5 phương pháp điều trị đau răng khi răng bị sâu

Khi răng bị sâu thì chúng ta thường làm gì? Tìm cách chữa trị, chấm dứt tình trạng này hay cứ để nó tiếp tục vậy? Đương nhiên là ai cũng sẽ tìm cách điều trị đau răng sớm nhất có thể rồi nhỉ. Vậy nguyên nhân gây ra đau răng là gì? Đau răng khi răng bị sâu nguy hiểm thế nào? Và cách để điều trị đau răng là gì? Cùng theo dõi bài viết này để hiểu và biết thêm 5 cách trị đau răng thường gặp nhé bạn.

5 phương pháp điều trị răng khi răng bị sâu
5 phương pháp điều trị răng khi răng bị sâu

Đau răng là gì?

Đau răng là tình trạng đau nhức kéo dài hoặc chỉ là cơn đau thoáng qua ở khu vực răng miệng. Vấn đề này thường xuất hiện từ bên trong răng, xung quanh hay chính ở hàm răng. Cường độ đau có thể từ nhẹ nhàng, đơn giản như một vài giây đau nhẹ cho đến tần suất tăng dần kéo dài 15 phút hoặc đau nhiều, liên tục, kéo theo từng cơn đau và thậm chí là đau đột ngột, nhói đau, nhức lên trên não.

Tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bạn, khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên và trông tiều tụy đi rất nhiều. Đồng thời cũng làm bạn không tập trung được vào công việc hay các việc hàng ngày bên gia đình, vì cứ thỉnh thoảng lại có cơn đau kéo đến. Vấn đề này nếu để lâu dài sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Thông thường, mọi người sẽ đến nha khoa để thăm khám cũng như tìm ra cách điều trị phù hợp và kịp thời để chấm dứt cơn đau này, vì để lâu sẽ kéo theo hậu quả khó lường trước đó.

Nguyên nhân gây ra đau răng?

Nguyên nhân gây ra đau răng có thể là do răng bị sâu hoặc do răng khôn mọc, hay bị viêm tủy, chấn thương răng, đau hàm, nhiễm trùng ở chân răng, nướu ngay sát răng, … Nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là do răng bị sâu.

Răng bị sâu
Răng bị sâu

Nguyên nhân làm răng bị sâu là do ăn uống xong vệ sinh răng miệng không được đảm bảo hoặc ăn nhai quá nhiều đồ ăn ngọt, nhiều đường và uống nước có ga thường xuyên. Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để bảo vệ răng miệng tối ưu bạn nhé.

Đau răng khi răng bị sâu nguy hiểm thế nào?

Đau răng khi răng bị sâu lúc ban đầu thì chỉ là cơn đau nhẹ nhàng, chúng ta vẫn chịu đựng được. Sau đó tình trạng sâu nặng hơn, ăn sâu vào trong răng khiến cơn đau nhức xuất hiện nhiều hơn, lúc này đã có chút lo lắng. Nếu tiếp tục không đi điều trị thì sẽ chuyển sang giai đoạn viêm tủy. Giai đoạn này cơn đau nhức thường xuyên, liên tục có thể đến một vài giờ, rất khó chịu.

Đau răng như vậy rồi thì ít ai mà chịu được lâu lắm. Nhiều người sẽ vội chạy đến phòng khám, nha khoa để được điều trị dứt điểm cơn đau. Khi viêm tủy rồi thì đương nhiên phải điều trị tủy. Bạn sẽ phải đến nha khoa vài lần mới có thể chấm dứt tình trạng đau nhức răng này được.

Đôi khi có một số người không sợ đau, cố tình không đi khám hay điều trị mà cứ tiếp tục chịu đựng. Cơn đau với cường độ liên tục và kéo dài, giật lên não rất ảnh hưởng, thậm chí có thể làm tinh thần không được tỉnh táo hay dễ rơi vào trạng thái bất tỉnh. Những tình huống này ít gặp nhưng nếu đã gặp phải thì sẽ rất nguy hiểm, do đó mọi người cần điều trị đau răng sớm nhất có thể.

5 phương pháp điều trị đau răng khi răng bị sâu

Dưới đây, chúng tôi xin thông tin đến bạn 5 phương pháp điều trị đau răng khi răng bị sâu. Mời bạn cùng tham khảo nhé.

Cách trị sâu răng tại nhà

Với những người bị đau nhẹ, đau ít có thể dùng phương pháp này điều trị đau răng. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối vì muối có tính sát khuẩn và lành thương cao nên cũng làm dịu đi cơn đau nhức nhanh chóng. Nước muối thì không xa lạ gì rồi, dễ dàng mua và giá thành lại rẻ nữa. Hãy sử dụng nước muối để súc miệng hàng ngày, bảo vệ răng miệng tốt hơn.

Rang bi sau tren be mat
Răng bị sâu trên bề mặt

Hoặc có thể súc miệng bằng rượu trắng hoặc rượu gấc, rượu cau để giảm cơn nhức nhanh chóng nhất. Cồn trong rượu có tác dụng giảm đau tốt nên bạn có thể súc miệng bằng những thứ này. Nên lưu ý súc miệng xong nhổ đi, đặc biệt là với trẻ nhỏ thì nên cho loãng hơn một chút cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách hết đau răng bằng florua

Khi sâu răng mới chớm bắt đầu thì phương pháp dùng florua điều trị có thể rất hiệu quả mà không bị tác động đến răng nhiều. Chúng ta có thể sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng hay nước máy để điều trị bằng florua. Sử dụng thường xuyên, bổ sung thêm florua cho răng giúp răng chắc khỏe hơn và đảm bảo không còn đau nhức.

Trám để hết đau răng

Trám là chất dùng để phục hình, được làm bằng nhựa composit hoặc vật liệu khác. Phương pháp này phù hợp với răng mới bị sâu nhẹ ngoài bề mặt, sau giai đoạn sớm nhất. Trám răng chỉ có độ bền nhất định, sau đó có thể bị bong ra, do đó bạn vẫn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để làm chậm hoặc tạm ngừng sự phát triển của vết sâu.

Bọc răng sứ để hết đau răng

Với phương pháp này thì sẽ phù hợp với tình trạng răng bị sâu rộng, sau khi điều trị tủy triệt để, không còn đau nhức nữa sẽ tiến hành mài răng nhỏ lại. Rồi lấy dấu răng, làm răng sứ sao cho phù hợp với răng đã mài và khớp cắn. Khi bọc sứ lại rồi thì phần răng thật bên trong sẽ được bảo vệ tốt hơn, ăn nhai cũng khỏe hơn chiếc răng yếu ban đầu.

Khi đã xử lí hết đau rồi thì mới tiến hành bọc, do đó bạn không cần phải lo lắng nhiều. Thông thường chi phí cho phương pháp bọc sứ này rơi vào khoảng vài triệu cho một răng tùy loại sứ. Nếu răng bị hỏng chỉ còn chân hoặc bị mất rồi muốn phục hồi mới làm bắc cầu răng sứ, mài thêm 2 răng bên cạnh để chịu lực cho chiếc răng sâu yếu đó. Nên chi phí cho việc bọc thêm 2 răng bên cạnh nữa sẽ được tính là bọc 3 răng, tốn nhiều hơn một chút. Bắc cầu chỉ khi không đủ điều kiện cắm implant hoặc không đủ chi phí cắm implant bạn nhé.

Boc rang de het dau
Bọc răng để bảo vệ răng sâu sau khi đã điều trị

Chấm dứt đau răng bằng cách nhổ răng

Nhổ răng là phương án cuối cùng, sau khi mà các cách trên không có hữu dụng. Nhổ răng là bác sĩ sẽ tiến hành nhổ hết răng bị sâu hỏng, yếu, dễ vỡ, không chịu được lực kia đi. Đương nhiên sâu răng cũng theo đó mà rời khỏi bạn. Tuy nhiên phương pháp này thường đi kèm tư vấn trồng răng implant để thay thế răng đã mất.

Mức chi phí cho phương pháp này rơi vào khoảng từ 15 triệu trở lên cho một trụ implant. Trụ này sau khi cắm vào xương hàm sẽ chờ khoảng 3-6 tháng để tích hợp trụ. Rồi từ đó mới tiến hành lắp mão sứ. Lúc này, bạn mới có thể hoàn toàn yên tâm ăn nhai thỏa thích cũng như không lo đến các vấn đề, hậu quả khi mất răng mà không được thay thế.

Cùng theo dõi những bài viết hữu ích về nha khoa và đời sống ở trang web này với chúng tôi nhé!

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám