Những thói quen gây hại cho răng của bạn

Có những thói quen tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại âm thầm phá hủy hàm răng của bạn. Nha khoa và đời sống sẽ liệt kê danh sách những tác nhân nằm trong top kẻ thù của răng miệng để bạn đọc được biết.

Ăn vặt thường xuyên

Ăn nhiều bữa nhỏ có lợi cho việc giảm cân và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, ăn vặt quá thường xuyên lại khiến bạn dễ bị sâu răng. Nguyên nhân là do thức ăn làm tăng độ pH và tạo ra mồi trường axit trong miệng. Axit sẽ tồn tại từ 20 đến 30 phút sau khi ăn cho đến khi khoang miệng tiết đủ lượng nước bọt để trung hòa nó. Môi trường axit trong khoang miệng có liên quan đến việc sâu răng.

Hơn nữa, việc ăn vặt và không vệ sinh răng thường xuyên khiến vụn thức ăn mắc lại trong các kẽ răng, làm tăng nguy cơ sâu răng.

Uống nước ngọt có gas

Nước ngọt ngày nay là thức uống ưa thích của nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Nó còn được nhiều người lựa chọn trong những bữa ăn, buổi tiệc vì tạo được cảm giác kích thích ngon miệng. Tuy nhiên, tác hại của các loại nước ngọt có ga đối với cơ thể không hề nhỏ và không phải ai cũng biết

Các loại đồ uống có gas có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn, ngay kể cả những loại không chứa đường.Nước ngọt có nhiều tác hại không tốt cho cơ thể như làm tăng cân, gây ra một số bệnh nội tạng và hại răng, men răng bị hỏng có thể dẫn đến sự đổi màu và sâu răng.

Khi bạn uống nước ngọt, đường, axit và vi khuẩn tích tụ trong miệng. Bạn nên súc miệng nửa giờ sau khi uống để ngăn ngừa sâu răng.

Ke thu rang mieng
Các loại nước có ga là thủ phạm làm hỏng răng bạn.

Cắn móng tay, dùng răng mở nắp chai

Thói quen cắn móng tay này khiến móng tay của bạn nham nhở và nguy cơ hình thành sâu răng. Đó là khi các mẩu móng tay mắc kẹt giữa kẽ răng. Lâu dần, giữa các răng sẽ hình thành khoảng trống – chỗ tích tụ mẩu thức ăn thừa.

Mở nắp chai, túi nhựa,… bằng răng có thể rất tiện lợi nhưng chắc chắn sẽ được liệt vào “sổ đen” của nha sĩ. Việc dùng răng vào việc mở các thứ sẽ khiến răng bị yếu và dễ nứt, thậm chí bị gãy. Chính vì vậy, bạn hãy dùng kéo hoặc dụng cụ mở nắp chai thay cho răng bạn nhé.

Thoi quen xau cho rang
Không dùng răng để mở nắp chai, xé nhãn mác hay cắn túi nhựa

Đánh răng ngay lập tức sau khi ăn

Sau khi ăn, khoang miệng của bạn sẽ là môi trường axit.

Theo Howard R.Gamble, cựu Chủ tịch học viện Nha khoa Mỹ cho biết axit trong thực phẩm có khả năng làm mềm men răng. Nếu đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm tăng tốc độ ảnh hưởng của axit vào men răng và làm xói mòn các lớp bên dưới răng.

Như vậy, đánh răng ngay lúc này sẽ làm tổn thương đến men răng, đặc biệt là nếu bạn đánh răng quá mạnh. Các chuyên gia khuyên bạn hãy chờ ít nhất 30 phút sau bữa ăn để nước bọt trung hòa axit trong miệng rồi mới đánh răng. Nếu không có điều kiện, bạn hãy súc miệng thật sạch với nước lã, điều này cũng giúp đánh bay 70-80% mảng bám đấy.

Danh rang dung cach
Hãy đợi 30 phút sau khi ăn hãy thực hiện chải răng

Hút thuốc lá – Kẻ thù của sức khỏe răng miệng

Hút thuốc lá có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Hút thuốc lá gây ra nhiều chứng bệnh về răng miệng nhiều gấp 3 – 6 lần cũng như tỉ lệ rụng răng sớm cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Thuốc lá ám khói lên răng, khiến răng ố vàng mất thẩm mỹ, làm đổi màu hàm giả và đổi màu các chất trám răng. Người mẹ hút thuốc trong lúc mang thai có nguy cơ sinh con bị dị tật môi và vòm miệng cao cấp 2 lần so với bình thường.

Hút thuốc lá quá nhiều sẽ làm các gai lưỡi phát triển quá mức, có màu xám và tạo nhiều nếp gấp giúp vi khuẩn dễ bám gây hôi miệng. Thuốc lá hút và thuốc lá nhai đều làm hôi miệng. Những người ngậm tẩu nhiều sẽ làm mòn răng ở chỗ cắn tẩu thuốc, làm cho hàm răng không đều.

Hut thuoc la
Hút thuốc lá có thể dẫn đến viêm lợi hoại tử loét, mất răng

Thuốc lá làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh vùng quanh răng. Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn bởi có nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và dưới lợi. Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một loại bệnh nặng và nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng hoại tử loét, cuối cùng là mất răng.

Đặc biệt, thuốc lá hút và nhai có khả năng kích thích các tế bào biểu mô niêm mạc lưỡi, má, sàn miệng và các vị trí khác ở miệng và họng tạo ra các tổn thương tiền ung thư (leukoplakia) rồi tiến triển thành ung thư biểu mô (squamous cell carcinoma).

Vì vậy không hút thuốc hoặc bỏ hút là một trong những biện pháp loại bỏ những tác động tiêu cực của thuốc lá tới răng miệng và để giữ gìn sức khoẻ cho răng miệng và cả cơ thể nói chung.

Chải răng quá mạnh

Hàm răng của bạn không thể chịu được những tác động mạnh từ bên ngoài nên khi bạn càng dùng sức chải răng thì càng dễ khiến răng bị tổn thương hơn.

Các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên đánh răng với một lực vừa đủ, tuyệt đối không đánh quá mạnh bạo vì nó sẽ chẳng mang đến hiệu quả gì cho hàm răng.

Mặt khác, bạn cũng nên tìm mua những loại bàn chải có phần lông mềm mại, khi đánh răng bạn nên nhẹ nhàng sử dụng bàn tay xoay bàn chải một cách uyển chuyển thay vì dùng lực mạnh từ cổ tay đến cánh tay để chải răng. Hãy chải răng kỹ ở cả 3 mặt của răng cũng như phần lưỡi.

Danh rang qua manh
Thói quen đánh răng mạnh có thể làm mòn men răng, gây yếu chân răng

Nhai tăm xỉa răng

Tăm có vẻ là một công cụ hữu ích để loại bỏ những phần thức ăn cuối cùng trong kẽ răng nếu bạn không dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, tăm sẽ khiến các kẽ răng trở nên rộng hơn.

Ngoài ra, một số người có thói quen ngậm và nhai tăm gây hại về lâu dài. “Việc nhai hầu hết những thứ không ăn được là không nên”, bác sĩ Shahrooz Yazdani, Phòng khám nha gia đình Yazdani (Ontario, Canada), chia sẻ.

Thường xuyên nhai đá

Răng có 3 chức năng quan trọng là: ăn nhai, thẩm mỹ khuôn mặt và phát âm. Do đó, ăn nhai đá lạnh là thói quen nguy hiểm, hại răng cần loại bỏ ngay để bảo vệ răng khỏi:

– Hại men răng – Răng nhạy cảm: Nhai đá lạnh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm tổn thương lớp men bảo vệ răng và làm cho răng bị nhạy cảm.

– Răng nứt, mẻ: Nhiệt độ lạnh, độ cứng của đá khiến răng dễ bị nứt, mẻ, gãy thậm chí chảy máu nướu, gây ê buốt, đau nhứt, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt khi cười. Điều này khiến vi khuẩn dễ tấn công sâu hơn vào ngà răng và tủy dẫn đến viêm tủy, chết tủy.

– Sâu răng: Nhai đá lạnh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng

– Viêm nướu: Răng nhạy cảm là nguyên nhân gây viêm nướu, tụt nướu, mòn chân răng vừa mất thẩm mỹ vừa giảm chức năng ăn nhai, thường xuyên đau nhức răng.

– Viêm tủy răng – chết tủy: Những vết nứt này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công sâu hơn vào ngà răng và tủy răng của bạn. Về lâu dài, viêm tủy răng nặng sẽ gây đau nhứt, chết tủy hoặc chết tủy ngược dòng.

– Răng lung lay, dễ gãy rụng: Nhiệt độ lạnh và cứng của đá khiến răng bị tổn thương, lung lay, dễ gãy rụng. Đặc biệt, sau khi dùng đá lạnh và thức ăn nóng (bún, phở,..) càng có nguy cơ mất răng sớm.

Nhai da
Nhai đá sẽ làm hỏng men răng nhanh chóng.

Do đó, thói quen nhai đá sau khi uống hết nước có ga trong cốc là điều mà chúng ta hay làm nhưng vô cùng nguy hại.Ăn nhai đá lạnh thường xuyên khiến răng yếu dần, phát sinh nhiều bệnh về răng miệng, và gây hại cho sức khỏe. Thậm chí, nghiện ăn đá lạnh còn khiến răng lung lay, mất răng vĩnh viễn.

Mở miệng khi ngủ

Nếu ngủ há miệng, lúc thức dậy miệng bạn sẽ khô như sa mạc Sahara. Cổ họng thì đau vì mất độ ẩm, lưỡi có thể đỏ và khô. Thậm chí răng của bạn cũng khô và môi thì nứt nẻ.

Ngủ há miệng khiến bạn thức dậy với hơi thở hôi mùi và khô miệng. Điều này là do khoang miệng đã mất đi lượng nước bọt có nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn sản xuất axit. Khi axit leo thang trong lúc ngủ, răng sẽ bị sâu và xói mòn.

Nếu ngáy hoặc thở bằng miệng vào ban đêm, bạn không chỉ làm chảy nước dãi ra gối mà còn có nguy cơ làm hỏng răng. Khoang miệng nhanh chóng bị khô, dẫn đến bệnh về nướu và sâu răng.

Tapchi ho mieng khi ngu

“Cái răng cái tóc là góc con người”, vì thế bạn hãy có phương pháp để chăm sóc chúng thật kỹ nhé

 

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám