Sưng nướu răng có mủ là một trong những bệnh lý báo hiệu răng miệng của bạn đang có chiều hướng xấu đi, cần có những biện pháp điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về sưng nướu răng có mủ, viêm chân răng có mủ và cách điều trị như thế nào.
Nướu răng có mủ là gì?
Sưng nướu răng có mủ là tình trạng nhiễm trùng nướu hình thành các ổ mủ xung quanh nướu ở vị trí giữa nướu và răng gây đau nhức khó chịu. Ổ mủ đó có chứa vi khuẩn và các tế bào chết gây ra mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.
Nguyên nhân gây sưng lợi có mủ trắng?
Sưng nướu răng có mủ trắng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sưng nướu răng có mủ trắng ngay dưới đây để biết cách phòng tránh:
Các bệnh lý răng miệng
Bệnh lý răng miệng thường gặp như viêm lợi, viêm nha chu nếu không được quan tâm và điều trị sớm sẽ bắt đầu hình thành ổ mủ ở giữa răng và nướu.
Do mọc răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khi các răng, xương và nướu đã cứng lại nên thường có hướng mọc ngang ngược, mọc không theo một hàng lối nào nên sẽ có hiện tượng đâm vào lợi gây sưng nướu răng có mủ trắng.
Không đi lấy cao răng định kỳ tại nha khoa
Cao răng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn hay có thể gọi là môi trường sống của vi khuẩn. Nếu bạn không thường xuyên đi lấy cao răng, các mảng bám sẽ ngày càng nhiều, vi khuẩn gây hại ngày càng nhân lên làm ảnh hưởng đến nướu và răng.
Do vi khuẩn xâm nhập
Thông thường những loại thức ăn hằng ngày, hoa quả, rau củ có chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu như không được rửa sạch trước khi sử dụng vi khuẩn sẽ từ đó đi vào khoang miệng và xâm nhập vào nướu gây nên viêm nướu và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong khoang miệng.
Do vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng hằng ngày là điều cần thiết và không thể thiếu trong quá trình bảo vệ sức khỏe răng miệng. Điều này giúp loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa, xác vi khuẩn, các tế bào gây bệnh. Nếu không quan tâm và thực hiện với mục đích chống đối thì nướu sẽ gặp phải tình trạng viêm nhiễm có mủ trắng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, mất cân bằng dinh dưỡng…
Những biến chứng của sưng nướu răng có mủ
Khi bị sưng nướu răng có mủ bạn chủ quan, không quan tâm để nhận biết chúng nhanh hơn và không có cách chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chân răng như viêm chân răng, chân răng có mủ hay viêm chân răng có mủ.
Thế nào là viêm chân răng, bị viêm chân răng
Bị viêm chân răng là tình trạng viêm nhiễm xung quanh chân răng, các tổ chức xung quanh răng và chân răng bị tổn thương gây sưng, viêm, khiến người bệnh bị đau nhức khó chịu. Khi bị viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ lây lan sang các vùng lân cận phá hủy cấu trúc răng và xương bảo vệ chân răng.
Triệu chứng viêm chân răng, chân răng có mủ
- Nướu bị sưng phồng, không còn hồng hào mà chuyển sang màu đỏ thẫm, nướu mềm.
- Vùng chân răng bị sưng đỏ, có túi mủ gây đau nhức.
- Chảy máu chân răng khi khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa, ăn nhai đồ cứng,… thậm chí là tự phát.
- Chân răng có hiện tượng lung lay.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
Viêm chân răng có mủ có nguy hiểm không?
Viêm chân răng có mủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây đau nhức, khó chịu, sưng má, đau đầu, nổi hạch, làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và cuộc sống hằng ngày của con người.
Ngoài ra viêm chân răng còn để lại những hệ lụy nghiêm trọng như:
- Lợi bị tụt về phía chân răng, nướu bị tách ra khỏi chân răng, chân răng bị lộ ra dẫn đến răng bị lỏng lỏe, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai lâu ngày sẽ dẫn đến tiêu xương.
- Bị áp xe răng: Tại vị trí chân răng bị viêm vi khuẩn sẽ tấn công mạnh vào tủy răng bên trong răng gây viêm tủy răng và từ đó sẽ hình thành những ổ áp xe răng gây đau nhức.
- Mất răng: Khi vi khuẩn đã tấn công quá mạnh vào các tổ chức xung quanh chân răng, chân răng sẽ bị mất đi các mô nâng đỡ, răng trở nên lung lay mạnh và thậm chí là một một số răng và một nhóm răng.
Mưng mủ chân răng có nên tự nặn không?
Khi chân răng có mủ và bị mưng mủ chân răng bạn tuyệt đối không được tự ý nặn mủ tại nhà, bởi mình không có đủ chuyên môn và không có những dụng cụ chuyên dụng. Khi nặn mủ thường sẽ kèm theo máu và vi khuẩn, nếu không biết cách vệ sinh vi khuẩn sẽ đi ngược lại vào bên trong lây lan và xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng. Vậy nên nếu bị chân răng có mủ và mưng mủ bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ.
Cách chữa viêm lợi – viêm chân răng có mủ tại nhà
Để tránh tình trạng viêm chân răng có mủ bạn nên thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa bám trong khoang miệng. Ngoài ra, khi đánh răng bạn nên lựa chọn những loại thuốc đánh răng phù hợp và bàn chải đánh răng có đầu lông mềm mịn để không làm tổn thương đến răng, nướu.
Để việc vệ sinh răng miệng mang lại hiệu quả cao, bạn nên thực hiện cùng với nước súc miệng để lấy đi hoàn toàn được những mảnh vụn nhỏ mà bàn chải đánh răng chưa lấy đi hết.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm răng. Tuy nhiên những dụng cụ này rất dễ làm chảy máu lợi và chảy máu chân răng, nên khi sử dụng bạn nên sử dụng lực nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến lợi và răng.
Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế sử dụng những đồ ăn chứa axit, đường, đồ cay nóng để không bị kích kích đến nướu và răng gây viêm chân răng lâu ngày sẽ xuất hiện mủ. Thay vào đó bạn nên ăn những đồ ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin C, B A1, chất xơ,… để giúp cho răng, lợi chắc khỏe, có khả năng chống lại những vi khuẩn gây bệnh.
Cách trị mủ chân răng tại nhà
Nếu bạn đang loay hoay để tìm cho mình một cách trị mủ chân răng, sưng nướu răng có mủ tại nhà mà vẫn chưa biết những cách chữa nào mang lại hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Trị mủ chân răng với hoa cúc
Hoa cúc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giải độc, tiêu xương, làm lành vết thương, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại do đó rất tốt để chữa viêm lợi, sưng nướu răng có mủ.
Hướng dẫn thực hiện
- Cách 1: Chuẩn bị hoa cúc tươi, đem số hoa cúc đó ngầm và rửa thật sạch với nước lọc. Để ráo nước sau đó dùng để hãm với nước nóng uống hằng ngày. Mỗi lần hãm dùng khoảng 3 -5 bông và thực hiện hãm để uống khoảng 2 – 3 lần/ ngày.
- Cách 2: Bạn cũng sẽ chuẩn bị một ít hoa cúc tươi, rửa sạch để ráo nước sau đó đem đi giã nát, vắt lấy nước rồi pha phần nước cốt đó để súc miệng hằng ngày.
Thực hiện 1 trong 2 cách trên trong vòng nửa tháng để những cơn đau thuyên giảm và tình trạng viêm lợi có mủ cũng được cải thiện.
Trị chân răng có mủ bằng lá kinh giới
Khi nhắc đến cách trị mủ chân răng tại nhà, không thể không nhắc đến lá kinh giới. Lá kinh giới là một loại thảo dược từ thiên nhiên được dùng để điều trị những bệnh lý về răng miệng. Lá kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, đặc biệt là giúp cải thiện tình trạng tích tụ mủ trong lợi khi bị viêm.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới, đem ngâm muối khoảng 5 – 10 phút và rửa lại sạch bằng nước để loại bỏ những vi khuẩn bám trên mặt lá.
- Bước 2: Cho phần lá kinh giới đã chuẩn bị vào nồi, cho nước và thêm một chút muối biển rồi đun khoảng 5 phút.
- Bước 3: Sau khi đun xong để cho nước nguội bớt, sau đó chắt lấy phần nước cốt dùng để súc miệng hằng ngày khoảng 2 – 3 lần.
Lưu ý: Trước khi súc miệng cần súc miệng thật sạch để nước lá phát huy tác dụng hiệu quả.
Sử dụng gừng trị mủ chân răng
Nhắc đến gừng thì chắc hẳn ai cũng biết đến công dụng của chúng. Gừng có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh giúp làm sạch khoang miệng, giảm sưng, viêm và hôi miệng do viêm lợi có mủ gây ra.
Cách dùng:
- Chuẩn bị một củ gừng tươi, đem rửa sạch và cắt thành lát mỏng.
- Vệ sinh răng miệng thật sạch sau đó đắp gừng lên vùng lợi bị viêm.
- Đắp khoảng 5 – 10 phút, súc miệng lại bằng nước ấm.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng gừng đem hãm lấy nước uống để giúp tăng sức đề kháng.
- Tuy nhiên gừng có tính nóng nên chỉ thực hiện tối đa 2 lần/ ngày để không làm ảnh hưởng đến nướu.
Sử dụng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm cũng là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị mủ chân răng, sưng nướu răng có mủ tại nhà. Tinh dầu tràm với tính kháng khuẩn, tiêu viêm, loại bỏ những mảng bám trong khoang miệng phá hủy đi môi trường sống của vi khuẩn. Tuy nhiên tinh dầu tràm khá mạnh nên nếu cơ địa không thích hợp sẽ có hiện tượng dị ứng, phát ban, nóng nhẹ.
Cách thực hiện
Với tinh dầu tràm có thể thực hiện một trong 2 cách sau:
- Cách 1: Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm khoảng 225ml, sau đó súc miệng bằng dung dịch đã được pha loãng khoảng 30 giây, nhổ bỏ. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày để mang lại hiệu quả.
- Cách 2: Nhỏ 1 giọt tinh dầu tràm vào kem đánh răng trong mỗi lần vệ sinh răng miệng.
Điều trị chân răng có mủ nha khoa
Sưng nướu răng có mủ nếu ở tình trạng nhẹ thì bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa tại nhà như chúng tôi đã cung cấp ở trên bởi những cách đó cũng đã mang lại hiệu quả cho rất nhiều người sử dụng. Nhưng nếu tình trạng viêm, sưng nướu răng có mủ của bạn ngày càng nghiêm trọng như chảy máu chân răng, chân răng có mủ, răng bị lung lay thì bạn nên đến nha khoa để các bác sĩ có những phương án điều trị kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nha khoa được áp dụng như:
Khi ở tình trạng viêm cấp bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để cô lập ổ viêm nhiễm, ức chế sự tiến triển mạnh của vi khuẩn.
Ngoài ra thuốc kháng sinh chính là cách giảm đau nhanh nhất do các dấu hiệu sưng tấy, sưng nề,…gây ra giúp hỗ trợ nha sĩ trong việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
Khi tình trạng bệnh đã được ổn định bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thủ thật để loại bỏ ổ viêm có mủ.
- Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng, bởi cao răng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại và chúng có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
- Chích rạch ổ mủ để loại bỏ mủ bên trong.
- Lấy dị vật ở mủ.
- Cắt cuống răng để loại bỏ ổ nhiễm trùng.
- Chữa tủy răng.
- Nhổ răng nếu ở trường hợp tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng khiến răng bị hư hại nặng không thể phục hồi, nhổ răng là chỉ định cuối cùng được bác sĩ đưa ra. Sau khi nhổ sau nhổ bác sĩ sẽ nạo sạch vùng viêm nhiễm, ổ mủ.
- Nếu răng khấp khểnh là nguyên nhân vệ sinh khó khăn thì sau điều trị có thể cân nhắc phương án nắn chỉnh răng đều đặn để giúp cho việc vệ sinh dễ dàng hơn.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về sưng nướu răng có mủ và cách điều trị như thế nào để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh, hy vọng những kiến thức đó sẽ giúp ích cho bạn. Bạn cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của Nha khoa và đời sống để có những kiến thức khác về răng miệng nhé!