Khi bị đau răng, nhức răng, sâu răng cần làm gì để giảm đau, điều trị như thế nào là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Bởi những cơn đau nhức răng không chỉ khiến bạn mất ăn mất ngủ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, đôi khi là cả thẩm mỹ, tính mạng. Cùng Nha khoa và đời sống điểm danh 4 cách giảm đau răng khôn ngay bây giờ nhé.
Bị đau răng, nhức răng do đâu?
Nguyên nhân đau răng chủ yếu là do:
- Các bệnh về nướu: Bệnh về nướu và các tổ chức quanh nướu là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến nhất. Những mảng bám làm cho nướu bị tụt xuống, phá hủy cấu trúc xương nâng đỡ răng. Túi nha chu làm cho vùng răng khó vệ sinh sạch nên gây viêm các tổ chức quanh răng.
- Sâu răng, viêm tủy: Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường và tinh bột thành axit và hòa tan men, ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Nếu lỗ sâu nhỏ, có thể không gây đau, nhưng các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn. Lỗ sâu răng gây ra viêm tủy, nếu không điều trị kịp thời thì dẫn tới áp xe xương ổ răng…Một khi tủy đã bị phá hủy thì không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu.
- Áp xe nướu răng: Nguyên nhân là do các mảnh vụn thức ăn bị kẹt tại nướu răng, lâu dần gây ra viêm, đau dẫn tới nhiễm trùng như sưng hay chảy mủ tại vị trí ư xảy ra áp xe. Do vậy, thuốc giảm đau răng là phương pháp ưu tiên để hỗ trợ cho người bệnh.
- Mòn cổ răng: Nguyên nhân là do người bệnh đánh răng quá mạnh, đánh không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải không mềm gây hiện tượng mòn ở phần răng sát với nướu răng. Lớp men bị mòn làm bộc lộ lớp ngà, gây ra tình trạng ê buốt mỗi khi người bệnh chải răng hoặc khi ăn uống.
- Mọc răng khôn: Răng khôn thường mọc kéo dài từ 16 – 30 tuổi, đặc biệt tới 45 tuổi. Răng này thường gây đau và viêm nướu lúc mọc. Răng khôn khi mọc lệch, mọc kẹt trong xương hàm là nguyên nhân tạo nên những cơ đau răng răng kéo dài.
- Chấn thương răng, miệng: Ngã do tai nạn giao thông, nhai phải sạn khi ăn, ẩu đả… gây gãy, mẻ và rạn răng, từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập vào tủy răng gây nhiễm trùng.
- Điều trị, thẩm mỹ nha khoa không đúng kỹ thuật: Làm răng sứ không đúng tiêu chỉ định, kỹ thuật, phủ sứ nano có thể khiến bạn gặp phải tình trạng viêm lợi, đau nhức răng kèm hôi miệng…
- Rối loạn nội tiết tố: viêm lợi tuổi dậy thì, viêm lợi khi hành kinh, viêm lợi khi mang thai, viêm lợi tuổi mãn kinh… cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau răng.
- Do thiếu dinh dưỡng: Thiếu vitamin C gây viêm lợi, chảy máu chân răng; thiếu canxi, vitamin D3, vitamin A, fluor sẽ làm cho cấu tạo răng yếu, khoáng hóa răng và răng mọc không đúng vị trí.
- Một số thói quen xấu như nghiến răng cũng có thể khiến bạn đối mặt với những cơn đau dai dẳng.
Đau răng khôn
Răng khôn – răng số 8 thường mọc trong độ tuổi trưởng thành từ 18 – 25, mỗi người có cấu trúc răng – hàm – mặt khác nhau nên số lượng răng khôn có thể khác nhau, có người có một chiếc, nhưng cũng có người mọc đến 3 hoặc 4 chiếc răng khôn. Răng khôn mọc khi những chiếc răng khác đã mọc hoàn thiện, cộng với việc xương hàm của khách hàng đã cứng hơn rất nhiều, những chiếc răng khôn sẽ không có đủ không gian để mọc. Sự thiếu hụt không gian này đã dẫn đến việc răng khôn có thể mọc thành các chiều hướng khác nhau, gây đau đớn và ảnh hưởng đến các răng khác.
Tình trạng đau khi mọc răng khôn khá phổ biến hiện nay. Khi mọc răng khôn, nướu của khách hàng tại khu vực răng khôn cũng sẽ trở nên yếu hơn nhiều và dễ bị tổn thương. Thức ăn và vi khuẩn có thể mắc kẹt trong những kẽ hở của răng sẽ dễ xâm nhập nướu gây viêm, nhiễm trùng, sưng đau, hình thành ổ mủ…
Khi răng khôn mọc lệch 45 độ hoặc đâm vào chân răng bên cạnh, cơn đau nhức của bạn sẽ dữ dội hơn, không dừng lại ở đó cơn đau có thể lan tỏa lên vùng cổ, tai, mặt, nổi hạch. Ngoài những dấu hiệu trên, mọc răng khôn còn khiến bạn phả đối mặt với những cơn ốm sốt, chảy máu chân răng..
cách giảm đau răng
Chườm đá lạnh giảm đau răng
Một túi nước đá lạnh lên chỗ đau cũng có thể giúp bạn giảm thiểu cơn đau nhức răng 1 cách nhanh chóng. Đây là 1 cách làm đơn giản mà lại tiết kiệm, bạn có thể tìm thấy nguyên liệu ngay tại nhà. Bạn có thể thực hiện chườm lạnh 10 phút rồi dừng lại sau đó lại tiến hành chườm tiếp chứ không nên thực hiện liên tục nhé.
Giảm đau răng bằng gel benzocaine
Tình trạng răng khôn quá đau nhức và làm ảnh hưởng đến các răng khác cần phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, trong những trường hợp chưa thể đến nha khoa, bạn có thể thực hiện các phương pháp giảm đau tại nhà. Gel benzocaine có thể giúp khách hàng giảm bớt được cảm giác đau nhức. Các loại gel này được bày bán ở nhiều cửa hàng thuốc tư nhân và khách hàng không cần có đơn thuốc của bác sĩ. Các loại gel này có chứa một loại thành phần hoạt tính benzocaine nên sẽ có khả năng gây tê khu vực tiếp xúc với thuốc.
Các loại gel sử dụng cho miệng đều có thể thoa trực tiếp lên vùng lợi bị ảnh hưởng bởi răng khôn. Tuy nhiên, khách hàng vẫn nên cẩn thận và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra khách hàng cũng nên xem xét xem bản thân có dị ứng với các thành phần thuốc hay không.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tính chất khử trùng tự nhiên nên việc súc miệng hàng ngày có khả năng giúp giảm thiểu vi khuẩn. Những cơn đau xung quanh lợi vùng răng khôn hầu hết do sự tích tự vi khuẩn.
Dùng túi trà lọc
Hàm lượng axit tannic trong túi trà có tác dụng giúp chống viêm, kháng khuẩn tốt nên có thể giúp giảm sưng đau. Sử dụng túi lọc trà để giảm đau răng là cách đơn giản mà rất nhiều người áp dụng,
Bên cạnh đó, khách hàng vẫn nên chú trọng đến chế độ ăn uống và việc vệ sinh răng miệng của mình.
– Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và sử dụng chỉ nha khoa. Bên cạnh đó, khách hàng nên sử dụng các loại nước súc miệng để giúp giảm vi khuẩn trong miệng gây nhiễm trùng.
– Uống nhiều nước có thể giúp rửa trôi thức ăn thừa trong miệng cũng loại bỏ vi khuẩn ra khỏi răng và lợi.
– Chú ý tới chế độ dinh dưỡng giúp răng, nướu luôn khỏe mạnh, tránh những tổn thương
– Hãy hạn chế thức ăn nhiều đường bởi nó sẽ tạo điều kiện rất tốt cho vi khuẩn phát triển.
Dùng thuốc giảm đau
Tùy thuộc nguyên nhân gây đau răng mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc giảm đau răng phù hợp để kê đơn cho bạn.
Thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng giúp bạn cắt cơn đau trong thời gian ngắn. Các loại thuốc kháng viêm không có chứa thành phần Steroid được nha sĩ ưu tiên lựa chọn
Bạn không nên tự ý mua thuốc và sử dụng khi không có hướng dẫn từ nha sĩ/ dược sĩ.
Đau răng khôn đem lại nhiều bất lợi trong cuộc sống hàng ngày cũng như ảnh hưởng đến công việc của khách hàng. Khách hàng có thể áp dụng những phương pháp trên để giúp kiềm hãm cơn đau hiệu quả cũng như ngăn chặn nhiễm trùng, viêm nhiễm phát triển. Tuy nhiên, các phương pháp tại nhà trên chỉ có hiệu quả tức thời, không dứt điểm. Chính vì vậy, khách hàng vẫn nên đến các nha khoa uy tín để kiểm tra, đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết, phù hợp.
Cách giảm đau răng khôn bị sâu
Khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch rất dễ tạo ra khe hở giữa 2 răng. Khi đó thức ăn thường bị kẹt lại vào vị trí này, để lâu sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra viêm lợi, viêm nhiễm quanh răng, nhất là gây sâu răng khôn.
Ở giai đoạn đầu khi bị sâu răng, bạn có thể sẽ bắt gặp những cơn đau nhức thoáng qua, Tuy nhiên về lâu về dài thì nó bắt đầu xâm nhập vào bên trong tủy, gây viêm nhiễm, hoại tử.Răng khôn bị sâu sẽ có nguy cơ sâu sang răng số 7. Trong một số trường hợp nếu chủ quan không có hướng xử lí kịp thời, sâu răng có thể gây sâu nhiều răng kế cận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hàm răng.
Trong hầu hết các trường hợp mọc răng khôn mọc lệch, mọc ngang hoặc bị sâu thì bác sĩ đều khuyên chúng ta không nên duy trì nó trên cung hàm mà cần tiến hành nhổ bỏ sớm, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, tránh biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng những thông tin trên mà Nha khoa và đời sống cung cấp đã giúp bạn biết thêm 1 số mẹo giảm đau hiệu quả. Ngoài sử dụng mẹo khi cần, bạn hãy chủ động thăm khám nha khoa thường xuyên để lấy cao răng, kiểm tra răng định kì, phát hiện các vấn đề liên quan đến bệnh lý răng miệng và điều trị kịp thời nhé.