Từng được Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) xem là một trong ba mối nguy cho sức khỏe con người sau bệnh tim và ung thư, chính vì thế cho đến nay, bệnh sâu săng vẫn là nỗi lo mà bất cứ ai cũng không thể xem thường.
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến. Giống như viêm nướu, viêm nha chu, nó bắt nguồn từ việc chăm sóc răng miệng không tốt. Theo dõi ngay các phương pháp điều trị sâu răng cho mẹ bầu
Tại sao mẹ bầu dễ bị sâu răng?
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có những thay đổi về nội tiết tố, hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… Do đó, sẽ gặp những vấn đề về răng miệng như viêm nướu, răng sâu, đau nhức răng.
Sâu răng là bệnh lý răng miệng gây ra bởi sự tấn công của vi khuẩn, acid phân hủy và phân rã liên kết cứng của ngà và men răng, phá hủy mô răng thật.
Có rất nhiều nguyên nhân gây sâu răng mà mọi người thường không chú ý đến như:
– Thức ăn kết hợp với vi khuẩn trên các mảng bám răng tấn công vào thân răng, sản sinh chất hữu cơ, enzym chuyển hóa thức ăn thành acid, gây nên các lỗ thủng trên thân răng
– Chải răng không thường xuyên, không đúng cách cũng là tác nhân khiến mảng bám hình thành nhiều, gây cao răng phá hủy răng miệng.
– Cấu tạo, kết cấu độ cứng răng của từng người. Răng bị sứt mẻ, khiếm khuyết, men răng kém, xỉn màu dẫn đến nguy cơ sâu răng lớn.
Sâu răng làm cho răng ê buốt gây khó chịu khi ăn nhai. Mặt khác, sâu răng tạo lỗ trên mặt răng, thức ăn dễ đọng lại ở lỗ sâu tạo mùi hơi thở khó chịu và nén xuống lợi gây đau khi ăn nhai. Răng sâu to mất nhiều tổ chức hay chỉ còn lại chân răng sẽ không đủ khỏe để thực hiện chức năng ăn nhai.
Răng sâu đổi màu sẫm đen, cùng với việc vỡ răng, răng có lỗ nhất là ở vùng răng cửa sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ khiến bạn không tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng nhiều đến công việc hàng ngày
Sâu răng nếu không điều trị kịp thời thì tuỷ răng sẽ chết và có thể sẽ phát sinh ra các biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch… rất nguy hại cho sức khỏe.
Các phương pháp điều trị sâu răng cho mẹ bầu
Cách điều trị hiệu quả nhất đối với trường hợp sâu răng khi mang thai chính là đến ngay nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị. Thông thường, các mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thì sẽ được khuyến nghị là không nên có bật kỳ sự can thiệp ở nha khoa nhằm tránh kinh động đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai tháng thứ 5 thì bạn hoàn toàn có thể thoải mái điều trị ở nha khoa nhé.
Khi đó, các bác sĩ sẽ nắm bắt được tình trạng sâu răng của bạn và đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp:
- Sâu răng trong giai đoạn đầu: Men răng bị tổn thương, bề mặt răng vẫn còn nguyên vẹn khi quan sát lâm sàn
- Sâu răng giai đoạn 2: Răng đang trong quá trình tạo xoang bên cạnh men răng bị tổn thương
→ Ở các giai đoạn ban đầu thì bác sĩ sẽ tiến hành trám răng hoặc bôi gel fluoride cho các vết sâu nhỏ. Nếu các vết sâu chỉ mới chớm xuất hiện thì biện pháp tái khoáng là phương pháp thích hợp.
- Sâu răng ở giai đoạn 3: Trong giai đoạn này thì sâu răng đã bắt đầu lan vào tủy gây viêm tủy và ngà răng bị tổn thương. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy, làm sạch vi khuẩn trong tủy và sau đó trám kín ống tủy để vi khuẩn không xâm nhập vào tủy
- Sâu răng giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn răng sâu nghiêm trọng nhất với tình trạng tủy bị hỏng và có thể đã hoại tử. Do đó, nhằm tránh ảnh hưởng đến răng liền kề thì bác sĩ sẽ tiến hành NHỔ BỎ chiếc răng sâu nhằm ngăn nguy cơ gây hại. Tuy nhiên, tùy theo sức khỏe của mẹ bầu thì bác sĩ sẽ quyết định là nhổ ngay hoặc nhổ sau khi sinh
Sau khi tiến hành nhổ răng, người bệnh nên thực hiện phục hồi lại răng để tránh tình trạng tiêu xương hàm, xô lệch răng, lão hóa sớm, ảnh hưởng đến việc ăn uống, hệ tiêu hóa. Ngày nay, trồng răng Implant (hay cấy ghép Implant) là giải pháp phục phục hồi răng tiên tiến có thể cải thiện được việc mất 1 răng, mất nhiều răng thậm chí mất răng toàn hàm cho bạn. Khi thực hiện bạn sẽ không cần mài chỉnh răng nên không ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Răng implant với cấu tạo gồm 3 phần chính là trụ implant – khớp nối abutment – mão răng sứ bên trên sẽ là 1 chiếc răng mới vững chắc, đảm bảo thẩm mỹ khuôn mặt, cho cảm nhận ăn nhai chân thật, vệ sinh răng như răng sinh lý tự nhiên.
Ngăn ngừa sâu răng hiệu quả khi mang thai
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng là do cách vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo. Vì vậy bà bầu nên chú ý 1 số điều sau
- Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày, không chải răng quá mạnh, đánh khoảng 2- 3 phút bằng bàn chải lông mềm, đánh cả mặt nhai, mặt trong, mặt ngoài của răng
- Mới ăn xong bạn nên súc miệng chứ không đánh răng ngay sau khi dùng bữa, bạn nên đợi ít nhất 30 phút
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn các cặn bã thức ăn trong kẽ răng, chân răng.
- Mẹ bầu có thể dùng thêm các dung dịch súc miệng có tính kháng khuẩn để khoang miệng luôn sạch sẽ
- Để bàn chải ở nơi thoáng mát, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị mòn, xù
Cân bằng dinh dưỡng
Bà bầu nên hạn chế ăn thức ăn nhiều đường, đồ cay nóng, nước uống có gas, đồ ăn nhanh. Các mẹ cũng cần chú ý chế độ ăn uống, bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, thịt, cá, trứng giàu vitamin A, C, D, canxi và phốt pho. Đồng thời, các mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, ví dụ ăn cua, tôm, tép….
Trong thai kì, cần hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng như hút thuốc, uống trà, cà phê, nước ngọt hoặc đồ uống có cồn sẽ giúp bà bầu hạn chế được bệnh về nướu, răng nhạy cảm.
Khám nha khoa – lấy cao răng định kì
Nên đến nha khoa thăm khám và chăm sóc răng miệng theo định kỳ 1 tháng 1 lần để lấy cao răng và theo dõi tình hình răng miệng đồng thời giảm được nguy cơ viêm nướu, sâu răng, nha chu, đau do răng khôn mọc..Ngày nay, tại các nha khoa uy tín cao răng được làm sạch bằng máy siêu âm nên đảm bảo quá trình nhẹ nhàng, không gây tổn thương mô nướu. Nhờ vậy bạn hoàn toàn có thể an tâm thực hiện lấy cao răng, hạn chế viêm lợi, sâu răng, gìn giữ hàm răng chắc khỏe.
Sâu răng mặc dù là bệnh lý thông thường của răng miệng. Nhưng nếu chúng ta không điều trị sớm thì có thể gây nên nhiều tác hại tới sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi. Bạn hãy chủ động hơn trong việc chăm sóc răng miệng đều đặn để bảo vệ nụ cười nhé.