào chân răng tạo ra những kẽ hở, làm mảnh thức ăn sẽ mắc kẹt, vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Khi viêm lợi kéo dài làm cho xương hàm bị phá hủy, gây đau nhức, sưng miệng hoặc sưng má, gây hôi miệng và gây mất thẩm mỹ, nguy cơ rụng răng cao.
Bệnh viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu là do bệnh viêm lợi không được điều trị kịp thời làm cho vi khuẩn lây lan rộng, ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Bệnh viêm nha chu cũng có thể dễ dàng nhìn thấy thấy bằng mắt thường.
Bệnh viêm nha chu lợi có dấu hiệu như: Lợi sưng đỏ, dễ bị chảy máu khi chạm tay vào hoặc khi đánh răng, nếu nặng hơn có thể xuất hiện túi nha chu có chứa dịch mủ bên trong. Vôi răng bám ở cổ răng nhiều tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, ăn mòn lợi và phá hủy dây chằng xung quanh chân răng gây ra tụt lợi, răng bị lung lay.
Răng bị lung lay làm mất điểm tựa của những răng khác trên cùng một hàm kéo theo lung lay một nhóm răng, gây khó khăn trong quá trình ăn uống và báo hiệu mất răng sẽ xảy ra. Bệnh viêm nha chu làm cho hơi thở không được thơm tho, thường có mùi hôi khiến người bệnh mất tự tin trong quá trình giao tiếp.
Bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến hiện nay. Sâu răng thường xuất hiện khi vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho các mảng bám trên bề mặt răng ngày càng nhiều tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
Sâu răng ta có thể nhận biết được qua màu răng, khi răng có dấu hiệu bị sâu răng có màu vàng hơn bởi men răng đang bị vi khuẩn bào mòn và xuất hiện những đốm đục trên bề mặt răng.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm mất đi cấu trúc răng gây ra những lỗ hổng ngoài và bên trong răng. Đó cũng chính là cơ hội để thức ăn mắc vào răng, gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn làm cho hơi thở có mùi khó chịu.
Nếu không được điều trị kịp thời sâu răng sẽ lây lan mạnh phá hủy các dây thần kinh bên trong răng làm cho máu không lưu thông đến răng, gây nên hiện tượng hoại tử tủy, chết tủy. Những chất hoạt tử tủy có thể thoát qua lỗ chóp răng gây chảy máu chân răng.
Giải pháp hạn chế chảy máu chân răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để loại bỏ những thức ăn thừa bám trên răng gây viêm lợi và chảy máu chân răng bạn nên thực hiện đánh răng ít nhất ngày 2 lần sáng và tối để giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại.
Để không bị chảy máu chân răng khi đánh răng bạn nên lựa chọn những loại bàn chải đánh răng chất lượng: bàn chải đánh răng điện hoặc bàn chải thường có sợi lông mềm mịn. Bàn chải đánh răng quá cứng sẽ làm cho lợi bị tổn thương gây ra chảy máu chân răng và làm mất dần lớp men răng. Vậy nên việc lựa chọn bàn chải đánh răng là một việc không thể thiếu trong quá trình bảo vệ răng miệng.
Kết hợp với đánh răng hằng ngày bạn có thể kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý 2 lần trên ngày để cùng với việc đánh răng loại bỏ tốt hơn những vi khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên để hạn chế các bệnh lý răng miệng gây chảy máu chân răng bạn nên hạn chế ăn những đồ ăn quá cay hoặc quá nóng, những thực phẩm quá cứng, uống những đồ uống quá ngọt hay có ga vào buổi tối và đặc biệt hạn chế hoặc không sử dụng thuốc lá.
Đi lấy cao răng định kỳ
Nhiều người cho rằng cao răng không phải là vấn đề nghiêm trọng nên đã lơ là, không quan tâm, chỉ sử dụng phương pháp đánh răng tại nhà đủ để răng miệng chắc khỏe, Nhưng đó là một trọng những suy nghĩ sai lệch trong việc vệ sinh răng miệng.
Khi cao răng bám quá nhiều sẽ làm cho vi khuẩn phát triển làm ăn mòn răng và lợi làm lộ chân răng và gây chảy máu chân răng. Nặng hơn có thể làm tiêu xương răng mất khả năng bám trụ làm cho răng bị lung lay thậm chí là mất răng.
Vậy nên bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn và lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Từ đó bảo vệ răng miệng của bạn luôn chắc khỏe, trắng sáng và giúp hơi thở có mùi thăm ngát, tự tin trong giao tiếp.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Sức khỏe răng miệng quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người. Viên việc bổ sung các chất dinh dưỡng là cần thiết trong quá trình bảo vệ răng miệng luôn chắc khỏe. Khi răng miệng được chắc sẽ thì tình trạng chảy máu chân răng sẽ biến mất, đem lại một bộ răng đẹp mà ai cũng mong muốn. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng bạn nên bổ sung:
Bổ sung Vitamin A
Vitamin A là một trong những loại vitamin hòa tan trong chất béo giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng miệng chắc khỏe. Sự tham gia của vitamin A giúp cho quá trình hình thành các mô liên của xương mềm có trong lợi, giúp cho lợi (nướu) luôn khỏe mạnh và duy trì lượng nước bọt lưu thông trong khoang miệng giúp miệng không bị khô làm chảy máu chân răng.
Bổ sung Vitamin C
Vitamin C cũng là một trong những chất dinh dưỡng có tác dụng lớn đến răng miệng đặc biệt giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Vitamin C là loại vitamin có nhiều trong quả chanh, cam, quýt, ổi, cà rốt,…
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh giúp lợi tăng cường hệ miễn dịch và giúp đề kháng tốt hơn với sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng lợi, duy trì sự lành mạnh của các cấu trúc mô mềm xung quanh răng như lợi và dây chằng. Vì vậy thiếu vitamin C có thể dẫn tới viêm lợi và chảy máu chân răng.
Bổ sung Vitamin K
Vitamin K là một loại vitamin không thể thiếu trong cơ thể của chúng ta. Bởi Vitamin K tham gia đặc biệt vào quá trình phát triển xương và cần thiết trong quá trình đông máu. Vitamin K là dưỡng chất có nhiều trong rau xanh, cần tay, đậu nành, súp lơ, dưa chuột,… Thiếu vitamin K sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng cao và làm cho răng miệng không được chắc khỏe.
Ngoài bổ sung những chất trên bạn cũng nên bổ sung những chất khác như: Vitamin D, B, E, Chất xơ, canxi,…
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp để tạm biệt tình trạng chảy máu chân răng. Hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của Nha khoa và đời sống để có nhiều kiến thức về răng miệng nhé!