Gắn răng khểnh giả là là phương pháp thẩm mỹ được nhiều bạn lựa chọn để có nụ cười tự tin, thu hút. Vậy làm gắn răng khểnh giả như thế nào, nên làm răng khểnh hay niềng răng khểnh. Theo dõi ngay thông tin Nha khoa và đời sống cung cấp để hiểu rõ hơn về dịch vụ này nhé.
Răng khểnh là gì? vì sao đắp răng khểnh được yêu thích?
Răng khểnh còn có tên gọi khác là răng nanh (chiếc răng số 3). Chúng sẽ có xu hướng mọc chếch và nhô ra phía trước 1 góc khoảng 5 – 10 độ vừa phải so với các răng khác trong khuôn hàm. Răng khểnh thường nhọn hơi dài
Nhiều người quan niệm rằng, những người sở hữu chiếc răng khểnh thường mang nét đẹp duyên dáng, dễ tạo thiện cảm cho người đối diện, nhất là ở các bạn nữ.
Những người con trai có răng khểnh thường được cho là người có tài ăn nói, khéo léo, dễ gần. Phụ nữ có răng khểnh thì duyên dáng, tháo vát, nhanh nhẹn, được quý nhân phù trợ. Những người sở hữu răng khểnh cũng được nhận xét là hòa đồng, biết quan tâm đến người khác. Do đó, rất nhiều có nhu cầu làm răng khểnh giả.
Răng khểnh đẹp nhất khi tạo nên nét duyên, sự hài hòa cho nụ cười, chiếc răng này có kích thước vừa phải, không bị nhô quá cao so với khuôn hàm, không quá sắc nhọn. Sở dĩ răng khểnh giả được nhiều người yêu thích, trở thành 1 trong những xu hướng làm đẹp là vì:
- Răng khểnh sẽ giúp diện mạo thêm sáng, tạo điểm nhấn cho nụ cười
- Chiếc răng khểnh chuẩn sau khi tạo hình còn tăng sự cá tính, phong cách cho người sở hữu
- Kỹ thuật đắp răng khểnh hiện đại được thực hiện khá nhanh chóng, an toàn, hiệu quả thẩm mỹ cao
- Mọi người quan niệm người sở hữu chiếc răng khểnh đẹp sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, công việc
Gắn răng khểnh giả như thế nào?
Ngày nay, việc sở hữu răng khểnh không phải là điều quá khó khăn. Để gắn răng khểnh giả bác sĩ sẽ thực hiện điều chỉnh hình dáng của chiếc răng nanh thứ 3 trên khung hàm để làm cho chiếc răng này có độ chếch theo đúng tỷ lệ, tạo sự duyên dáng. Có 2 cách tạo răng khểnh giả đang được áp dụng khá phổ biến đó là đắp composite tạo hình răng khểnh và bọc răng sứ.
Đắp răng khểnh bằng composite
Đắp răng khểnh bằng composite là kỹ thuật bác sĩ sử dụng vật liệu composite phủ bên ngoài chiếc răng nanh. Sau đó là thao tác tạo hình một cách khéo léo và tỉ mỉ để chiếc răng số 3 này có độ chếch cân đối, vừa phải, rồi tiến hành chiếu đèn để làm khô vật liệu trám. Đắp răng khểnh bằng composite được nhiều người lựa chọn bởi vật liệu trám thẩm mỹ composite có màu sắc tương đồng với men răng thật nên nhìn khá tự nhiên, không bị lộ
Hơn nữa, đắp răng khểnh giả bằng cách này có chi phí hợp lí, phù hợp với nhiều đối tượng, thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 30 phút, không đau, không xâm lấn đến mô răng thật. Tuy nhiên tuổi thọ trung bình của răng khểnh composite thường chỉ được 1 -3 năm, chúng có thể bị đổi màu, bong bật dưới áp lực nhai hoặc sứt mẻ khi có ngoại lực tác động. Nếu sau 1 thời gian sử dụng bạn thấy không còn phù hợp với răng khểnh, muốn thay đổi thì có thể lựa chọn tháo bỏ lớp trám composite này ra với sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa, trang thiết bị hiện đại.
Gắn răng khểnh giả bằng cách bọc sứ
Đắp răng khểnh bằng bọc răng sứ thẩm mỹ là việc bác sỹ thực hiện mài cùi răng kề cận chiếc răng nanh và chế tạo mão răng sứ kép, trong đó 1 mão răng sứ sẽ gắn lên răng thật được mài, một mão sứ sẽ hơi chếch lên so với cung hàm để tạo thành răng khểnh.
Bọc răng sứ tạo hình răng khểnh đòi hỏi người làm phải có hàm răng chắc khỏe, không bị viêm lợi, có như vậy sau khi gắn răng khểnh bạn mới có nụ cười duyên dáng.
Với phương pháp này thì thời gian thực hiện khá nhanh chóng, chỉ cần 2 lần hẹn đến nha khoa là bạn đã có được chiếc răng khểnh như ý. Ưu điểm nổi bật của Tạo răng khểnh bằng phương pháp bọc sứ là tính thẩm mỹ cao, thời gian sử dụng lâu dài. Nếu chọn dòng răng sứ toàn phần, không kim loại thì đây là vật liệu lành tính, tương thích trong môi trường miệng, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Răng khểnh giả được làm phương pháp bọc sứ không chỉ đẹp tự nhiên, có độ trong bóng cao mà còn có thể sử dụng trong thời gian dài từ 10 -15 năm hoặc lâu hơn nếu bạn chăm sóc tốt. Bạn cũng không cần lo lắng việc ăn nhai sau làm răng bởi răng sứ có độ chịu lực tốt, đảm bảo việc ăn nhai không khác gì răng thật, không lo bung bật hay bong tróc như dùng miếng trám. Bởi vậy, chi phí bọc răng sứ để có răng khểnh thường cao hơn so với phương pháp đắp răng khểnh bằng composite.
Sau khi đắp khểnh giả bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách 2 lần/ngày tương tự như răng tự nhiên. Bạn có thể dùng máy tăm nước để làm sạch răng tốt hơn, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dư thừa trong các kẽ răng. Khi mới bọc răng sứ xong bạn nên tránh ăn nhai đồ cứng cũng như đồ ăn quá nóng, quá lạnh, không hút thuốc lá.
Lưu ý khi gắn răng khểnh giả
- Nếu có nhu cầu muốn gắn răng giả, gắn răng sứ thẩm mỹ… nên tới các cơ sở nha khoa uy tín, bệnh viện chất lượng để thực hiện. Tránh tự ý gắn răng giả hoặc đến những nơi không uy tín gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tiền mất tật mang.
- Nếu có bệnh lý răng miệng như viêm lợi bạn cần được điều trị trước khi thực hiện gắn răng khểnh giả
- Lựa chọn vật liệu trám chất lượng, thương hiệu răng toàn sứ để đảm bảo tính an toàn cho răng miệng
- Sau khi làm răng khểnh giả tốt nhất bạn hãy từ bỏ các thói quen xấu như dùng răng mở nắp chai, nút thắt dây thừng, mở bao bì thực phẩm, nhai đá
- Tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ về chế độ chăm sóc, vệ sinh răng khểnh giả để đảm bảo độ bền, đẹp
- Sau khi đắp răng khểnh nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng lạ như đau nhức răng, gặp khó khăn trong khi ăn nhai… thì bạn hãy liên hệ với bác sỹ kiểm tra lại răng
- Tới nha khoa để kiểm tra răng định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần là một việc làm cần thiết khi bạn gắn răng khểnh giả
Có nên niềng răng khểnh
Nhiều người cho rằng sở hữu răng khểnh khiến nụ cười trở nên duyên dáng, thu hút người đối diện. Bởi vậy, nếu có chiếc răng khểnh tự nhiên, duyên dáng thì bạn sẽ không cần gắn răng khểnh giả để làm đẹp cho nụ cười.
Tuy nhiên với các trường hợp răng mọc khấp khểnh nhiều, được coi là xấu thì chúng ta nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Răng khểnh được cho là xấu là các răng mọc chìa ra phía ngoài quá nhiều, quá sắc nhọn, màu răng không trắng sáng, mọc chen chúc với răng khác.
Dưới góc độ y khoa, răng khểnh là một dạng sai lệch khớp cắn làm giảm hiệu quả cắn xé thức ăn. Đặc biệt, răng mọc trồi quá cao, lệch lạc nhiều sẽ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Răng khểnh mọc làm mất cân đối giữa 2 hàm, tạo áp lực lớn lên khớp thái dương hàm và gây nhiều bất tiện trong quá trình vệ sinh răng, gây ra rất nhiều các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng.
Ngày này niềng răng là giải pháp được nhiều người ưa chuộng nhất để khắc phục tình trạng răng mọc lệch lạc, khấp khểnh an toàn. Đây là phương pháp dựa trên lục cơ học, người ta sẽ mượn lực kéo của các khí cụ chỉnh nha để kéo răng về đúng vị trí đúng, căn chỉnh khớp cắn. Thông thường để niềng răng khểnh chúng ta sẽ cần khoảng 12 – 24 tháng, những trường hợp bị lệch nghiêm trọng có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Sau khi kết thúc quá trình niềng, răng khểnh sẽ được di chuyển về đúng vị trí của nó trên cung hàm, giúp hàm răng đều đặn, khớp cắn tốt, từ đó việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn phòng tránh được các bệnh lý răng miệng, tránh bị đau khớp thái dương hàm.
Niềng răng vốn là kỹ thuật phức tạp, cần thực hiện tại trung tâm nha khoa có cơ sở vật chất hiện đại, với sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên sâu niềng răng mới đưa lại kết quả tốt nhất. Bởi vậy bạn hãy tìm hiểu thật kĩ và chọn cho mình cơ sở uy tín để niềng răng khểnh nhé.
Với các phương pháp gắn răng khểnh giả được giới thiệu trong bài viết kỳ này, Nha Khoa và đời sống hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất, lựa chọn phù hợp nhất cho mình khi muốn làm đẹp cho nụ cười.