Viêm lợi uống thuốc gì để mang lại hiệu quả nhất?

Viêm lợi uống thuốc gì ? Đây có lẽ là một bài toán khó mà nhiều người chưa có lời đáp. Hãy cùng tìm lời giải cho bài toán của mình trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm lợi uống thuốc gì để mang lại hiệu quả nhất?
Viêm lợi uống thuốc gì để mang lại hiệu quả nhất?

Viêm nướu (viêm lợi) là bệnh lý răng miệng mà nhiều người thường mắc. Viêm lợi là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, không loại bỏ được hết những vụn thức ăn bám trong khoang miệng tạo thành các mảng bám trên răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển làm ảnh hưởng đến nướu gây nên hiện tượng sưng nướu.

Ngoài ra khi vi khuẩn tấn công mạnh sẽ gây ra bệnh viêm nha chị, làm xuất hiện các túi mủ bên trong gây đau nhức dữ dội và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Nặng hơn có thể là làm ảnh hưởng các bộ phận khác trong cơ thể gây ra những căn bệnh quái ác khác.

Một số loại thuốc chữa viêm lợi

Thuốc chữa viêm lợi có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời làm giảm những cơn đau nhức dữ dội làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị bệnh lý viêm lợi. Vậy viêm lợi uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc được dùng phổ biến hiện nay:

Viêm lợi uống thuốc gì? – Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ những vi khuẩn ở nướu và bên trong khoang miệng. Đặc biệt là giúp điều trị sưng lợi nếu ở tình trạng nặng hơn như viêm lợi có mủ, viêm nha chu,…

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có những quy định rõ ràng nên bạn phải đến gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp với bệnh, phù hợp với cơ địa, độ tuổi để không bị phản ứng thuốc.

Thuốc bôi

Thuốc bôi viêm lợi có nhiều dạng khác nhau như dạng gel, dạng thuốc mỡ, dạng bột, dạng kem. Tất cả các dạng thuốc bôi này đều có tác dụng diệt khuẩn, làm dịu cảm giác khó chịu và giúp chỗ viêm mau lành.

Một số loại thuốc chữa viêm lợi
Một số loại thuốc chữa viêm lợi

Các loại thuốc bôi bạn có thể dụng tại chỗ, bôi trực tiếp lên các vết loét. Do được bôi trực tiếp tại chỗ viêm nên thuốc có khả năng phát huy nhanh tác dụng hơn, giúp cho viêm lợi nhanh chóng khỏi. Hơn nữa thuốc bôi dễ thâm sâu vào trong vết loét làm cho những cơn đau nhức thuyên giảm nhanh hơn.

Tuy nhiên những loại thuốc bôi này dễ trung hòa với nước bọt nên phải thực hiện nhiều lần. Đặc biệt là hạn chế uống nước và ăn uống trong thời gian bôi thuốc để thuốc không bị rửa trôi vào trong dạ dày.

Thuốc sát khuẩn

Thuốc sát khuẩn được dùng bằng những dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ những vụn thức ăn thừa và các mảng bám trên cao răng loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn giúp cho viêm lợi nhanh khỏi.

Bị viêm lợi uống thuốc gì? – Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm có tác dụng kiềm chế viêm nhiễm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm bị lây lan rộng sang các vùng lân cận, từ đó giúp cải thiện viêm lợi. Đồng thời, thuốc kháng viêm còn có tác dụng giảm đau, làm giảm các triệu chứng sưng đỏ giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Thuốc giảm đau

Viêm lợi thường gây ra những cơn đau nhức dữ dội, làm giảm nhu cầu ăn uống và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Vậy nên khi sử dụng thuốc giảm đau sẽ giúp xoa dịu những cơn đau đó mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng trong thời gian 2 – 4 tiếng, tùy vào các loại thuốc giảm đau khác nhau nên bạn phải sử dụng lặp lại.

Tuy nhiên thuốc giảm đau có chứa nhiều tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày, mẩn ngứa, tăng thân nhiệt, ảnh hưởng đến chức năng gan,… nên khi bạn thực sự đau quá, không thể chịu được thì mới sử dụng. Trước khi sử dụng bạn nên đến gặp bác sĩ để được bác sĩ tư vấn hoặc đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để không bị quá liều.

Sưng lợi uống thuốc gì?

Sưng lợi là một trong những biểu hiện của viêm lợi và cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Do đó cần có những loại thuốc để giúp hạn chế được sưng lợi và hạn chế được những cơn đau do sưng lợi gây ra. Vậy nên cần phải biết được sưng lợi do viêm lợi uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc giúp hạn chế bị sưng lợi:

Thuốc Diclophenac

Diclofenac là thuốc kháng viêm có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Diclofenac ức chế mạnh hoạt tính của cyclooxygenase, làm giảm đáng kể sự tạo thành những chất trung gian của quá trình viêm.

Thuốc chữa sưng lợi diclophenac
Thuốc chữa sưng lợi Diclophenac

Thành phần của thuốc là Diclofenac sodium 75mg tương đương với 1 viên.

Hướng dẫn sử dụng

  • Không được bẻ hoặc nhai viên thuốc trước khi uống, tốt nhất là uống trước bữa ăn bởi thuốc sẽ hấp thụ và phát huy tác dụng tốt hơn khi đói.
  • Nếu ở tình trạng nhẹ: 1 viên/ ngày; Nếu ở tình trạng viêm và đau 1 – 2 viên/ngày.

Tuy nhiên bạn nên đến khám bác sĩ để có liều chỉ định cụ thể và phù hợp với mình để không bị phát huy các tác dụng phụ có trong thuốc.

Thuốc có tác dụng phụ thường gặp như: nhức đầu, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ù tai,…

Không sử dụng cho phụ mang thai, thận trọng với phụ nữ cho con bú và những người vẫn cảm với các thành phần của thuốc; bệnh nhân viêm loét dạ dày, hen suyễn, suy gan, tim, người đang dùng thuốc chống đông coumarin,…

Sưng lợi do viêm lợi uống thuốc gì? Thuốc Paracetamol

Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng giúp mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.

Thuốc có nhiều dạng khác nhau như dạng uống: viên nén; viên sủi; siro; bột pha; dạng đút hậu môn.

Thuốc paracetamol
Thuốc Paracetamol

 

Liều lượng dùng:

  • Với người lớn: Liều chung: 325 – 650mg/ liều cách 4-6 tiếng hoặc 1000mg cách 6-8 tiếng với dạng đút hậu môn, siro, bột pha, viên sủi. Nếu sử dụng viên nén Paracetamol 500mg: 1–2 viên/liều uống cách nhau 4-6 tiếng. Liều tối đa của Paracetamol người lớn được phép sử dụng là 4g (4000mg)/ngày.
  • Với trẻ nhỏ sử dụng 10-15 mg/kg/ liều cách 4 -6 tiếng 1 lần khi cần thiết (tối đa 5 liều trong 24 giờ).
  • Lưu ý không được tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Với dạng siro: Sử dụng muỗng hoặc dụng cụ đo chuyên dụng để đong liều.
  • Với dạng viên: Cho trực tiếp viên thuốc vào uống và đưa xuống dạ dày bằng nước.
  • Đối với Paracetamol dạng hòa tan trong miệng: Giữ tay khô ráo khi cầm viên thuốc. Chú ý không nuốt toàn bộ thuốc mà để thuốc tự hòa tan trong miệng.
  • Đối với Paracetamol dạng viên sủi: cần hòa tan một viên sủi với khoảng 150 – 200 ml nước.
  • Đối với Paracetamol dạng bột pha: Pha với một lượng vừa đủ nước khoảng 5-10 ml để hòa tan hoàn toàn bột.
  • Đối với Paracetamol dạng đặt hậu môn: không uống thuốc. Rửa tay sạch sẽ trước hoặc sau khi đặt thuốc và tránh đi vệ sinh hoặc đi tắm sau khi dùng thuốc.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng Paracetamol có thể gây một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng, biểu hiện: phát ban, nổi mẩn da, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, sưng họng, khó thở. Nếu gặp các triệu chứng đó, nên ngừng thuốc và thông báo với bác sĩ.

Sưng nướu răng có mủ uống thuốc gì?

Sưng nướu răng có mủ là một trong những biến chứng nặng của bệnh viêm lợi. Khi bị viêm lợi có mủ thường gây đau nhức, khó chịu thậm chí là bị giật lên đầu làm cho bị đau đầu. Chính bởi vậy cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc để tình trạng sưng nướu nhanh khỏi. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay, đồng thời cũng giúp bạn trả lời được cây hỏi Sưng nướu răng có mủ uống thuốc gì? Viêm lợi uống thuốc gì?

Thuốc spiramycin

Spiramycin là kháng sinh nhóm macrolid có phổ kháng khuẩn tương tự erythromycin. Thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn đang phân hủy mô nướu trong khoang miệng.

Hướng dẫn sử dụng

  • Người lớn: Đối với những trường hợp nhẹ uống từ 1 – 2g chia làm 2 lần/ngày hoặc 500mg – 1g chia uống 3 lần/ngày. Đối với tình trạng nhiễm trùng nặng sử dụng 2 -2,5ng chia uống 2 lần/ngày.
  • Trẻ em nặng từ 20kg. Liều lượng thông thường 25mg/kg uống 2 lần/ngày hoặc 17mg/kg uống 3 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, vàng da, mẩn ngứa, chóng mặt,…

Lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Kháng sinh chống viêm nướu Amoxicillin

Amoxicillin là một trong những loại thuốc điều trị viêm nướu được bác sĩ kê đơn để giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Những thành phần trong thuốc sẽ có tác dụng làm ức chế sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn làm cho vi khuẩn bị suy yếu dần và bị triệt tiêu khỏi cơ thể. Đồng thời hạn chế những cơn đau nhức và tình trạng sưng tấy, chảy máu và mủ. Tuy nhiên, loại kháng sinh này không có tác dụng trong việc điều trị cảm cúm, cảm lạnh thông thường hoặc các bệnh nhiễm vi rút.

Kháng sinh chống viêm nướu amoxicillin
Kháng sinh chống viêm nướu Amoxicillin

Liều dùng:

  • Người lớn: 500 – 1000 mg mỗi lần sử dụng. Sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em: 25 – 50 mg/kg mỗi ngày. Chia thành 2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, người mắc bệnh thận, người mắc hội chứng Mononucleosis, người cao tuổi.

Tác dụng phụ: Thuốc có chứa tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, cơ thể khó chịu, chóng mặt, phát ban, răng bị đổi màu, khó thở, đau thắt ngực, ngứa, mặt bị phù, xuất hiện các mảng trắng trong miệng và trên bề mặt lưỡi.

Vậy nên không được tùy tiện mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa có chỉnh định của bác sĩ. Trước khi uống cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để không bị quá liều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc Metronidazol

Thuốc Metronidazol có thể tiêu diệt hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm các loại vi khuẩn gây hại cho khoang miệng gây viêm lợi.

Tác dụng phụ: Đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nổi mẩn, nhức đầu,…

Liều dùng: Với người lớn là 1-2 viên/lần, mỗi ngày uống 3-4 lần. Tuy nhiên liều lượng được thay đổi so với tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người nên cần đến khám bác sĩ để đưa ra những chỉ định phù hợp nhất với mình.

Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc đang cho con bú.

Bị viêm lợi uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Bị viêm lợi uống thuốc gì? hay Viêm lợi uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người đã thắc mắc nên vẫn chưa tìm ra được sự lựa chọn loại thuốc phù hợp với mình. Dưới đây là một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo:

Viêm lợi uống thuốc gì? Thuốc Azithromycin

Thuốc được sử dụng để điều trị viêm nhiễm giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, do đó được dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do virus như cúm, cảm lạnh thông thường.

Thuốc azithromycin chữa viêm lợi
Thuốc azithromycin chữa viêm lợi

Thuốc có chứa thành phần chính là azithromycin dihydrat.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi viên nén chứa azithromycin dihydrat tương đương 500 mg azithromycin.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Với người lớn từ 18 tuổi trở lên: 3 ngày đầu tiên dùng 500mg tương đương với 1 viên, 4 ngày tiếp theo dùng liều đơn 250mg/ngày tương ứng nữa viên.
  • Với trẻ từ 2 – 17 tuổi: 10 mg/kg cho ngày đầu tiên, sau đó 5 mg/kg/ngày từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 hoặc 10 mg/kg/ngày x 3 ngày.
  • Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Tác dụng phụ của thuốc: Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, bị ù tai hoặc các vấn đề về thính giác, khó thở, phát ban, ngứa cổ họng, sưng mặt, môi.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Azithromycin:

  • Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, những người đang có bệnh suy gan và suy thận.
  • Uống theo sự chỉ định của bác sĩ không uống quá liều hay tự ý ngưng thuốc ngay cả khi các triệu chứng biến mất. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, từ đó dẫn đến nhiễm trùng tái phát.

Bị viêm lợi uống thuốc gì? Thuốc uống Erythromycin

Thuốc Erythromycin cũng có tác dụng làm ức chế sự phát triển mạnh của vi khuẩn, giúp cho những vết loét do viêm lợi không bị lây lan sang các vùng nướu xung quanh và những vết loét nhanh chóng lành lại.

Thuốc ezythromycin chữa viêm lợi
Thuốc Ezythromycin chữa viêm lợi

Thành phần:

  • Thành phần hoạt chất: Erythromycin.
  • Thuốc có thành phần tương tự: Acneegel; Cadieryth; E-mycit 250; E’rossan trị mụn; Ery Children; Eryderm; Eryfar; Eryfluid; EryMarom; Erymekophar; Erythom; Eurycin; Hypezin.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn: 500-1000 mg/lần, ngày 2-3 lần.
  • Trẻ em: 30-50 mg/kg/ngày, ngày 2-3 lần.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc cho người bị bệnh thận, bệnh về gan, tim đập loạn nhịp, thận trọng với người già và phụ nữ cho con bú.

Tác dụng phụ: Gây đau nhức, mẩn đỏ, tiêu chảy ra máu, ngứa mắt, da khô, miệng khô,… Nếu bị xuất hiện những triệu chứng này nên ngừng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở ý tế gần nhất hoặc liên hệ với bác sĩ để có những chỉ định sau đó.

Trên đây là một số loại thuốc đang được dùng phổ biến hiện nay để chữa viêm lợi, chấm dứt tình trạng đau nhức, khó chịu mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, nếu bị viêm lợi chữa bằng thuốc một thời gian mà chưa thấy bệnh thuyên giảm, thì bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra và đưa ra biện pháp khắc phục giúp tình trạng viêm lợi được chấm dứt triệt để.

Với những kiến thức trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi Viêm lợi uống thuốc gì? Hy vọng những loại thuốc đó sẽ mang lại hiệu quả cho bạn. Cùng theo dõi trang Web Nha khoa và đời sống để cập nhật thêm nhiều kiến thức khác nhé!

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám