Nghiến răng khi ngủ là trường hợp không hiếm gặp ở người trưởng thành. Chứng nghiến răng khi ngủ không quá nguy hiểm nhưng để lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Bài viết dưới đây nha khoa và đời sống sẽ cung cấp những kiến thức về chứng nghiến răng khi ngủ bạn mà bạn nên biết.
Ngủ nghiến răng là gì? Ngủ nghiến răng là bệnh gì?
Nghiến răng khi ngủ được coi là một hội chứng rối loạn vận động. Nghiến răng khi ngủ là tình trạng hai hàm răng ghì, siết chặt vào nhau tạo áp lực lên nhau gây ra những tiếng két két nghe rất ghê tai. Điều này gây cảm giác khó chịu, làm mất và rối loạn giấc ngủ của người bên cạnh.
Nghiến răng khi ngủ nếu ở dạng nhẹ thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu chứng nghiến răng ở dạng nặng hơn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến răng miệng như: làm bào mòn răng, đau đầu, rối loạn khớp răng hay dẫn tới nhiều bệnh lý khác.
Người nghiến răng khi ngủ còn kéo theo những hội chứng khác như: ngáy khi ngủ hay ngưng thở khi ngủ.
Triệu chứng nghiến răng khi ngủ là bệnh gì?
Nghiến răng khi ngủ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân gây nên:
Do di truyền
Như chúng ta đã biết di truyền là truyền từ người này qua người khác. Trong gia đình có thành viên đã mắc chứng nghiến răng khi ngủ, thì điều mà bạn bị mắc chứng nghiến răng khi ngủ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn có gen trội thì tình trạng mắc hội chứng nghiến răng khi ngủ sẽ không quá cao.
Do làm việc căng thẳng, stress, lo lắng
Căng thẳng trong công việc hay những vấn đề trong cuộc sống cũng là một trong những yếu tố gây ra nghiến răng khi ngủ. Khi căng thẳng, stress hay lo lắng sẽ làm cho dây thần kinh bị căng thẳng dẫn đến quá mệt mỏi hay mất ngủ. Điều này làm kích thích thần kinh, gây sốc tâm lý khiến bạn bị nghiến răng vào ban đêm.
Do khớp cắn không đều
Khớp cắn không đều là tình trạng các răng không ăn khớp với nhau như móm răng, răng khấp khểnh, khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, hay khớp cắn hở… Khớp cắn không đều làm giảm khả năng ăn nhai, cắn xé thức ăn, gây khó khăn cho quá trình ăn uống. Điều này khiến cơ hàm làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến đến chức năng cơ do làm việc quá sức, qua đó dẫn đến rối loạn khớp hàm thái dương. Do đó, sai khớp cắn chính là nguyên nhân gây ra tật nghiến răng khi ngủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra những cơn đau ở vùng khớp hàm thái dương.
Ngoài ra do sử dụng các chất kích thích: thuốc lá, cafe, rượu là những chất kích thích mạnh dẫn tới chứng nghiến răng khi ngủ và do một số các hội chứng khác như rối loạn tâm thần…
Bệnh nghiến răng khi ngủ gây ra tác hại gì?
Bệnh nghiến răng khi ngủ tuy không phải là bệnh mãn tính nhưng để lâu dài sẽ để lại nhiều hậu quả nghiệm trọng như:
Gây rối loạn khớp cắn
Nghiến răng khi ngủ ngày càng nghiêm trọng, hai hàm răng cọ xát với nhau quá nhiều dẫn tới xô lệch 1 số răng hoặc một nhóm răng. Gây đau răng, mỏi hàm, mỏi cơ hàm hoặc khiến hàm chặt khó mở ra và đóng lại theo cách tự nhiên.
Suy giảm sức khỏe
Nghiến răng dẫn tới tình trạng ngủ mê sảng, bóng đè, ngủ không ngon giấc, sức khỏe sẽ bị suy giảm nhiều gây nên tình trạng mệt mỏi, tinh thần đi xuống,…
Làm ảnh hưởng đến người bên cạnh
Đối với những người thính ngủ thì đây là một việc khó chịu và gây ra những tính cáu gắt. Bởi khi nghiến răng hai hàm răng siết hoặc nghiến vào nhau tạo ra những âm thanh rất to khiến người bên cạnh tỉnh giấc.
Gây sâu răng
Khi răng bị nghiến vào nhau sẽ làm mất đi men răng hoặc mẻ răng tạo cơ hội cho những vi khuẩn phát triển ăn mòn răng dẫn đến sâu răng.
Đau đầu vào buổi sáng
Răng là một bộ phận liên kết với rất nhiều dây thần kinh, vậy nên khi các khớp răng bị dịch chuyển quá nhiều dẫn đến các dây thần kinh cũng bị dịch chuyển gây ra tình trạng đau đầu.
Làm mất tính thẩm mỹ
Nghiến răng làm răng bị mài mòn làm mất lớp men, lộ ra lớp ngà răng gây cảm giác ê buốt khi ăn đồ ăn nóng và lạnh, răng dễ bị lung lay, thậm chí nguy cơ cao bị rụng răng.
Cách chữa nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng khi ngủ có thể coi là một bệnh lý mà bạn cần chữa trị. Mục đích của chữa nghiến răng khi ngủ là giảm ảnh hưởng đến răng miệng, hạn chế những biến chứng nghiêm trọng và giảm thiểu được chứng nghiến răng lâu dài, nên cần có cách chữa phù hợp.
Chữa nghiến răng khi ngủ do stress gây ra
Stress là một loại bệnh và cũng là nguyên nhân gây ra những bệnh lý khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Stress là bệnh tâm lý gây ra những vấn đề như: đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt,… Stress còn được coi là nguyên nhân chính gây ra chứng nghiến răng khi ngủ. Vậy nên để hạn chế sự tiến triển của chứng nghiến răng khi ngủ cần phải giảm thiểu được những tình trạng lo lắng, stress.
Để giảm stress nên áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Thường xuyên giao tiếp với mọi người xung quanh: Khi xuất hiện những mệt mỏi hay những lo âu trong lòng hãy giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh nhiều hơn, họ sẽ giúp bạn tháo gỡ và giải tỏa được những buồn phiền đó.
- Giảm tiếp xúc với những tình huống căng thẳng cũng là cách để giảm đi stress hiệu quả.
- Cải thiện giấc ngủ: Giấc ngủ quyết định không nhỏ đến mọi hoạt động của mỗi người. Nếu ngủ đủ giấc thì tinh thần được nâng cao đáng kể, sức khỏe cũng được cải thiện hơn.
- Tập thể dục hằng ngày: Tập thể dục cũng được coi là một cách giảm stress cực tốt đối với người bị nghiến răng khi ngủ. Tập thể dục là lúc gác mọi buồn phiền sang một bên hoặc trút mọi buồn phiền ra ngoài.
- Cười nhiều hơn: Khi căng thẳng, mệt mỏi, buồn phiền, bạn có thể xem những bộ phim hài để cười nhiều hơn, tăng cường cảm giác hưng phấn, thoải mái, hay chơi những trò chơi giải trí, từ đó giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Bệnh stress và chứng nghiến răng khi ngủ là một sợi dây móc nối với nhau, khi bạn loại bỏ được stress, lo lắng, mệt mỏi thì cũng là lúc chứng nghiến răng khi ngủ cũng được cải thiện.
Chữa nghiến răng khi ngủ bằng đậu đen với muối
Từ lâu đậu đen (đỗ đen) được biết đến là thực phẩm thanh nhiệt, giải độc, giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, đậu đen còn lại bài thuốc chữa nghiến răng khi ngủ khá hiệu quả và cũng là một cách chữa dân gian đã được áp dụng rộng rãi.
Đậu đen là loại cây được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng ven biển và các vùng núi. Đậu đen có tính ngọt và chứa nhiều chất vitamin A, B, C, muối khoáng cùng với các hàm lượng axit amin, những loại chất này rất tốt cho sức khỏe của con người.
Đậu đen và muối là nguyên liệu có giá thành thấp, dễ tìm kiếm ngay trong căn bếp của mỗi gia đình Việt Nam.
Chữa nghiến răng khi ngủ bằng đậu đen và muối là biện pháp an toàn và lành tính có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ và người lớn mà không sợ có nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vậy bạn đừng nên bỏ qua bài thuốc quý mà thiên nhiên ban tặng nhé!
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Khoảng 500g đậu đen
- Muối hạt
- Nước lọc
- Nồi chuyên dùng để hầm
Cách thực hiện:
- Đậu đen được nhặt sạch bỏ những hạt sạn và hạt hỏng, rửa qua bằng nước sạch, sau đó ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút cho hạt đậu mềm hơn. Sau đó đem đãi thật sạch phần đậu đen đã ngâm nước.
- Cho đậu đen và được rửa sạch vào nồi hầm, cho thêm một chút muối hạt. Bạn nên cho muối vào cùng lúc với đậu đen, vì trong muối có tính mặn nên khi cho cùng lúc với đậu đen sẽ giúp cho nước nhanh sôi và giúp nhanh nhừ đậu đen hơn, rút ngắn được thời gian nấu. Khi nấu không nên để lửa quá to suốt quá trình nấu, chỉ nên để lửa to lúc ban đầu để nước nhanh sôi, sau khi nước đã sôi thì cho lửa nhỏ lại đến khi đậu nhừ. Bạn chỉ nên nấu với lượng vừa đủ để sử dụng trong 1 ngày vì nấu nhiều không dùng hết sẽ bị hỏng.
- Khi nấu chín đậu có thể cho thêm một chút đường để dễ ăn và uống hơn.
Cách sử dụng:
- Khi đậu đã được nấu chín có thể chia ra từng phần nhỏ để đậu nhanh nguội và cất tủ lạnh để những ngày nắng nóng đậu không bị hỏng gây lãng phí.
- Khi dùng, bạn ăn hết cả phần đậu và nước, có thể cho thêm đá trong khi ăn để không bị ngán. Thực hiện cách này liên tục 2-3 tuần bạn sẽ thấy chứng nghiến răng được giảm đi đáng kể.
Chữa nghiến răng khi ngủ bằng đeo máng chống nghiến răng
Hiện nay tại các nha khoa đã có những phương pháp tối ưu giúp loại bỏ cơn ác mộng về nghiến răng khi ngủ. Phương pháp được dùng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là dùng máng chống nghiến răng.
Máng chống nghiến răng hay còn gọi là máng nhai chống nghiến răng được làm bằng nhựa, bạn có thể mua ở quầy thuốc hoặc những nha khoa có bán sẵn. Tuy nhiên những máng nhai có sẵn thường sẽ theo một phom răng cố định nên rất dễ bị rơi trong quá trình đeo, dẫn đến hiệu quả chữa trị không cao. Để có máng nhai phù hợp bạn nên đến nha khoa để thăm khám và được các bác sĩ tư vấn, chế tác theo dấu răng sao cho vừa khít với hàm răng của bạn.
Máng nhai có màu trong suốt không bị lộ khi đeo, nếu bạn mắc chứng nghiến răng khi thức thì bạn cũng có thể dễ dàng đeo chúng mà không sợ làm mất tính thẩm mỹ. Máng nhai còn có ưu điểm là nhẹ, mềm mịn bạn có thể tháo ra lắp vào mà không sợ bị đau răng.
Nghiến răng là hai hàm răng chà xát vào nhau, gây mài mòn men răng. Sử dụng máng nhai được thiết kế theo từng hàm để tách giữa hai hàm và bao bọc bên ngoài hàm răng, khi bạn vô thức nghiến răng thì thường sẽ trượt bên ngoài máng nhai. Từ đó giúp giảm đi tình trạng mài mòn răng, đau răng, lệch lạc hàm răng, bảo vệ răng miệng chắc khỏe.
Khoảng thời gian đầu khi đeo máng nhai bạn chưa quen nên sẽ thấy khó chịu và khó khăn trong việc tháo ra, lắp vào, tuy nhiên 1 thời gian sau bạn sẽ quen và thực hiện dễ dàng.
Để máng nhai luôn sạch sẽ bạn cần vệ sinh máng nhai trước và sau khi sử dụng, tránh vi khuẩn bám vào máng nhai gây ảnh hưởng đến răng miệng. Máng nhai được làm bằng nhựa nên bạn cần bảo quản ở nơi có nhiệt độ thấp và không có ánh nắng mặt trời để máng nhai không bị mất dáng.
Chữa nghiến răng bằng máng chống nghiến răng được coi là phương pháp hiệu quả nhất, ngay cả khi bị nghiến răng lâu năm.
Trên đây Nha kha và đời sống đã cung cấp một số nguyên nhân và một số cách chữa nghiến răng khi ngủ đã và đang được rất nhiều người áp dụng. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp chữa nghiến răng khi ngủ của mình.