Mọc răng là một trong những cột mốc quan trọng giúp đánh dấu sự phát triển về thể chất của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Vậy trẻ bắt đầu mọc răng khi nào, mọc răng nào đầu tiên? Ba mẹ đã biết các dấu hiệu khi bé mọc răng để chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn này chưa? Cùng Nha khoa và đời sống điểm lại 4 thông tin quan trọng về việc trẻ mọc răng tại bài viết dưới đây nhé.
Dấu hiệu trẻ mọc răng
Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên của bé sẽ mọc khi bé khoảng 6 tháng tuổi đến 3 tuổi là hình thành đủ bộ răng sữa gồm 20 chiếc, 10 trên – 10 dưới. Tuy nhiên, cũng sẽ có bạn nhỏ mọc răng sớm khi 3 -4 tháng tuổi hay ở tháng thứ 5 hoặc 1 số bạn hơn 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên.
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, ba mẹ có thể thấy các dấu hiệu như:
– Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ mọc răng là sưng lợi, nướu sưng, viêm tấy đỏ
– Đa số trẻ bị chảy nhiều nước miếng, thích nhai gặm, cắn mọi khi xung quanh do ngứa lợi.
– Chán ăn, quấy khóc nên trẻ thường bỏ bú, bỏ ăn dẫn đến sụt cân.
– Do lợi bị sưng, đau nên khi đó trẻ sẽ quấy khóc, khó chịu thường xuyên kể cả ban đêm, sự khó chịu có thể khiến bé khó ngủ
– Một số trẻ sẽ bị tiêu chảy (tướt mọc răng) và sốt do mọc răng
– Trẻ sốt nhẹ, sờ hâm hấp nóng (hơn 37 độ C một chút)
– Một số trẻ bị tiêu chảy
Trẻ mọc răng nào đầu tiên?
Trung bình từ tháng thứ 6 bé bắt đầu mọc răng sữa. Tuy nhiên, sẽ có những bé muộn hơn. Thông thường các bé gái thường mọc răng sớm hơn bé trai, trung bình cứ sau 6 tháng trẻ sẽ mọc thêm 4 chiếc răng.
Chỉ cần trong 1 năm đầu đời bé mọc răng thì bố mẹ an tâm là bé vẫn phát triển bình thường. Bé có tất cả có 20 chiếc răng sữa gồm: 10 trên – 10 dưới
▪️ 4 cái răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: 6-8 tháng
▪️ 4 răng cửa bên: 9-16 tháng
▪️ 4 răng hàm đầu tiên: 13-19 tháng
▪️ 4 răng nanh: 17-23 tháng
▪️ 4 răng hàm thứ 2: 22-33 tháng
Biết được thời điểm trẻ mọc răng và thay răng sữa giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc giúp con có được hàm răng đều, đẹp.
Thông thường, răng sữa mọc ở trung tâm trước và di chuyển ra ngoài theo kiểu sau:
+ Răng cửa trung tâm (hai chiếc ở giữa miệng; thường là cặp dưới cùng trước sau là cặp trên)
+ Răng cửa bên (vị trí tiếp theo so với giữa)
+ Những chiếc răng hàm đầu tiên (những chiếc gần miệng nhất của trẻ)
+ Răng nanh (ở hai bên của răng cửa bên)
+ Răng hàm thứ hai (ở phía sau)
Các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi lịch và lưu lại ngay thông tin này nhé
Cha mẹ cần lưu ý trong khoảng thời gian từ 7-12 tháng tuổi để giúp con thay răng sữa thuận lợi, giúp con có hàm răng vĩnh viễn đều đẹp
Trẻ em sốt mọc răng
Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, các nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, nhưng sốt mọc răng thường không sốt cao hoặc không kèm tiêu chảy.
Nếu trẻ sốt cao hơn 38.5 độ và/hoặc bị tiêu chảy, có thể trẻ đang mắc thêm một bệnh khác mà không phải do sốt mọc răng.
Trong trường hợp trẻ sốt quá cao, tiêu chảy kéo dài, ngủ li bì hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời, ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra.
Cũng giải thích thêm là khi mọc răng, đôi khi trẻ có kèm theo đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”. Đó là do trẻ tăng tiết nước dãi (nhằm xoa dịu lợi sưng). Phần thì chảy ra, phần thì nuốt vào xuống bụng (và dĩ nhiên phải đi tiêu ra ngoài), nên sẽ có biến đổi phân một chút (loãng hơn, lẫn nhầy nhớt). Đó không phải là tiêu chảy.
Thông thường, các biểu hiện khó chịu khi mọc răng chỉ duy trì 3 – 4 ngày là hết, ba mẹ cần nắm rõ các triệu chứng này nhằm phát hiện sớm để có cách chăm sóc phù hợp cho bé yêu đồng thời đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám khi cần thiết.
Làm gì khi trẻ mọc răng?
Những chiếc răng đầu tiên mọc bao giờ cũng khiến trẻ có cảm giác bứt rứt và khó chịu. Vì thế, ba mẹ hãy tìm cách để xoa dịu những cơn đau của trẻ, cùng với những điều lưu ý cần làm gì khi trẻ bị sốt.
Nha khoa Việt Smile gợi ý 1 số mẹo nhỏ để ba mẹ tham khảo và có hướng xử lí phù hợp nhất:
Vệ sinh răng sạch sẽ cho trẻ
– Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm và sạch
– Luôn làm sạch nướu sau khi trẻ bú hoặc ăn: dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu.
– Nhẹ nhàng massage nướu của bé (phần lợi mọc răng): rửa sạch ngón tay, sử dụng dụng cụ massage nướu chuyên dụng chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng của bé
– Khi đã có nhiều răng hơn, cha mẹ có thể sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp để làm sạch răng cho bé, hướng dẫn để bé tập và hình thành thói quen tự đánh răng mỗi ngày, đúng cách
– Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.
Chọn lựa thức ăn phù hợp cho trẻ
– Bánh ăn dặm: loại bánh được bày bán nhiều trong các cửa hàng, siêu thị chuyên dành cho trẻ nhỏ. Loại bánh này rất dễ mềm ra khi trẻ ăn. Quan trọng hơn, hầu hết các loại bánh ăn dặm dùng cho trẻ mọc răng đều chứa ít đường và không chứa chất bảo quản.
– Để xoa dịu và giảm sưng lợi, ba mẹ có thể cho trẻ ăn chuối xắt lát lạnh. Khi cảm thấy dễ chịu hơn, trẻ sẽ không quấy khóc.
– Có thể cho trẻ ăn thêm nhiều cà rốt trong thời gian trẻ mọc răng. Với những trẻ vẫn còn bú mẹ thì mẹ hãy bổ sung thêm cà rốt vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình. Nếu thiếu sữa mẹ, có thể dùng thêm sữa công thức bằng muỗng, ca tập uống thay vì dùng bình bú.
– Đồ ăn của con ba mẹ hãy hầm nhừ, mềm nhuyễn, tốt nhất nấu cháo loãng, mềm để trẻ ăn uống dễ dàng hơn. Với trẻ sơ sinh không được uống nước lọc hay nước ép rau củ quả, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn, nếu không bú hãy vắt sữa và cho con ăn bằng thìa
– Phụ huynh cần thúc đẩy trẻ ăn uống tự nhiên hơn là ép ăn, hãy chia lượng thức ăn thành nhiều bữa phụ thay vì 3- 4 bữa như bình thường. Kết hợp thực phẩm đạm và chất xơ xay nhuyễn để trẻ hấp thu đủ chất.
Chọn lựa đồ chơi cho trẻ
Sử dụng đồ chơi dành cho trẻ mọc răng làm từ các chất liệu an toàn, mềm, có hình tròn – ví dụ cho bé ngậm vòng mọc răng. Ba mẹ hãy nhớ làm sạch đồ chơi để bé có thể thoải mái, an toàn khi sử dụng nhé.
Nếu trẻ sốt nhẹ bạn dùng chiếc ăn hơi ấm, đặt lên trán trẻ hoặc lau người, mặc quần áo mỏng, thoáng mát. Lúc này cơ thể bé mất nước, miệng khô hãy cho bé uống nước ấm, ăn đồ ăn dạng lỏng như cháo, súp. Lưu ý không tùy tiện mua thuốc hạ sốt và dùng cho con khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Ba mẹ không nên để trẻ tiếp xúc với những đồ chơi vuông có thành sắc cạnh bởi có thể trẻ sẽ nhai hoặc cắn, làm tổn thương đến phần lợi của trẻ.Trong trường hợp bé đau quá có thể đưa đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
Khi nào nên đưa trẻ mọc răng đi khám?
Trong các trường hợp sau, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:
– Trẻ bị sốt cao trên 38ºC
– Trẻ liên tục dùng tay kéo tai, bứt tai.
– Trẻ nhỏ bị tiêu chảy hoặc bị hăm tã trầm trọng.
Bạn hãy theo dõi bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe của trẻ và liên lạc với bác sĩ ngay nếu trẻ có dấu hiệu bị sâu răng hoặc trẻ 18 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng nha.
Hãy theo dõi website của Nha khoa và đời sống để cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc răng miệng tốt nhất cho bé và gia đình nhé.