Sưng nướu khi mang thai là tình trạng khá thường gặp và có thể gây ra một vài ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của chị em. Vây nguyên nhân nào gây ra tình trạng sưng nướu khi mang thai và tình trạng này có nguy hiểm không? Cách khắc phục sưng nướu khi mang thai là gì? Hãy theo dõi bài viết này của Nha khoa và đời sống để có đáp án bạn nhé!
Sưng nướu răng là gì?
Sưng nướu răng hay viêm lợi/nướu là bệnh lý răng miệng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em, người trưởng thành hay người cao tuổi. Với các chị em phụ nữ đang mang thai cũng có thể bị sưng nướu răng. Sưng nướu răng có thể phát triển theo từng giai đoạn khác nhau.
Ở giai đoạn đầu, tình trạng sưng nướu răng không có quá nhiều dấu hiệu rõ rệt nên thường bị bỏ qua. Cho đến khi bệnh lý phát triển ở mức độ nặng hơn, một số biểu hiện giúp các thai phụ quan sát:
- Lợi/Nướu răng có dấu hiệu bị sưng đỏ, phù nề hơn, sờ vào có cảm giác mềm, đau nhức
- Nướu răng sẽ chuyển sang màu đỏ đậm hơn so với bình thường là hồng nhạt do vi khuẩn đã tấn công
- Nướu răng cũng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu khi có tác động nhẹ (ăn uống, chải răng,..)
- Bạn cảm thấy miệng có mùi khó chịu
- Trường hợp sưng nướu nặng bạn có thể cảm thấy răng bị lung lay nhẹ
Sưng nướu răng khi mang thai do đâu?
Sưng nướu răng là tình trạng khá dễ gặp phải do thức ăn không được loại bỏ hoàn toàn gây cao răng, mảng bám. Vậy vì sao phụ nữ mang thai dễ bị sưng nướu răng?
Khi mang thai cơ thể bạn có thể xảy ra nhiều thay đổi do sự gia tăng nồng độ estrogen và progesterone. Đây là các hormone cần thiết để giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển bình thường nhưng chúng cũng sẽ gây ra nhiều thay đổi cho cơ thể của thai phụ.
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ làm tăng lưu lượng máu đến mô nướu làm cho nướu của bạn nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng, sưng, viêm. Điều này cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nhiễm trùng răng miệng khiến nướu bị sưng viêm.
Không chỉ vậy, khi mang thai chị em có xu hướng ăn nhiều đồ chua hay đồ ngọt hơn và răng miệng chưa được vệ sinh tốt cũng khiến cho mảng bám tích tụ gây viêm nướu. Khi mang thai dễ bị nôn nghén khiến axit từ dạ dày đẩy ngược ra khoang miệng làm nướu bị tổn thương cũng là nguyên nhân gây viêm lợi.
Ngoài ra, khi mang bầu một số chị em sẽ dễ chán ăn nên có thể cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết khiến lợi dễ bị sưng viêm. Bởi vậy, việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng để đảm bảo cho sức khỏe răng miệng của mẹ và bé.
Sưng nướu khi mang thai có nguy hiểm không?
Sưng nướu khi mang thai có thể gây ra một số ảnh hưởng vậy có nguy hiểm không? Sưng nướu khi mang thai có thể khiến chị em phụ nữ cảm thấy đau nhức, khó chịu khi ăn uống. Điều này có thể khiến bé bị thiếu chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ còi xương do mẹ ăn không ngon miệng khi mang thai.
Thêm vào đó, bị sưng nướu khi mang thai có thể khiến các mẹ bầu có cảm xúc tiêu cực, khó chịu, lo lắng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, nếu tình trạng sưng nướu răng nặng có thể khiến sức đề kháng của mẹ bầu kém hơn, gây các biến chứng nguy hiểm có thể sinh non,..
Vì vậy, ngay khi nhận thấy có tình trạng sưng nướu răng thì các chị em nên có biện pháp khắc phục và nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám, có giải pháp phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe tốt trong thời gian mang thai.
Cách khắc phục sưng nướu khi mang thai hiệu quả
Sưng lợi/sưng nướu răng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào và nếu xuất hiện khi mang thai thì chị em nên có những phương pháp khắc phục sớm để hạn chế các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và thai nhi. Dưới đây là một số cách cải thiện, ngăn ngừa sưng nướu răng nặng hơn, cùng tham khảo nhé!
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Sưng lợi nguyên nhân chính là do việc vệ sinh chưa đúng cách, cặn thức ăn còn đọng lại gây cao răng, mảng bám và tích tụ lâu dần gây ra. Việc bạn vệ sinh răng miệng đúng cách có thể ngăn chặn các bệnh lý răng miệng, đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn tốt.
Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tốt với bàn chải lông mềm. Cùng với đó bạn có thể sử dụng thêm nước muối để súc miệng, chỉ tơ nha khoa hay dụng cụ làm sạch lưỡi để loại bỏ tối đa vi khuẩn giúp răng miệng sạch sẽ và hơi thở thơm tho nhất.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chị em trong giai đoạn mang thai rất dễ bị thiếu chất dinh dưỡng nếu không được bổ sung đầy đủ, hợp lý. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầu, sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm chứa canxi, mẹ bầu cần ăn thêm các loại trái cây giàu vitamin C giúp mô nướu khỏe mạnh, hạn chế viêm nhiễm và tăng sức đề kháng. Cùng với đó là bổ sung các nhóm thực phẩm chứa đạm, khoáng chất,… để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất.
Thăm khám và điều trị tại nha khoa
Bị sưng nướu khi mang thai lâu dần gây ra không ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khi đã có những giải pháp giúp giảm viêm lợi tại nhà nhưng không hiệu quả thì bạn nên thăm khám nha khoa để được điều trị sớm. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, làm sạch cao răng, mảng bám gây viêm lợi cùng với đó hướng dẫn các mẹ cách vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế tái phát, gặp các bệnh lý nha khoa khác khi mang thai.
Qua đây, Nha khoa và đời sống hy vọng các mẹ bầu hiểu hơn về tình trạng sưng nướu khi mang thai cũng có ảnh hưởng chúng gây ra để có những giải pháp khắc phục, có một sức khỏe răng miệng, sức khỏe tốt nhất. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến sức khỏe răng miệng hãy bình luận dưới bài viết để Nha khoa và đời sống hỗ trợ bạn ngay nhé!