Sưng lợi là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp. Thường gây đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy nên cần có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn tình trạng sưng lợi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra cách chữa nhanh và hiệu quả nhất nhé!
Thế nào là bị sưng lợi?
Sưng lợi là do vi khuẩn tấn công mạnh làm cho lợi bị sưng phồng, gây đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu làm suy giảm chức năng ăn nhai và ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
Những dấu hiệu nhận biết khi bị sưng lợi:
- Lợi bị sưng phồng, phì đại và có màu đỏ thẫm.
- Nướu mềm và xốp, chạm vào đau nhức.
- Trên răng có nhiều mảng bám.
- Chảy máu khi ăn đồ cứng và vệ sinh răng miệng.
- Hôi miệng.
- Răng có hiện tượng lung lay.
Tại sao lợi bị sưng?
Mảng bám cao răng
Cao răng bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách và chưa biết cách chăm sóc răng miệng làm sao để đảm bảo cho răng được tốt nhất. Từ đó các mảng bám trên răng ngày càng nhiều, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây hại cho nướu và chân răng. Dẫn đến tình trạng lợi bị sưng phồng to, thậm chí là chứa mủ bên trong nếu không được điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó còn làm ăn mòn men răng, răng bị yếu đi dẫn đến hiện tượng sâu răng, răng bị lung lay, nặng có thể là mất răng.
Do mọc răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khi các răng vĩnh viễn đã được mọc cố định trên hàm, xương hàm đã được ổn định, nướu cũng đã cứng lại nên khi răng 8 mọc lên sẽ không còn đủ vị trí để mọc như các răng bình thường.
Chính bởi vậy nên khi răng khôn mọc sẽ không tách được khỏi lợi hoặc chỉ mọc ngay trên bề mặt lợi, làm cho lợi bị sưng phồng. Khi răng chỉ mọc lên được 1 chút sẽ để lại những lỗ hổng giữa lợi và răng làm cho vụn thức ăn dễ bị mắc vào.
Răng khôn là răng mọc trong cùng nên việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn, khó loại bỏ những mảng bám đó. Lâu ngày những thức ăn đó sẽ được vi khuẩn gây hại giúp phân hủy, từ đó vi khuẩn sẽ ngày càng tăng trưởng và tấn công mạnh vào lợi làm cho lợi bị sưng.
Ngoài ra, răng khôn còn có hiện tượng mọc lệch và mọc ngầm. Khi các răng được mọc sâu bên trong lợi thường có hiện tượng đâm vào các mô nướu xung quanh, làm cho lợi bị tổn thương dẫn đến sưng lợi. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gay ra viêm lợi.
Do các bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng cũng là một trong những tác nhân gây nên lợi bị sưng phồng như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng, viêm tủy răng. Những bệnh lý này đều là do việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, do răng có quá nhiều mảng bám tạo môi trường sống cho vi khuẩn phát triển. Thường gây đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Do thói quen vệ sinh răng miệng
Đánh răng là một trong những công đoạn không thể thiếu trong quá trình vệ sinh răng miệng giúp mang đến một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng và hơi thở thơm tho. Tuy nhiên nếu đánh răng không đúng cách sẽ làm cho lợi bị tổn thương dẫn đến sưng lợi.
Lợi bị sưng chủ yếu là do sử dụng bàn chải có đầu lông quá cứng làm cho lợi bị tổn thương, chảy máu khiến lợi bị sưng. Cùng với bàn chải đánh răng khi vệ sinh răng miệng nếu dùng lực quá mạnh tác động lên răng và lợi cũng làm cho lợi bị trầy, chảy máu, làm cho vi khuẩn gây hại trong khoang miệng thâm nhập vào những phần bị tổn thương đó đi vào trong gây hại.
Ngoài việc sử dụng bàn chải đánh răng thì việc sử dụng tăm răng hay chỉ nha khoa cũng là tác nhân gây ra sưng lợi. Lợi mềm và rất dễ bị tổn thương do bị một lực mạnh tác động vào. Vậy nên khi sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi thức ăn thừa trong các kẽ răng bạn nên dùng lực nhẹ nhàng, không nên sử dụng lực quá mạnh sẽ làm cho lợi bị chảy máu.
Do chế độ ăn uống không hợp lý
Ăn những đồ ăn cay nóng, đồ có gas và các chất kích thích như bia, rượu. Khi sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nướu. Bên cạnh đó, còn làm cho cơ thể căng thẳng, dần giảm đi khả năng ăn uống, dẫn đến hàm lượng dưỡng chất đưa vào cơ thể bị thiếu hụt dẫn đến lợi bị ảnh hưởng đáng kể. Các chất kích thích còn làm tăng quá trình tiết axit gây chảy máu lợi dẫn đến sưng lợi.
Ngoài ra khi ăn những đồ ăn quá cứng cũng làm cho lợi bị tổn thương nghiêm trọng, làm cho lợi bị chảy máu.
Ngoài ra còn do: hút thuốc lá, thiếu vitamin, thay đổi hormone trong cơ thể, tác dụng phụ của thuốc,…
Đau răng sưng lợi có nguy hiểm không?
Đau răng sưng lợi nếu ở tình trạng nhẹ thì cũng không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu không quan tâm và không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, mà nặng nhất là mất răng.
Mất răng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của biến chứng đau răng sưng lợi. Mất răng là khi tình trạng đau răng sưng lợi kéo dài dẫn đến hình thành các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, nướu sẽ bị bóc tách khỏi chân răng và dịch chuyển dần về phía chóp răng, làm chân răng lộ ra bề mặt gây nên bệnh tụt nướu.
Khi tình trạng viêm phát triển tới tình trạng quá nặng, các tổ chức quanh răng đã bị phá hủy, các dây chằng, mô nướu ở chân răng bị hỏng hoàn toàn. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến nhiều hệ thống xương nâng đỡ răng, làm cho xương ổ răng bị tiêu mất, răng bị lung lay, cuối cùng phải nhổ bỏ răng.
Khi bị mất răng sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng như việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn dẫn đến kém ngon miệng, tạo cảm giác chán ăn, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng, táo bón,…. nặng hơn là tiêu xương hàm do không có lực nhai kích thích. Mất răng còn làm diện mạo khuôn mặt bị thay đổi, vùng da quanh miệng chảy xệ.
Ngoài ra còn tác động xấu đến các răng còn lại, răng đối diện răng mất có thể trồi lên hoặc thụt xuống, các răng lân cận dễ bị lung lay, tăng nguy cơ mất thêm răng gây mất thẩm mỹ, phát âm không chính xác.
Qua đó cho thấy đau răng sưng lợi để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe của cơ thể. Vậy nên cần có những biện pháp chữa đau răng sưng lợi hiệu quả.
Biện pháp chữa sưng lợi hiệu quả
Lấy cao răng
Cao răng là một trong những tác nhân chính gây đau răng sưng lợi và ảnh hưởng đến các bệnh lý răng miệng khác, mang lại hơi thở thơm tho không còn mùi hôi khó chịu. Vậy nên, bạn cần đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần để loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Đồng thời bác sĩ sẽ phát hiện ra những bệnh lý răng miệng nhanh hơn, từ đó có cách xử lý kịp thời để không làm ảnh hưởng đến răng miệng.
Lấy cao răng bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau đây
- Bước 1: Bác sĩ sẽ khám và kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn trước đó.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng..
- Bước 3: Lấy cao răng bằng những vật dụng chuyên dùng.
- Bước 3: Vệ sinh lại răng miệng và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng.
Sử dụng nước súc miệng
Ngoài việc đánh răng hằng ngày thì việc sử dụng nước súc miệng cũng là một trong những việc nên thực hiện song song, để giúp quá trình làm sạch răng miệng được diễn ra tốt hơn. Từ đó giúp loại bỏ hoàn toàn những mảnh vụn thức ăn, da khô trong miệng và xác vi khuẩn gây bệnh có bám trong răng miệng.
Ngoài ra nước súc miệng có tính kháng khuẩn rất cao giúp làm cho vết sưng lợi nhanh chóng lành lại.
Nước súc miệng bạn có thể sử dụng như: Nước súc miệng Plasma Kare
Sản phẩm đang được nhiều nha khoa khuyên dùng với một số đặc điểm như sau:
- Thành phần: Nano bạc plasma nguyên chất, Potassium Sorbate, Sodium Chloride, Menthol, PEG-40 Hydrogenated Castor Oil, Nước tinh khiết, Sorbitol.
- Công dụng: Loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, duy trì độ ẩm tự nhiên trong khoang miệng, hạn chế một số bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng,… giúp răng chắc khỏe hơn. Ngoài ra sản phẩm cũng giúp bạn có được hơi thở thơm mát tự nhiên.
- Đối tượng sử dụng: Nước súc miệng Plasma Kare phù hợp sử dụng với nhiều đối tượng. Phụ nữ đang mang bầu và trẻ nhỏ có thể sử dụng theo chỉ dẫn của nha sĩ.
- Cách sử dụng: Bình thường, bạn nên dùng nước Plasma Kare súc miệng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sau khi đánh răng.
Chườm đá lạnh và chường nóng
Đá lạnh có tác dụng làm các mạch máu nhỏ co lại dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại, giảm tuần hoàn máu tại chỗ và gây tê vùng mô lợi bị tổn thương, từ đó làm giảm chảy máu, sưng đỏ và đau nhức. Hơi lạnh có tác dụng hỗ trợ kiểm soát viêm và sưng hiệu quả.
Ngoài chườm đá lạnh thì chườm nóng cũng có tác dụng làm tăng cấp máu, kích thích thải trừ chất độc giúp giảm đau và sưng.
Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý chỉ cần chườm lên mặt chứ không chườm trực tiếp lên vùng nướu răng bị đau, vì như vậy sẽ rất dễ gây tổn thương đến nướu.
Cách làm phổ biến là đắp một miếng vải đã ngâm nóng hoặc đá lạnh lên vùng má chỗ nướu đang sưng. Ngoài ra có thể thay bằng túi chườm để tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Sử dụng lô hội
Lô hôi (hay còn gọi là nha đam) là một trong những sản phẩm tự nhiên có thể điều trị đau răng sưng lợi hiệu quả. Bởi vì chất nhầy có trong nha đam có tác dụng chống viêm hiệu quả giúp, làm giảm các triệu chứng đau nhức răng viêm lợi.
Bạn chuẩn bị 1 nhánh nha đam, đem rửa sạch nhựa để tránh gây ngứa cho miệng. Sau đó bôi nhẹ nhàng gel nha đam vào chỗ nướu đang sưng và súc miệng lại thật sạch với nước ấm.
Bằng mật ong
Mật ong là một nguyên liệu từ thiên nhiên nên rất lành tính. Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm cao giúp làm lành phần sưng lợi nhanh chóng, ngoài ra còn giúp giảm đau hiệu quả.
Dùng tăm bông thấm một ít mật ong sau đó bôi trực tiếp lên phần lợi bị sưng, không cần súc miệng lại bởi mật ong có tác dụng tốt cho dạ dày nên bạn có thể nuốt chúng.
Với những kiến thức đã chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi sưng lợi. Hãy cùng theo dõi những bài viết tiếp theo của Nha khoa và đời sống để có những bài thuốc hữu hiệu nhé!